- Những Công ty mới gia nhập nghành: các Công ty tư nhân khác, tập trung nhiều ở Thành phố Cần Thơ.
4.2.2. Hoạt động Marketing
Đây là hoạt động thường xuyên và không thể tách rời trong suốt quá trình kinh doanh, thông qua đó nó không những giúp cho năng lực kinh doanh của Công ty ngày càng được nâng cao, có hiệu quả, mà nó còn giúp giá trị thị trường cũng như thị phần ngày càng lớn mạnh. Cụ thể hoạt động marketing của Công ty trong hơn mười năm qua thể hiện qua các mặt sau:
4.2.2.1. Sản phẩm
Hiện nay Công ty kinh doanh các sản phẩm gạo, cung cấp sản phẩm gạo cho các công ty xuất khẩu. Do nhu cầu lương thực là tất yếu của thị trường ngày càng cao nên Công ty đã và đang lựa chọn cho mình một hướng đi riêng để tạo sự khác biệt trong cạnh tranh trên thị trường.
Các loại gạo như sau: gạo 5%, gạo 10%, 15%, 25%. Như vậy là Công ty đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm nhưng vấn đề ở chổ là vẫn chưa có sự phân định rõ ràng đầu vào mỗi sản phẩm. Và sản phẩm do công ty tạo ra sẽ: chất lượng tốt hơn, vừa túi tiền khách hàng, có lời cho công ty, đem lại lợi ích cho số đông khách hàng, bao bì thì khác biệt về đặc điểm so với sản phẩm cùng loại trên thị trường, dễ đập vào mắt người mua và không dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh sao lại. Thu mua gạo nguyên liệu về qua quá trình lau bóng hạt gạo Công ty cho các sản phẩm từ gạo: Gạo thành phẩm, Tấm, Cám.
Khi bán hàng không có nhãn hiệu, công ty không thể tự đưa ra mức giá nhưng khi đã có bao bì và nhãn hiệu cụ thể thì công ty có thể đưa ra mức giá riêng nhằm mục tiêu nâng cao giá trị, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Chiến lược giá của công ty xây dựng theo phương án “chiến lược giá cạnh tranh”, dựa theo nhu cầu của khách hàng, giá của các đối thủ cạnh tranh và giá trị thương hiệu của công ty.
Qua các phân tích trên thì nhu cầu khách hàng đối với gạo chất lượng cao đang tăng, giá của các đối thủ cạnh tranh dao động từ 7000 – 9700 đồng/kg, ở nước ngoài thì giá dao động từ 0,35 đến 0,55 USD/kg, như vậy thì giá các loại Gạo của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 như sau:
Bảng 4-3: Giá gạo giai đoạn 2011-2013
Loại Gạo
Giá Gạo Thị trường trong nước
ĐVT: VND/kg
Thị trường nước ngoài ĐVT: USD/kg 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Gạo 5% 9500 8.600 8.500 0,50 0,46 0,41 Gạo 10% - - - 0,49 0,45 0,40 Gạo 15% 8900 8.300 8100 0,48 0,44 0,38 Gạo 25% 8500 7900 7750 0,47 0,43 0,37
(Theo website http://www.vietfood.org.vn)
4.2.2.3. Phân phối:
Công ty phân phối sản phẩm chủ yếu qua trung gian, không sử dụng đại lý phân phối ở nước ngoài mà bán trực tiếp cho các nhà xuất khẩu thông qua hình thức xuất khẩu ủy thác. Vì vậy công ty khó kiểm soát được sản phẩm của mình trên thị trường và không phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Và Công ty phân phối theo sự chỉ đạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông qua các hợp đồng. Tuy giá cả tương đối cao và đầu ra ổn định nhưng phải chịu sự lệ thuộc vào hoạt động của Hiệp hội.
4.2.2.4. Chiêu thị:
Do nhận thấy khả năng cạnh tranh và sức tiêu thụ cũng như các tiêu chí khác về nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong những năm qua nên Công ty cũng chú trọng rất nhiều đến công tác quảng cáo, chiêu thị của mình. Tuy nhiên trước tình hình cạnh tranh gây gắt giữa các Công ty và các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nhằm để giữ khách hàng và khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của Công ty mình trong thời gian qua Công ty đã đưa ra các chính sách chiêu thị cho khách hàng cũng như các hình thức sau:
Quảng cáo:
Quảng cáo là công cụ hữu hiệu, là phương tiện để giới thiệụ thương hiệu của công ty tới các đối tác nhận xuất khẩu ủy thác. Quảng cáo còn là phương tiện cạnh tranh đắt lực để có thể lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh:
- Quảng cáo trên đài truyền hình. Hiện nay trên đài truyền hình chưa có mẫu quảng cáo nào về gạo đóng gói có nhãn hiệu nên mẫu quảng cáo của công ty sẽ dễ dàng gây được sự chú ý của người xem.
- Quảng cáo trên internet: website của Công ty là một bộ phận quảng cáo và truyền thông hữu hiệu, thông qua website của Công ty khách hàng có thể biết được toàn bộ những thông tin và hoạt động của Công ty.
Hiện nay website của Công ty còn rất sơ sài về hình thức cũng như nội dung, để khắc phục Công ty cần có những biện pháp cải thiện như: kịp thời đưa lên website những thông tin mới về hoạt động của Công ty, các sản phẩm của Công ty kinh doanh cần được diễn giải chi tiết về chất lượng cũng như giá cả, đặc biệt sản phẩm đóng gói. Tuyên truyền quan hệ công chúng:
Tuyên truyền quan hệ công chúng là các hoạt động không thể thiếu trong chiến lược chiêu thị. Các hoạt động này có tác dụng nâng cao hình ảnh, uy tín công ty, cũng là một hình thức kích thích tiêu thụ.
Tất cả các hoạt động chiêu thị nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm và thương hiệu của công ty tuy nhiên yếu tố quyết định cuối cùng vẫn là chất lượng sản phẩm. Vì vậy công ty phải luôn thực hiện đúng cam kết ban đầu là cung cấp sản phẩm vì sức khỏe, gạo phải thực sự sạch và chất lượng ổn định, có như thế sản phẩm của công ty mới có thể đứng vững trên thị trường và phát triển lâu dài.
Nhược điểm hoạt động Marketing của Công ty
- Trong những năm qua công ty chưa chú trọng đến công tác marketing quảng bá các sản phẩm của mình.
- Công ty có chưa có phòng Marketing chuyên nghiên cứu và quảng bá hình ảnh của công ty.
- Kênh phân phối của công ty chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chức năng của các kênh phân phối chưa linh hoạt, hệ thống vận hành còn thiếu sự đồng bộ. Ở thị trường nội địa, công ty hiện nay chưa có hệ thống bán lẻ, còn khi xuất ra nước ngoài chủ yếu là cho các công ty nhập khẩu trung gian qua hình thức: uỷ thác xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu. Nhìn chung, công ty chỉ có hệ thống phân phối là các đầu mối trung gian và các nhà kinh doanh sỉ. Như vậy là công ty chưa đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng trực tiếp.