Kinh tế

Một phần của tài liệu quá trình cạnh tranh giữa trung quốc và ấn độ ở khu vực đông nam á (1991 – 2012) (Trang 37)

8. Bố cục của luận văn

1.3.1.Kinh tế

Hiện nay, dưới sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế, có thể nói rằng khó có thể đưa ra một dự báo về sự phát triển của bất cứ một quốc gia nào. Trong vòng xoáy chung của cuộc đại suy thoái, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều gặp phải khó khăn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.

Theo số liệu của Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc, từ năm 2008 đến năm 2012, tăng trưởng GDP lần lượt là 9,6%; 9,2%; 10,3%, 9,3% và 7,8%, đặc biệt là từ đầu năm 2011 đến quý II - 2013, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã liên tục giảm trong 10 quý liền, trong đó 5 quý liên tục có mức tăng trưởng GDP nằm trong khoảng 7,4 - 7,9%. Dự báo của Ngân hàng thế giới cũng nhấn mạnh, kinh tế Trung Quốc hiện nay và sắp tới đang đối mặt với rất nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trái ngược với những quan ngại của quốc tế, người Trung Quốc vẫn khá lạc quan và tin tưởng vào nền kinh tế của đất nước mình. Ông Li Jian – Học viện Thương mại Quốc tế và Hợp tác Kinh tế Trung Quốc cho biết trong vài thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ vẫn là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu nhưng sẽ không tập trung vào chế biến nguyên liệu thô nhập khẩu cũng như phụ kiện để tái xuất khẩu nữa: “Trung Quốc đã nhận ra rằng không thể phụ thuộc một cách mù quáng vào đầu tư và xuất khẩu để làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Do đó, nhu cầu của Trung Quốc sẽ trở nên cân bằng hơn” [115]. Cùng với đó, các chuyên gia vẫn đánh giá nền kinh tế Trung Quốc là một trong những nền kinh tế mạnh của khu vực và thế giới.

Về phía Ấn Độ, sau những năm khó khăn do khủng hoảng, kinh tế Ấn Độ đang được cải thiện đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nước đã có sự phục hồi trong quý 3/2013. Hoạt động xuất khẩu tăng mạnh và đồng rupee yếu là những yếu tố thúc đẩy đà phục hồi kinh tế Ấn Độ. Theo EIU -Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro thuộc Tập đoàn Nhà kinh tế (Anh), GDP của Ấn Độ dự kiến tăng 6% năm 2014. Theo báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” của Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Ấn Độ sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 6% trong tài khóa 2014 - 2015 và 7,1% trong năm 2015 - 2016, nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi và đầu tư trong nước tăng.

Một phần của tài liệu quá trình cạnh tranh giữa trung quốc và ấn độ ở khu vực đông nam á (1991 – 2012) (Trang 37)