Chính trị Xã hội

Một phần của tài liệu quá trình cạnh tranh giữa trung quốc và ấn độ ở khu vực đông nam á (1991 – 2012) (Trang 38)

8. Bố cục của luận văn

1.3.2. Chính trị Xã hội

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực chính trị và xã hội, có thể dự báo trong tương lai, Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục thực hiện “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc” và tiếp tục thực hiện chiến lược ngoại giao mềm nhằm nâng cao vai trò của Trung Quốc ở các khu vực trọng yếu trên thế giới. Tuy nhiên, chính sách ngoại giao của Trung Quốc hiện đang có nhiều bất cập cần sự điều chỉnh. Theo các nhà phân tích quốc tế, hiện nay, có một tư duy ngoại giao mới đang dần hình thành và được Chính phủ mới của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đuổi đó là thay đổi tư tưởng trước kia là “không có bạn thù trong chính sách ngoại giao thời đại toàn cầu hóa”, mà bắt đầu phân biệt đối xử bạn - thù. Một vài dự báo khẳng định, trong tương lai Trung Quốc sẽ theo đuổi chính sách ngoại giao hòa nhã hơn – ít nhất là bề ngoài để trở thành cường quốc chi phối khu vực. Về tình hình trong nước của Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc đã, đang và sẽ thực hiện nhiều cải cách trên các lĩnh vực nhưng tình hình mất ổn định chính trị - xã hội được nhận định là sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn ở Trung Quốc trong những năm sắp tới, trong đó các phong trào ly khai và những người thất vọng với cải cách được xem là hai nguy cơ lớn mà Chính phủ Trung Quốc phải đối mặt. Sự căng thẳng và rạn nứt bên trong xã hội cũng là vấn đề đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Trong tương lai sắp tới, Ấn Độ cũng gặp phải những vấn đề Trung Quốc đang và sẽ phải đối mặt đó là sự bất ổn định xã hội, trong quá trình phát triển, Ấn Độ cũng sẽ phải chịu những mặt trái của nó, những tác động kìm hãm sự phát triển, đó là khủng hoảng kinh tế thế giới, các vấn đề căng thẳng xã hội trong nước, thiên tai, dịch bệnh, các cuộc xung đột đẫm máu mới và kéo dài giữa đạo Hồi và đạo Hindu hoặc thay đổi Chính phủ, thể chế lãnh đạo… Đây là những vấn đề không dễ dàng giải quyết đối với Chính phủ Ấn Độ. Một tín hiệu khá khả quan cho xã hội Ấn Độ là theo dự đoán của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO),

đến năm 2030, dân số Ấn Độ sẽ vượt dân số Trung Quốc và trở thành một trong những quốc gia có dân số trẻ nhất hành tinh. Hiện nay, một nửa dân số Ấn Độ dưới 25 tuổi, lượng người trong độ tuổi lao động sẽ tăng 30% từ nay đến năm 2020. Sự gia tăng dân số tại Ấn Độ không gây ra đói nghèo, các thảm họa về kinh tế hay xã hội. Ngược lại, sự năng động dân số tại Ấn Độ nếu biết tận dụng sẽ tạo ra một lợi thế tuyệt vời cho đất nước. Về quan hệ đối ngoại, có thể nói, trong tương lai sắp tới Ấn Độ tiếp tục trung thành đường lối đối ngoại ôn hòa, mềm mỏng, quan hệ tốt với các nước châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và các cường quốc lớn trên thế giới. Chính sách này nhìn chung đã phát huy được tác dụng. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích quốc tế, chính sách đối ngoại của Ấn Độ còn nhiều yếu kém, Ấn Độ cần nhận thức sâu sắc hơn sự trỗi dậy và vai trò của mình trên trường quốc tế để đề ra những mục tiêu đối ngoài dài hạn.

Một phần của tài liệu quá trình cạnh tranh giữa trung quốc và ấn độ ở khu vực đông nam á (1991 – 2012) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)