Kháng sinh ức chế quá trình tổng hợp nucleotid

Một phần của tài liệu kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của E.coli và salmonella spp PHân lập từ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn (Trang 33)

Hiện nay có khoảng 30 chất có tác dụng phá huỷ sự trao đổi RNA và khoảng 20 chất có tác dụng phá huỷ sự trao đổi chất DNA nh− Actinomycin, Mitomycin, Novobiocin… Các kháng sinh này tạo phức không hoà tan với acid nucleic. Các acid nucleic là thành phần chung của mọi tế bào vi khuẩn, ng−ời và động vật. Kháng sinh thuộc nhóm này rất độc, chỉ dùng khi thật cần thiết.

2.4.4. Ph−ơng pháp xác định độ mẫn cảm của vi khuẩn gây bệnh đối với một số thuốc kháng sinh và thuốc hoá học trị liệu

Ngày nay nhiều loại kháng sinh mới −u việt hơn ra đời đã có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nh−ng bên cạnh đó sự lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng một cách bừa bãi không theo nguyên tắc đã dẫn đến tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng phát triển. Nó đã gây khó khăn cho công tác điều trị lâm sàng trong nhân y cũng nh− thú y. Việc sử dụng kháng sinh để chữa bệnh gặp nhiều thất bại do không dễ dàng lựa chọn đ−ợc loại thuốc thích hợp, có tác dụng tốt đối với loại vi khuẩn gây bệnh đó.

Trong lâm sàng việc lựa chọn kháng sinh để điều trị sao cho có hiệu quả là một việc làm không đơn giản. Một trong những h−ớng lựa chọn thuốc đó là thí nghiệm xác định sự mẫn cảm của các vi khuẩn gây bệnh với một số thuốc kháng sinh (Antimicrobial sensitivity test) hay còn gọi là kháng sinh đồ.

Kháng sinh đồ là kĩ thuật tìm hiểu và đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn đối với các loại kháng sinh. Trong thực tế lâm sàng, kháng sinh đồ có ý nghĩa định h−ớng cho thầy thuốc ph−ơng cách sử dụng kháng sinh một cách bài bản và khoa học từ đó nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế hiện t−ợng nhờn thuốc và kháng thuốc của vi khuẩn.

Có nhiều cách để đánh giá sự mẫn cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh trong đó kĩ thuật khoanh giấy khuếch tán dựa theo nguyên lí của Kirby -

Bauer là kĩ thuật phổ biến nhất. Ưu điểm của kĩ thuật này là có thể cùng lúc thử tác dụng của nhiều loại kháng sinh trên cùng một loại vi khuẩn. Kĩ thuật này dựa trên nguyên lí khuếch tán kháng sinh từ các khoanh giấy vào môi tr−ờng thạch. Mức độ khuếch tán phụ thuộc vào phân tử l−ợng của từng loại kháng sinh và vào độ dày của môi tr−ờng thạch trên đĩa petri. Do đó nồng độ kháng sinh càng gần khoanh giấy càng cao, càng xa khoanh giấy càng thấp. Những vùng xung quanh khoanh giấy là vùng ức chế. Đ−ờng kính của vòng này càng lớn thì chứng tỏ khả năng mẫn cảm của vi khuẩn đối với loại kháng sinh đó càng cao, tức vi khuẩn đó nhạy cảm với kháng sinh. Ng−ợc lại nếu đ−ờng kính nhỏ hay vi khuẩn mọc sát vào mép khoanh giấy thì vi khuẩn đó không nhạy cảm với loại kháng sinh có tẩm trong khoanh giấy.

Một phần của tài liệu kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của E.coli và salmonella spp PHân lập từ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn (Trang 33)