- Những Công ty mới gia nhập nghành: các Công ty tư nhân khác, tập trung nhiều ở Thành phố Cần Thơ.
4.3.4.4. Phân tích khảnăng luân chuyển vốn
Bảng 4-11: Khả năng luân chuyển vốn của Công ty Duy Hưng Thịnh
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá vốn hàng bán Triệu đồng 321.151,42 295.083,63 212.907,70 Hàng tồn kho Triệu đồng 28.068,67 31.889,21 50.141,91 Doanh thu thuần Triệu đồng 327.294,39 300.283,32 217.750,17 Tài sản cố định Triệu đồng 5.784,15 5.879,35 6.372,39 Tổng tài sản Triệu đồng 80.925,59 51.844,08 92.225,63
Vòng quay hàng tồn kho Lần 11,44 9,25 4,25
Vòng quay tài sản cố định Lần 56,58 51,07 34,17
Vòng quay tổng tài sản Lần 4,04 5,8 2,36
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty, 2011-2013)
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho qua các năm đều giảm. Nếu tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao thì điều này mang tính tích cực vì hàng hoá được giải phóng nhanh, Công ty bán được hàng hóa nhiều hơn qua các năm. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Xuất khẩu Lương thực Duy Hưng Thịnh cao nhất vào năm 2011, cho thấy rằng hóa của Công ty trong giai đoạn này được bán nhanh nhất. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 giảm, nguyên nhân của sự giảm sút này là do giá vốn hàng bán năm 2012 giảm 26.067,79 triệu đồng, tương ứng giảm 8,12% so với năm 2011, trong khi đó trị giá hàng tồn kho lại tăng lên 3.820,54 triệu đồng tương ứng 13,61% so với năm 2011. Tồn kho hàng hóa tăng chủ yếu là do thị trường gạo năm 2011 diễn biến hết sức khó lường, đặc biệt giá cả tằng giảm rất khác biệt so với năm trước, Công ty thu mua gạo nguyên liệu nhiều, hàng hóa nhưng bán ra chậm. Hàng tồn kho ở năm 2013 tăng so với năm 2012 là 18.252,7 triệu đồng làm tỷ số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 4,25% điều này là một dấu hiệu xấu. Cho thấy Công ty cần phát huy hơn nữa trong việc giải phóng hàng tồn kho.
Vòng quay tài sản cố định
Số vòng quay tài sản cố định cho biết một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Đồng thời cũng thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định.
Nhìn vào bảng trên, ta thấy Năm 2011, tỷ số này cao nhất cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các năm lại giảm nhưng vẫn đảm bảo khả năng thu hồi vốn tài sản cố định. Năm 2012, vòng quay TSCĐ giảm 5,51 lần do trong năm này doanh thu của Công ty giảm mà TSCĐ lại tăng lên so với năm 2011. Sang năm 2013, tốc độ luân chuyển tài sản cố định chỉ còn 34,17 vòng, giảm tới 16,9 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân là do sang năm 2013, Công ty đã có kế hoạch xây thêm nhà máy biến gạo, nên Công ty đã mua thêm đất đai, xây dựng cơ sở và mua thêm thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất tốt hơn, điều này làm cho tài sản cố định của Công ty tăng lên 493,04 triệu đồng với mức tương đối 8,4%, trong khi đó doanh thu giảm 27,5% mà tài sản cố định thì lại tăng vì thế làm cho tốc độ luân chuyển giảm đi nhiều. Theo tình hình đó thì Công ty cần có chiến lược phù hợp để năm sau tốc độ này tăng lại, nếu không khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của Công ty sẽ chậm khó thu hồi vốn, khó
có điều kiện tích lũy tái đầu tư tài sản cố định mới đảm bảo nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất và cơ sở vật chất cho công ty.
Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản, chỉ số này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty càng cao. Trong đó, năm 2012 chỉ số này đạt cao nhất và đang giảm mạnh vào năm 2013 và giảm so với năm 2011. Năm 2012, 1 đồng tài sản tạo ra được 5,8 đồng doanh thu. Hệ số này đã tăng 1,76 lần so với năm 2011, Doanh thu lại giảm từ 327.294,39 triệu đồng xuống còn 300.283,32 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013, kết quả vòng quay tổng tài sản của Công ty năm 2013 lại giảm xuống ở mức thấp nhất 3,44 lần so với năm 2012. Do năm 2013 là năm Công ty mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư nhiều vào nhà cửa, máy móc thiết bị nên làm hệ số này giảm xuống.