Hiện t−ợng kháng thuốc của vi khuẩn Salmonella

Một phần của tài liệu kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của E.coli và salmonella spp PHân lập từ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn (Trang 38)

Cũng giống nh− các vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đ−ờng ruột khác, vi khuẩn Salmonella có các gen kháng thuốc nằm trong plasmid, chúng có thể tồn tại, nhân lên và phát tán rộng rãi trong quần thể vi sinh vật. Hiện t−ợng kháng thuốc của vi khuẩn Salmonella đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài n−ớc.

Bochner và cs (1980) [39] nghiên cứu tác dụng của thuốc kháng sinh đẫ cho biết khi điều trị cho gia súc bằng một số thuốc thấy thuốc này bị vi khuẩn kháng lại.

Griggs và cs (1994) [49] nhận xét rằng việc sử dụng th−ờng xuyên một số loại kháng sinh phòng và trị bệnh gia súc, gia cầm dẫn tới làm tăng khả năng kháng kháng sinh của nhiều chủng vi khuẩn. Theo Gibb và cs (1991) [48] thì có nhiều chủng Salmonella gây bệnh Salmonellosis ở ng−ời đ−ợc phân lập tại nhiều n−ớc một hay nhiều loại xác định có mang đặc tính kháng kháng sinh.

Theo nghiên cứu của Dean và cs (1992) [44] đã công bố, kết quả nghiên cứu Cho thấy khả năng kháng lại các ion kim loại nặng nh− Ag, As, Hg của vi khuẩn đ−ờng ruột, trong đó có vi khuẩn Salmonella. Theo nghiên cứu của Erhard Tietze Và cs (1983) [45] đã cho biết các chủng Salmonellacholere suis phân lập đ−ợc từ 1972-1980 ở Đức có mang plasmid kháng kháng sinh.

ở cộng hoà liên bang Đức, Heisig, Graser và cs đã phát hiện nhiều chủng

Salmonella mang các gen kháng kháng sinh tồn tịa ở ng−ời và động vật.

Theo tác giả Alain Douart (2004) [38], các chủng đa kháng hầu hết thuộc serovar typhymurium. Nhiều chủng Salmonella typhymurium cho đến nay kháng lại 4 loại kháng sinh là Ampicillin, Streptomycin, Dehydrochlotetracyclin và Sulfamid; chỉ còn kháng sinh thuộc nhóm polypeptid trong đó có Polymycin B vẫn còn tác dụng invitro với tất cả các chủng phân lập đ−ợc trong các ca bệnh.

Theo Phạm Văn Chức (1997) [4] sự ra đời của nhiều thế hệ kháng sinh đã gây không ít khó khăn cho ng−ời điều trị, vì thế cần thiết phải cập nhật kiến thức cho ng−ời sử dụng th−ờng xuyên.

Theo Đinh bích Thuý, Nguyễn Thị Thạo (1995) [34] một số thuốc đ−ợc dùng nhiều nhất trong thú y nh− Streptomycin, Tetracyclin là thuốc có ít tác dụng nhất.

Trong báo cáo về tình trạng kháng thuốc ghi nhận tại một số n−ớc Châu Âu Luca Guardabassi và cộng sự (2004) [52], cho biết các chủng đa kháng

Salmonella typhymurium DT 104 th−ờng kháng với ít nhất 5 loại kháng sinh bao gồm: Ampicillin, Chloramphenicol, Streptomycin, Sulfonamid và Tetracyclin. Cũng theo tác giả, trong số 80 con chó tiêu chảy phân lập đ−ợc

Salmonella có 14% kháng Amoxicillin/Clavulanic Acid (AMC), 6% kháng Sulphamethoxazol - Trimethoprim (SXT).

Theo CJ Teale (2002) [42], tại Anh, năm 2002 trong số 3425 chủng

Salmonella thí nghiệm có 61,1% chủng mẫn cảm với cả 16 loại kháng sinh; 15,1% kháng Ampicillin; 19,4% kháng SXT; 14,8% kháng Chloramphenicol; 16,6% kháng Streptomycin. Đóng vai trò chủ yếu trong tỉ lệ kháng thuốc là các chủng Salmonella typhymurium, trong số 533 chủng Salmonella typhymurium phân lập đ−ợc chỉ có 14,5% mẫn cảm với cả 16 kháng sinh thí nghiệm; tỉ lệ kháng với SXT từ 16% - 24% trong khoảng thời gian 1996 - 2001 lên 44,1% năm 2002; 61% kháng Streptomycin; 70% kháng Ampicillin; 62,1% kháng Chloramphenicol.Đối với Salmonella enteritidisDefinitive Type 4 (DT4) có 60,3% mẫn cảm với cả 16 loại kháng sinh. Trong đó 11,2% kháng Streptomycin; 6,5% kháng Ampicillin; 19,5% kháng SXT và 8% kháng Chloramphenicol.

Theo Đinh Bích Thuý và cs (1995) [35], có 37,4% - 68,1% số chủng

Streptomycin, 4,26% kháng lại Gentamycin.

Theo Bùi Thị Tho (1996) [31], có 44,45% số chủng Salmonella kháng lại Chloramphenicol; 44,45% kháng lại Ampicillin; 63,64% kháng lại Streptomycin; 72,73% kháng Sulfonamid; và ch−a có chủng nào kháng Furazolidon.

2.7. Hiện t−ợng kháng thuốc của vi khuẩn E.coli

Yếu tố quy định khả năng kháng kháng sinh của E.coli nằm trong plasmid. Các plasmid có trong tế bào vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đ−ờng ruột nói chung và

E.coli nói riêng có khả năng tồn tại, nhân lên và chuyển giao giữa các chủng vi khuẩn. Do vậy nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc gieo rắc tính kháng thuốc. Sử dụng một loại thuốc hóa học trị liệu nào điều trị E.coli trong một thời gian dài thì vi khuẩn đó sẽ có khả năng kháng không chỉ thuốc đó mà cả các thuốc khác nữa (Bùi Thị Tho, 2003) [32]. Theo Susan Sanchez (2002), khi phân lập các chủng E.coli từ vết th−ơng nhiễm trùng ở chó, thấy xuất hiện chủng

E.coli đa kháng với 12 loại thuốc kháng sinh kiểm tra. Các gen quy định tính kháng thuốc th−ờng là: gen blaCMY2 kháng với các kháng sinh nhóm Cephalosporin, gen flo kháng với nhóm Flofenicol, gen dfA17 kháng với Trimethoprim, gen aadA5 kháng với Spectinomycin. Việc sử dụng kết hợp nhiều lọai kháng sinh và sử dụng các kháng sinh hoạt phổ rộng dẫn tới ngày càng xuất hiện các chủng E.coli đa kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là ở các bệnh viện thú y. Ngoài ra chúng còn có khả năng truyền kháng cho nhiều loại vi khuẩn khác nh−: Salmonella, Klebsiella pneumonia, Proteus..

Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1995) [8] trong 20 năm từ năm 1975- 1995 cho thấy các chủng E.coli kháng thuốc tăng lên nhanh.

Một phần của tài liệu kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của E.coli và salmonella spp PHân lập từ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn (Trang 38)