Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 luận văn ths 2015 (Trang 116)

Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông của Tổng công ty gắn liền với phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ chính trị trên từng địa bàn, do vậy cơ quan Nhà nước hay cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ Giao thông vận tải cần có sự hỗ trợ kịp thời Tổng công ty trong quá trình thi công công trình, tránh trường hợp bị gián đoạn thi công. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều chịu sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, việc đổi mới và hoàn thiện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp. Để tạo điều kiện cho việc phân tích tài chính trong các doanh nghiệp có hiệu quả Nhà nước cần có những thay đổi sau:

- Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó luật kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ, chính xác sẽ tạo ra môi trường tốt, lành mạnh, an toàn thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

- Công tác tài chính cần được đưa vào thành quy định với các doanh nghiệp bởi đó là tiền đề để công việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Nhà nước cần có quy định chặt chẽ về sổ sách, chứng từ, chế độ báo cáo.

- Tuy có hệ thống máy tính đã giảm đi một phần phức tạp trong công tác kế toán nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu các quy chế, nguyên tắc cụ thể. Nhà nước cần sớm ban hành những chuẩn mực kế toán riêng phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta, ban hành các thông tư văn bản hướng dẫn, tư vấn các doanh nghiệp làm tốt công tác kế toán ở đơn vị mình.

- Nhà nước cần tổ chức công tác kiểm toán, vì nó sẽ tạo ra một môi trường tài chính lành mạnh cho các doanh nghiệp, tạo ra một hệ thống thông tin chuẩn xác cung cấp cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp.

108

- Nhà nước cần ban hành bổ sung các văn bản pháp lý liên quan đến việc sử dụng vốn nhà nuớc tại doanh nghiệp để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại các doanh nghiệp Nhà nước.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những tiêu chí đánh giá một cách toàn diện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đánh giá lại giá trị vốn, tài sản và việc xử lý nợ trong khu vực doanh nghiệp, có biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp. Có biện pháp xử lý các doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, làm ăn thua lỗ kéo dài, không có khả năng khôi phục. Đồng thời, đề nghị làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp cao hơn trong vấn đề quản lý vốn, tài sản.

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về phân tích tài chính doanh nghiệp như quy định về tổ chức bộ máy, quy trình thực hiện, hệ thống chỉ tiêu, phương pháp nghiệp vụ, trách nhiệm cung cấp thông tin để định hướng cho các doanh nghiệp nói chung và Cienco 8 nói riêng hiểu được vai trò của phân tích tài chính trong hệ thống công cụ quản lý. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

- Nhà nước cần xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam để mở rộng kênh dẫn vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các quỹ, các công ty tài chính trên thị trường để Tổng công ty có thể huy động vốn dễ dàng hơn, có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh.

109

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi đầu tiên và quan trọng là phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ để có điều kiện cạnh tranh và tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mặt khác, theo quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hội nhập với khu vực và quốc tế, các quan hệ kinh tế tài chính ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành phân tích tài chính, nhằm làm cho kết quả phân tích ngày càng có tác dụng và trở nên hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Với ý nghĩa đó, có thể nói phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những công cụ quan trọng giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện giữ được tình hình tài chính luôn ở trạng thái ổn định và lành mạnh, hạn chế thấp nhất những rủi ro tài chính cho doanh nghiệp để công việc sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển.

Qua thời gian nghiên cứu tại Tổng công ty, đề tài : “Phân tích tài chính Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8’’ đã được hoàn thành. Qua đề tài này, có thể rút ra những kết luận sau:

Thứ nhất, đề tài góp phần đánh giá đúng thực trạng nội dung tài chính tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8.

Thứ hai, trên cơ sở lý luận thực tiễn, đề tài đã góp phần hoàn thiện vào việc phân tích thực trạng hoạt động tài chính của Cienco8 đồng thời chỉ rõ mặt hạn chế, bất cập và những nguyên nhân của hạn chế.

Thứ ba, kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu qủa tài chính, hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty.

Những đóng góp tuy có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về kiến thức và điều kiện, khả năng nghiên cứu nên em rất mong nhân được sự đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo, các chuyên gia để đề tài được hoàn thiện hơn.

110

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thị Bằng, 2012. Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Đức Việt.

Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. 2. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ, 2009. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

3. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà, 2010. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

4. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà, 2009. Phân tích tài chính doanh nghiệp lý thuyết và thực hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

5. Nguyễn Văn Dự, 2010. Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại thiết bị viễn thông tin học. Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

6. Nguyễn Tuấn Dương, 2014. “Làm thế nào để trở thành nhà phân tích tài chính xuất sắc”.Cafef.vn, số 6/2014, [Báo điện tử]

< http://cafef.vn/doanh-nghiep/ban-can-lam-gi-de-tro-thanh-nha-phan-tich-tai-

chinh-xuat-sac-2015010614475434315.chn> [Ngày truy cập: 17 tháng 7 năm 2014].

7. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển, 2010. Tài chính doanh nghiệp, Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

8. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 9. Công ty Luật Minh Khuê, 2014. “Những vấn đề cơ bản về phân tích báo cáo tài chính”.Luật Minh Khuê.số 5/2014, [Báo điện tử]

<https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-phap-luat-thue/nhung-van-de-co-ban-phan-

tich-bao-cao-tai-chinh.aspx> [Ngày truy cập: 11 tháng 6 năm 2014].

10. Bùi Văn Lâm, 2011. Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Vinaconex25. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Đại học Đà Nẵng.

11. Lý Hùng Sơn, 2012. Phân tích tài chính Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.

12. Ngô Thị Tân Thành, 2010. Phân tích tài chính Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

111

13. Trần Ngọc Thơ, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

14. Nguyễn Thị Cẩm Thúy, 2013. Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 15. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, 2011, 2012, 2013, 2014. Báo cáo tài chính Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 các năm 2011, 2012, 2013. 2014.

112

PHỤ LỤC

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2011 - 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +(-) % +(-) % DThu BH & CCDV 816.067 745.149 2.162.872 (70.918) -8,69% 1.417.723 190,26% Các khoản giảm trừ doanh thu 20 11 (20) -100% 11 100% DTT về BH & CCDV 816.046 745.149 2.162.860 (70.897) -8,69% 1.417.711 190,26% Giá vốn hàng bán 781.994 719.102 2.165.571 (62.892) -8,04% 1.446.469 201,15% Lợi nhuận gộp về BH&DV 34.051 26.046 -2.710 (8.005) -23,51% (28.756) -110,40%

Doanh thu tài chính 19.942 19.560 73.611 (382) -1,92% 54.051 276,33%

Chi phí tài chính 8.967 28.872 24.586 19.905 221,98% (4.286) -14,84%

Trong đó: chi phí lãi

vay 4.334 28.430 24.452 24.096 555,98% (3.978) -13,99%

Chi phí bán hàng 360 26 (334) -92,78% (26) -100%

Chi phí QLDN 38.369 34.758 36.618 (3.611) -9,41% 1.860 5,35%

Lợi nhuận thuần từ

HĐKD 6.296 -18.051 9.697 (24.347) -386,71% 27.748 -153,72%

Thu nhập khác 288 28.905 1.584 28.617 9936,46% (27.321) -94,52%

Chi phí khác 169 7.844 9.008 7.675 4541,42% 1.164 14,84%

Lợi nhuận khác 119 21.060 -7.423 20.941 17597,48% (28.483) -135,25% Tổng lợi nhuận kế

toán trƣớc thuế 6.415 3.009 2.273 (3.406) -53,09% (736) -24,46%

Thuế TNDN 1.847 971 572 (876) -47,43% (399) -41,09%

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 luận văn ths 2015 (Trang 116)