Những ảnh hưởng tích cực

Một phần của tài liệu quá trình cạnh tranh giữa trung quốc và ấn độ ở khu vực đông nam á (1991 – 2012) (Trang 89)

8. Bố cục của luận văn

3.6.1. Những ảnh hưởng tích cực

Với việc Trung Quốc thực hiện “sức mạnh mềm” bằng cách không ngừng vận dụng tiềm lực kinh tế, viện trợ, đầu tư, thương mại để củng cố ảnh hưởng tại khu vực đã làm cho nền kinh tế Đông Nam Á được “hưởng lợi” tương đối từ nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ này. Trung Quốc khéo léo sử dụng con bài kinh tế để làm sâu sắc mối quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á và biến Trung Quốc thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Theo các điều khoản của Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN, 6 nước thành viên cũ cùng với Trung Quốc đã xoá bỏ 90% các loại thuế xuất nhập khẩu sản phẩm trong năm 2010, tiếp đó Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ thực hiện tương tự năm 2015. Bên cạnh việc hợp tác thương mại, đầu tư, Trung Quốc cũng là nước có viện

trợ lớn cho các nước Đông Nam Á. Viện trợ nước ngoài của Trung Quốc cho Đông Nam Á đã có những tác động rõ ràng và ngày càng tăng đối với các nước Đông Nam Á. Vì Trung Quốc viện trợ mà không đòi hỏi điều kiện như các nước viện trợ khác thường yêu cầu (cải tổ dân chủ, mở rộng thị trường và bảo vệ môi trường…) nên Trung Quốc nhận được tán dương mặc dù không tương xứng với nguồn viện trợ và do dó Trung Quốc có sự ảnh hưởng lớn đối với các quốc gia nhận viện trợ. Theo một số nhà nghiên cứu, cách tiếp cận về đầu tư và phát triển của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á đã trùng hợp với “sự làm giảm một cách có ý thức các tranh chấp chưa được giải quyết trong khu vực” [131]. Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei là các bên tuyên bố chủ quyền trên biển Đông với những yêu sách khác nhau (yêu sách chủ quyền đối với các đảo hoặc các hình thái địa chất hoặc yêu sách các quyền trên biển). Thập niên 90 của thế kỷ XX đã chứng kiến căng thẳng leo thang và xung đột bùng nổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trên biển trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, sau đó lại là một khoảng thời gian tương đối yên tĩnh, việc này được đánh dấu bằng việc Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông vào năm 2002.

Về phía Ấn Độ, ảnh hưởng tích cực nhất của nước này đối với Đông Nam Á là vấn đề an ninh. Hình ảnh “cường quốc thân thiện” của Ấn Độ đã góp phần quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực Đông Nam Á, nhất là khi các vấn đề tranh chấp chủ quyền đang ngày càng nóng lên như hiện nay. Việc Ấn Độ tham gia cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á trước động thái gây hấn và bao vây của nước này đã giúp các nước trong khu vực có thêm đồng minh trong vấn đề biển Đông và làm cho cán cân sức mạnh ở khu vực tương đối cân bằng, đối trọng lại những hành động hiếu chiến và tạo áp lực ngoại giao với Trung Quốc. Xét về mặt an ninh và chiến lược, ở một mức độ nhất định, Ấn Độ đã hình thành sự “đối trọng mềm” nào đó đối với sự tồn tại của Trung Quốc ở Đông Nam Á, đây là một mặt khác của mối quan hệ cạnh tranh tiến lên giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở Đông Nam Á. Tiến sĩ Subhash Kapila, thành viên nhóm Phân tích Nam Á (SAAG) nhận định: “Ảnh hưởng Trung Quốc đang tỏa rộng trong khu vực Đông Nam Á tạo ra các mối quan ngại về an ninh sau những biểu hiện đe dọa ngày càng nhiều đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải. Các nước Đông Nam Á đang tìm kiếm các thế lực đối kháng và các nước đối trọng trong khu vực để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc. Quả đúng là Hoa Kỳ đã xoay trục chiến lược qua khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhưng họ cảm thấy chưa đủ sức tại

Đông Nam Á vì các cam kết quân sự bị trải rộng ra những nơi khác. Các nước Đông Nam Á ngày càng xem Ấn Độ như là một “thế lực đối trọng khu vực” tại châu Á” [168].

Một phần của tài liệu quá trình cạnh tranh giữa trung quốc và ấn độ ở khu vực đông nam á (1991 – 2012) (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)