Quân sự

Một phần của tài liệu quá trình cạnh tranh giữa trung quốc và ấn độ ở khu vực đông nam á (1991 – 2012) (Trang 39)

8. Bố cục của luận văn

1.3.3. Quân sự

Trung Quốc hiện đang đứng đầu trong cuộc chạy đua quân sự ở khu vực châu Á. Nguyên nhân của vấn đề này là do Trung Quốc hiện đang có tranh chấp về lãnh hải, lãnh thổ với nhiều quốc gia láng giềng và nhiều nước lớn trong khu vực và trên thế giới. Theo dự đoán của các chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), với mức độ chi tiêu quân sự tăng dần như hiện nay, năm 2030 Trung Quốc sẽ đuổi kịp chi tiêu quốc phòng của Mỹ vào những năm 2030. Tuy nhiên, năng lực, sức mạnh và khả năng triển khai lực lượng thì còn cần nhiều năm để theo kịp Mỹ. Ngoài ra, các nước phương Tây vẫn duy trì năng lực mạnh với những lực lượng nhỏ hơn, khiến mốc thời gian này có thể còn xa hơn nữa. “Nhưng ngay cả nếu bắt kịp chi tiêu vào cuối những năm 2030, thì Trung Quốc cũng phải mất 20 - 30 năm nữa mới đạt được thế cân bằng về quân sự”, Giri Rajendran, trợ lý nghiên cứu về quốc phòng và kinh tế IISS nói [177].

Quân đội Ấn Độ hiện được đánh giá là một trong những đội quân lớn mạnh trên thế giới. Ấn Độ đã đầu tư rất nhiều để phát triển các lực lượng trong quân đội nên nước này sở hữu lực lượng lục quân, hải quân, không quân hùng hậu, đồng thời sức mạnh hạt nhân cũng phát triển đồng bộ tương ứng. Xét về sức mạnh quân sự trong khu vực châu Á, quân đội Ấn Độ xếp ở vị trí thứ 2, ngân sách quốc phòng hàng năm của nước này lên đến 46,8 tỷ USD. Các chuyên gia dự đoán rằng đến năm 2020, chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ sẽ bắt kịp với tốc độ tăng ngân sách cho hoạt động quân sự của Anh, Pháp và Nhật Bản. Ấn Độ có tham vọng đưa lực lượng hải quân của họ trở thành hải quân “nước xanh” (lực lượng hải quân có khả năng tác chiến cách cảng nhà hàng ngàn kilomet) hàng đầu châu Á. Và để thực hiện

tham vọng đó, quân đội Ấn Độ có rất nhiều dự án đóng tàu khác nhau ở cả trong nước lẫn đặt hàng nước ngoài để nhanh chóng tăng cường chất lượng, số lượng hạm đội tàu chiến của mình. Không quân Ấn Độ cũng được đầu tư đáng kể, không quân Ấn Độ được các chuyên gia quân sự trên thế giới xếp hạng thứ 4 về quy mô lực lượng và đứng thứ 5 về năng lực tác chiến. Đến giai đoạn 2020 - 2025, không quân Ấn Độ sẽ có một biên đội máy bay chiến đấu hùng hậu, bao gồm đầy đủ các loại từ hạng nhẹ, hạng trung cho đến hạng nặng, từ máy bay thế hệ thứ 3 cho đến thứ 5, được xây dựng theo một mô hình hoàn hảo, kết cấu hợp lý, có lực lượng máy bay hiện đại, tinh nhuệ, năng lực tác chiến rất mạnh. Đến thời điểm đó, Ấn Độ có khả năng vượt qua Trung Quốc để lọt vào top 3 cường quốc không quân hàng đầu thế giới.

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với những diễn biến của tình hình thế giới và nhu cầu của mỗi nước, Trung Quốc và Ấn Độ đều đã tiến hành cải cách trên hầu hết các lĩnh vực. Với đường lối cải cách đúng đắn, hai nước đã thu được những thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị - xã hội và quân sự. Từ những nền kinh tế kém phát triển, Trung Quốc và Ấn Độ đã vươn lên thành những quốc gia phát triển nhất khu vực và có tiếng nói trong nền kinh tế quốc tế. Song song với cải cách toàn diện nền kinh tế, những vấn đề chính trị - xã hội cũng được hai nhà nước quan tâm. Vẫn kiên định theo con đường chính trị đã chọn nhưng với những cải cách phù hợp với tình hình mới, Trung Quốc và Ấn Độ đã phần nào ổn định được tình hình chính trị trong nước cũng như vươn tầm ảnh hưởng ra khu vực bằng những chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa. Về xã hội, những cải cách kịp thời về y tế, văn hóa, giáo dục và an sinh xã hội đã góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, làm cho người dân yên tâm làm việc, tin tưởng vào công cuộc cải cách, tạo đà để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng hơn nữa. Cùng với kinh tế, chính trị - xã hội, việc gia tăng sức mạnh quân sự cũng là yêu cầu thiết yếu trong việc tăng cường sức mạnh quốc gia. Nhận thức được điều đó, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không ngừng đầu tư vào lĩnh vực quân sự. Kết quả, hai nước đã có những đội quân hùng mạnh với những vũ khí tối tân nhất, vừa có thể bảo đảm an ninh quốc gia, vừa tạo được sự ảnh hưởng đối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Với những thành tựu đạt được từ đường lối cải cách đúng đắn cộng với những ưu thế địa chính trị sẵn có, Trung Quốc và Ấn Độ trở thành hai người khổng lồ trong khu vực về kinh tế, chính trị và quân sự. Không chỉ đạt được những thành công trong hiện tại, Trung Quốc và Ấn Độ còn được giới nghiên cứu đánh giá sẽ là hai cường quốc đóng vai trò then

chốt trong quan hệ chính trị khu vực và trên thế giới, là hai chủ thể quan trọng của “thế kỷ châu Á”. Như vậy, vị trí cả hai nước trên trường quốc tế đã được nâng lên rất cao. Trung Quốc và Ấn Độ là đối thủ đáng gờm của các cường quốc trên thế giới. Thực hiện mục tiêu mở rộng hơn nữa ảnh hưởng về chính trị, hai nước đã tăng cường can thiệp vào các khu vực trọng yếu trên Trái Đất bằng nhiều biện pháp khác nhau. Khi mà lợi ích hai bên bị chồng lấn, quan hệ giữa hai “ông lớn” sẽ trở thành quan hệ cạnh tranh. Đây cũng được xem là mối quan hệ chủ đạo giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở nhiều khu vực trọng yếu trên thế giới và Đông Nam Á chính là một trong số đó.

CHƯƠNG 2: ĐÔNG NAM Á TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ

Một phần của tài liệu quá trình cạnh tranh giữa trung quốc và ấn độ ở khu vực đông nam á (1991 – 2012) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)