Kết quả kiểm tra tính đa kháng của Salmonella spp phân lập từ phân chó viêm ruột tiêu chảy cấp tính, mạn tính với các loại thuốc kháng

Một phần của tài liệu kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của E.coli và salmonella spp PHân lập từ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn (Trang 76)

4. Kết quả và thảo luận

4.3.1.3. Kết quả kiểm tra tính đa kháng của Salmonella spp phân lập từ phân chó viêm ruột tiêu chảy cấp tính, mạn tính với các loại thuốc kháng

phân chó viêm ruột tiêu chảy cấp tính, mạn tính với các loại thuốc kháng sinh và thuốc hoá học trị liệu

Hiện t−ợng vi khuẩn đa kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh đang là một trong những vấn đề hết sức lo ngại. Hiện t−ợng này xảy ra ngày càng mạnh ở nhiều loại vi khuẩn do đặc điểm di truyền của các vi khuẩn này qua các plasmid (là các ADN vòng) mang nhiều gen kháng thuốc, các gen này th−ờng nằm trong các gen ‘ nhảy’. Trong đó E.coli là một điển hình trong khả năng tạo nên các chủng có chứa các gen kháng với nhiều loại kháng sinh. Sự đa kháng xảy ra càng nhiều ở các môi tr−ờng tiếp xúc nhiều với kháng sinh nh− ở các bệnh viện, bệnh viện thú y. Theo Prescot et al (2002) cho biết sự tăng tính đa kháng của các vi khuẩn đ−ờng ruột và các Enterococcus spp

th−ờng do sự thay đổi nhiều lần nhiều lọai thuốc khác nhau...

Kết quả kiểm tra tính đa kháng của Salmonella Sp phân lập từ phân chó bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính với các loại thuốc kháng sinh và thuốc hóa học trị liệu:

Để hiểu rõ tính đa kháng của các chủng phân lập đ−ợc ở cả 2 thể cấp tính và mạn tính với các loại thuốc kháng sinh và thuốc hoá học trị liệu, chúng tôi tiến hành kiểm tra sự đa kháng của các chủng Salmonella spp phân lập đ−ợc với các loại thuốc kháng sinh thí nghiệm. Kết quả đánh giá sự đa kháng

với 12 loại thuốc trừ Penicillin* do không mẫn cảm tự nhiên với Salmonella.

Trong số 9 chủng Salmonella mà chúng tôi kiểm tra có duy nhất một chủng là đơn kháng với Ampicillin, chiếm tỉ lệ 11,11%. Các chủng còn lại đều là đa kháng. Mức độ đa kháng cao nhất là đa kháng với 7 loại thuốc. Cụ thể kết quả kiểm tra đ−ợc chúng tôi trình bày ở bảng 4.11.

Qua bảng 4.11, chúng tôi thấy trong số 9 chủng Salmonella phân lập từ phân chó viêm ruột tiêu chảy cấp tính, sự đa kháng cao nhất là kháng với 6 loại thuốc, số chủng đa kháng với 6 loại thuốc là 1, chiếm tỉ lệ 11,11%. Cũng chỉ có 1 chủng kháng với 1 loại thuốc, chiếm tỉ lệ11,11%. Các chủng chủ yếu đa kháng với 2, 3 loại thuốc. Trong đó 2 chủng (22.22%) kháng 2 loại thuốc, 3 chủng (33,33% kháng 3 loại thuốc. Các thuốc bị kháng là Ampicillin, SXT, Erythromycin và AMC. Tổng số các chủng Salmonella spp đa kháng là 7 chủng chiếm 77,77%.

Bảng 4.11. Tính đa kháng của Salmonella spp phân lập từ phân chó viêm

ruột tiêu chảy cấp tính, mạn tính với các loại thuốc kháng sinh

Tính đa kháng Salmonella spp cấp tính (n=9) Salmonella spp mạn tính (n=9) Số thuốc Salmonella Sp kháng lại Số chủng kháng Tỉ lệ (%) Số chủng kháng Tỉ lệ (%) 2 2 22,22 0 0 3 3 33,33 0 0 4 1 11,11 0 0 5 0 0 3 33,33 6 1 11,11 4 44,44 7 0 0 2 22,22 Tổng số 7 77,77 9 100

Deleted: Nh− vậy sự đa kháng của các chủng Salmonella Sp ở thể cấp tính cũng ch−a cao, do các chủng này ch−a tiếp xúc nhiều với các thuốc điều trị, do khi chó mới bị tiêu chảy có thể ch−a đ−ợc điều trị bằng các thuốc kháng sinh. Còn với các chủng phân lập từ phân chó tiêu chảy mạn tính, cơ hội tiếp xúc với các thuốc kháng sinh nhiều nên tính kháng của các vi khuẩn tăng lên cả về tỉ lệ với từng loại thuốc cũng nh− là sự đa kháng.ả

Nh− vậy sự đa kháng của các chủng Salmonella Sp ở thể cấp tính ch−a

cao, do các chủng này ch−a tiếp xúc nhiều với các thuốc điều trị, do khi chó

mới bị tiêu chảycó thể ch−a đ−ợc điều trị bằng các thuốc kháng sinh. Còn với

các chủng phân lập từ phân chó tiêu chảy mạn tính, cơ hội tiếp xúc với các

thuốc kháng sinh nhiều nên tính kháng của các vi khuẩn tăng lên cả về sự đơn

kháng với từng loại thuốc cũng nh− sự đa kháng.

Kết quả kiểm tra tính đa kháng của Salmonella Sp phân lập từ phân chó bị viêm ruột tiêu chảy mạn tính với các loại thuốc kháng sinh và thuốc hóa học trị liệu.

Tỉ lệ kháng với từng loại thuốc của các chủng Salmonella gây bệnh mạn tính cao hơn các chủng gây bệnh cấp tính. Có tỉ lệ cao nh− vậy là do các chủng đa kháng với nhiều loại thuốc hơn.

Qua bảng 4.11, chúng tôi thấy so với tr−ờng hợp cấp tính sự đa kháng của các chủng Salmonella ở thể mạn tính đã tăng lên nhiều. Tổng số chủng

Salmonella Sp đa kháng là 9 chiếm tỉ lệ 100%. Đa kháng cao nhất là kháng với 7 loại thuốc với tỉ lệ 22,22%. Hơn nữa đã không còn chủng nào chỉ còn kháng với 2, 3, 4 loại thuốc.

Hầu hết các chủng đa kháng với 5 loại thuốc (3 chủng chiếm tỉ lệ 33,33%) và 6 loại thuốc (4 chủng - 44,44%). Tạo nên sự đa kháng với nhiều loại thuốc nh− vậy là do các chủng Salmonella này đều kháng hoàn toàn với cả 5 loại thuốc là Erythromycin, Ampicillin, Gentamycin, AMC và SXT.

Với Chloramphenicol tỉ lệkháng cũng tăng lên từ 22,22% lên 44,44%. Polymycin B cũng đã tăng tỉ lệ kháng từ 0% lên 11,11%. Riêng Nitrofurantoin và Norfloxacin vẫn không có chủng nào kháng trong cả 2 tr−ờng hợp. Ciprofloxacin và Ofloxacin tỉ lệ kháng không thay đổi vẫn là 11,11% và 22,22%.

Qua phân tích số liệu bảng 4.11, cho chúng tôi thấy trong tr−ờng hợp viêm ruột tiêu chảy cấp tính tỉ lệ đa kháng là 77,77%, số thuốc mà các chủng

Salmonella kháng lại chủ yếu là 2, 3, 4 thì trong tr−ờng hợp mạn tính không có chủng nào kháng lại 2, 3, 4 thuốc. Sự đa kháng nhiều nhất trong tr−ờng hợp cấp tính là kháng với 6 loại thuốc với tỉ lệ11,11%. Trong tr−ờng hợp mạn tính tỉ lệ đa kháng chung là 100%, với 2 chúng kháng 7 loại thuốc, tỉ lệ 22,22%. Số loại thuốc ít nhất mà Salmonella trong tr−ờng hợp mạn tính kháng là 5, chiếm tỉ lệ 33,33%. Có đến 4 chủng kháng lại 6 loại thuốc, chiếm 44,44% trong số 9 chủng Salmonella phân lập từ phân chó viêm ruột tiêu chảy mạn tính. Điều này cho thấy rõ mức độ đa kháng của các chủng mạn tính là cao hơn. Nguyên nhân của hiện t−ợng này là do thời gian tiếp xúc của các chủng vi khuẩn khi chó bị viêm ruột tiêu chảy mạn tính dài. Sự tích hợp các gen đơn kháng nhiều hơn, dẫn đến một tổ hợp đa kháng với nhiều loại thuốc hơn so với các vi khuẩn trong tr−ờng hợp cấp tính. Trên thực tế các thuốc bị kháng trong tr−ờng hợp Salmonella phân lập từ phân chó viêm ruột tiêu chảy mạn tính đều là các thuốc mà Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ hay sử dụng. Đặc biệt Gentamicin đ−ợc sử dụng điều trị rất nhiều khi chó bị viêm ruột tiêu chảy và viêm phổi. Chính điều này đã dẫn đến hiện t−ợng tăng tỉ lệ kháng từ 33,33% trong tr−ờng hợp cấp tính lên 100% trong tr−ờng hợp mạn tính.

Tính kháng đơn thuốc và đa thuốc của vi khuẩn trong tr−ờng hợp mạn tính tăng hơn so với tr−ờng hợp cấp tính. Điều này cũng là nguyên nhân và cũng là hậu quả của việc điều trị kéo dài các loại thuốc kháng sinh. Vì vậy khi tiến hành điều trị bệnh do nhiễm khuẩn, nên làm thí nghiệm kiểm tra tính mẫn cảm của các vi khuẩn đối với thuốc tr−ớc khi điều trị để có đ−ợc lựa chọn thích hợp.

4.3.1. Kiểm tra tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ phân chó viêm ruột tiêu chảy cấp tính, mạn tính với một số thuốc kháng sinh và thuốc hoá học trị liệu

Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ phân chó viêm ruột tiêu chảy cấp với các thuốc kháng sinh và thuốc hoá học trị liệu

Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra tính đơn kháng của E.coli phân lập từ phân

chó viêm ruột tiêu chảy cấp tính và mạn tính

Tính kháng E.coli cấp tính (n=11) E.coli mạn tính (n=15) Stt Tên kháng sinh Số chủng Tỉ lệ (%) Số chủng Tỉ lệ (%) 1 Ciprofloxacin 0 0 1 6,67 2 Norfloxacin 0 0 1 6,67 3 Ofloxacin 0 0 4 26,67 4 Nitrofurantoin 0 0 0 0 5 Polymycin B 0 0 2 13,33 6 Chloramphenicol 0 0 1 6,67 7 Gentamicin 1 9,09 4 26,67 8 Erythromycin 2 18,18 7 46,47 9 Ampicillin 5 45,46 8 53,33 10 AMC 3 27,27 5 33,33 11 SXT 3 27,27 4 26,67 12 Penicillin* 11 100 15 100

Với kết quả ở bảng 4.12, cho thấy các chủng E.coli chúng tôi phân lập đ−ợc từ bệnh viêm ruột tiêu chảy cấp tính ở các con chó bị bệnh thì các chủng E.coli này có tỉ lệ kháng với các thuốc kiểm tra không cao ( trừ Penicillin* là thuốc dùng để đối chứng tỉ lệ kháng là (100%). Ampicillin là thuốc có tỉ lệ kháng cao nhất 5/11 chủng kháng chiếm (45,46%), sau đó là SXT và AMC có số chủng kháng là 3/11 chủng kiểm tra chiếm (27,27%), Erythromycin có 2/11 chủng kháng lại chiếm (18,18%). Cuối cùng là Gentamycin chỉ có 1/11 chủng kháng lại

Deleted: : Deleted: ả

chiếm (9,09%) số chủng kiểm tra. Các thuốc còn lại thì không có chủng E.coli kiểm tra nào kháng lại.

Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ phân chó viêm ruột tiêu chảy mạn tính với các thuốc kháng sinh và thuốc hoá học trị liệu: Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.12, cho thấy kết quả trên phù hợp với một số nghiên cứu khẳng định: khả năng kháng kháng sinh của các vi khuẩn E.coli phát triển nhanh chóng, nhất là đối với Gentamycin và Flouroquinolon. Khoảng 10% các chủng kháng với Gentamycin. Nếu tần số đề kháng với Flouroquinolon là kém hơn thì tính kháng lại tăng nhanh trong những năm gần đây (Thanh Thuận, 2005 (dịch) [38].

0 10 20 30 40 50 60 Số chủng Tỉ lệ (%) Số chủng Tỉ lệ (%) (n=11) (n=15) E.coli cấp tính E.coli mạn tính Tính kháng 1 Ciprofloxacin 2 Norflo xacin 3 Ofloxacin 4 Nitrofurantoin 5 P olymycin B 6 Chloramphenicol 7 Gentamicin 8 Erythromycin 9 A mpicillin 10 AM C

Biểu đồ 4.4. So sánh tính đơn kháng của E.coli phân lập từ phân chó viêm

ruột tiêu chảy cấp tính và mạn tính

Thuốc có số chủng E.coli kháng cao nhất trong các thuốc kiểm tra là

Deleted:

Ampicillin (với 8/15 chủng kháng) tỉ lệ kháng là 53,33%, sau đó tới Erythromycin (7/15 chủng kháng) tỉ lệ kháng là 46,67% cuối cùng là Norfloxacin, Ciprofloxacin và Chloramphenicol từ 0% tỉ lệ chủng kháng (ở thể cấp tính) đã tăng tỉ lệ chủng kháng lên 6,67% (ở thể mạn tính). Kết quả này cho thấy đã có sự tăng rõ rệt tính kháng thuốc của các chủng E.coli phân lập từ các mẫu viêm ruột tiêu chảy mạn tính so với các chủng phân lập ở chó viêmruột cấp tính.

Điều này có thể lý giải nh− sau do những chó mắc bệnh thể mạn tính th−ờng là những chó tr−ởng thành và đã đ−ợc điều trị nhiều với các thuốc kháng sinh, không chỉ với bệnh viêm ruột tiêu chảy mà còn với các bệnh nhiễm khuẩn khác nên các chủng vi khuẩn E.coli ở trong cơ thể của các chó này ở trong cơ thể của các chó này đã đ−ợc tiếp xúc với các thuốc kháng sinh, do vậy tỉ lệ kháng sẽ cao hơn ở thể bệnh cấp tính. Do E.coli là một vi khuẩn có tính truyền kháng mạnh dẫn tới sự tăng tính kháng của vi khuẩn với nhiều loại thuốc kháng sinh. Theo Nguyễn Ph−ớc T−ơng ( 2002) [26] nêu sự có mặt của kháng sinh trong môi tr−ờng sống của vi khuẩn sẽ có tác dụng làm hoạt hóa các gen kháng lại thuốc đã có sẵn trong vi khuẩn nh−ng tồn tại d−ới dạng các gen ‘im lặng’ thức dậy và hoạt động làm sản sinh ra một protein mới có khả năng loại trừ kháng sinh.

So sánh tỉ lệ kháng thuốc giữa các chủng E.coli phân lập từ phân chó viêm ruột tiêu chảy cấp tính và mạn tính.

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng tỉ lệ kháng thuốc ở các chủng E.coli phân lập từ phân chó bị viêm ruột tiêu chảy mạn tính cao hơn ở thể cấp tính. Kết quả đ−ợc trình bày cụ thể ở bảng 4.12.

Các thuốc thụôc nhóm Flouroquinolon ở thể cấp tính có tỉ lệ 0% chủng

E.coli kháng nh−ng ở thể mạn tính đã có sự kháng lại của một số chủng vi khuẩn (Ciprofloxacin có 6,67% chủng kháng, Norfloxacin có 6,67% chủng kháng,

Ofloxacin có 26,67% chủng kháng). Các thuốc còn lại (trừ Penicillin*) đều có tỉ lệ kháng ở thể bệnh mạn tính cao hơn ở thể cấp tính. Chỉ duy nhất thuốc Nitrofurantoin không có chủng E.coli nào ở cả 2 thể bệnh kháng.

Đã có sự giảm rõ rệt tính đơn kháng của E.coli phân lập từ phân chó viêm ruột tiêu chảy ở thể mạn tính so với thể cấp tính. Ng−ợc lại có sự tăng nhanh tính đa kháng của các chủng E.coli phân lập ở thể mạn tính so với thể cấp tính. So sánh mức độ kháng thuốc của các chủng E.coli phân lập từ phân chó viêm ruột tiêu chảy ở thể mạn tính so với thể cấp tính cho thấy rằng E.coli

là một vi khuẩn có tính truyền kháng mạnh, dẫn tới sự tăng tính kháng của vi khuẩn với nhiều loại thuốc kháng sinh. Hơn thế nữa, mọi chủng E.coli đều là trung tâm thu và truyền kháng lớn nhất, chúng lại c− trú ở phần sau của đ−ờng tiêu hóa, nên th−ờng xuyên đ−ợc thải ra ngoài. Do vậy lại càng tăng tính truyền kháng giữa các chủng với nhau và giữa E.coli với các vi khuẩn khác. Điều này rất nguy hiểm gây nên hiện t−ợng nhờn thuốc ở ng−ời và động vật trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn dẫn tới nguy cơ mất tác dụng kháng khuẩn của các thuốc kháng sinh.

Một phần của tài liệu kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của E.coli và salmonella spp PHân lập từ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn (Trang 76)