Hiện t−ợng kháng thuốc của vi khuẩn

Một phần của tài liệu kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của E.coli và salmonella spp PHân lập từ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn (Trang 34)

Các nghiên cứu về tính kháng thuốc của vi khuẩn phân lập từ chó, mèo. Luca Guardabassi (2004) cho biết: các nghiêm cứu đã chỉ ra nhiều vi khuẩn phân lập từ chó xuất hiện sự đa kháng với nhiều lọai thuốc kháng sinh th−ờng đ−ợc sử dụng (nh−: E.coli, Staphylococcus intermedius, Enterococci, Salmonella typhimurium). Nhóm Flouroquinolon mới đ−ợc sử dụng rộng dãi ở những năm gần đây nh−ng cũng đã xuất hiện nhiều vi khuẩn có xu h−ớng

kháng với thuốc: Pseudomonas, Staphylococcus intermedius, E.coli,

Streptococcus phân lập từ chó bị viêm đ−ờng tiết niệu và bị viêm ruột. Nghiên cứu tính kháng thuốc của 752 chủng E.coli đ−ợc phân lập ở ng−ời và động vật, Carl M Schroeder et al (2002) cho biết: với các chủng phân lập ở ng−ời có 56% chủng kháng với Ampicillin, 38% kháng với SXT, 34% kháng với Chloramphenicol, 34% kháng với AMC. Với các chủng phân lập từ gia súc gia cầm có 71% chủng kháng với Streptomycin, 63% chủng kháng với Tetracyclin, 20% kháng với Gentamycin, 16% kháng với SXT và Ampicillin. Còn các chủng phân lập từ chó, mèo thì cho thấy tỉ lệ kháng thuốc khá cao có

82% chủng kháng với Sulfamethoxazole/Trimethoprime, 76% chủng kháng với Streptomycin, 67% kháng với Tetracyclin.

Việc sử dụng rộng rãi các loại kháng sinh điều trị, kích thích sinh tr−ởng, bảo quản thực vật, xử lí môi tr−ờng n−ớc… đã tạo ra nhiều giống vi khuẩn có khả năng kháng thuốc, mang plasmid có chứa gen kháng thuốc sống rất lâu trong động vật cũng nh− trong môi tr−ờng sống. Do vậy ngày nay mọi thuốc kháng sinh đi vào thị tr−ờng đều nhanh chóng bị đánh bại bởi những gen đề kháng mới mà chúng xuất hiện ngẫu nhiên do những đột biến ở vi khuẩn (Nguyễn Ph−ớc T−ơng, 2002) [26].

2.5.1. Khái niệm

Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đã công nhận rằng hiện t−ợng kháng thuốc cũng là một trong những độc lực gây bệnh quan trọng của vi khuẩn. Theo Jacob A.E (1997), Sukupolvi S (1990), đã nghiên cứu các plasmid độc có tính di truyền cũng nh− khả năng truyền ngang các yếu tố này của E.coli. Trong đó ông có nói nhiều đến các plasmid kháng thuốc. Các yếu tố kháng thuốc đ−ợc tạo ra d−ới ảnh h−ởng của thiên nhiên có bàn tay con ng−ời tác động. Theo Nguyễn Vĩnh Ph−ớc (1976) [20], một cá thể hoặc một loài vi khuẩn thuộc một loài nhất định, đ−ợc gọi là đề kháng nếu có thể sống và sinh sản trong môi tr−ờng có nồng độ kháng sinh cao hơn nồng độ ức chế sự sinh sản của phần lớn những cá thể khác trong cùng một canh khuẩn hoặc những nòi khác cùng loài.

2.5.2. Phân loại hiện t−ợng kháng thuốc

Dựa vào nguồn gốc chia hiện t−ợng kháng thuốc làm hai loại:

Một phần của tài liệu kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của E.coli và salmonella spp PHân lập từ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn (Trang 34)