Môi trường vĩ mô: 1 Các yếu tố Kinh tế:

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu lương thực duy hưng thịnh (Trang 36)

b. Hệ số thanh toán nhanh (Tỷ số thanh toán nhanh)

4.1.1.Môi trường vĩ mô: 1 Các yếu tố Kinh tế:

4.1.1.1. Các yếu tố Kinh tế:

Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế vì vậy pháp luật và các chính sách thường xuyên có những thay đổi để phù hợp với thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó, mỗi sự thay đổi của chính sách, pháp luật của Nhà nước, sẽ tiềm ẩn nhiều cơ hội và rủi ro tới quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh của các Doanh nghiệp nói chung và các Công ty trong lĩnh vực xuất khẩu lương nói riêng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta khá ổn định. Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP trong 3 năm trở lại đây dao động trong khoảng 5,6 %/năm, cụ thể năm 2011 đạt 5,89%, năm 2012 đạt 5,03%, năm 2013 đạt 5,4%. Riêng năm 2012 và 2013, là 2 năm đầy khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế nước ta. Hàng loạt những bất ổn về tình hình tài chính đã tác động mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Hình 4-4: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2009 đến 2013

Sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, tiềm năng phát triển còn rất lớn, Chính phủ cũng tạo điều kiện để các Công ty phát triển, ngoài ra Việt Nam còn là thành viên của WTO nên có nhiều cơ hội đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế và phát triển đất nước. Điều này đã tác động tích cực đến sự phát triển của các Công ty trong của cả nước nói chung và của Duy Hưng Thịnh nói riêng. Với sự phát triển của cả nước nói trên đã góp phần giúp cho hoạt động xuất khẩu-cung ứng gạo của Công ty với các Công ty đối tác ngày càng được đẩy mạnh.

Lãi suất:

Tình hình biến động lãi suất trong các năm gần đây cho thấy lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mặc dù đã có sự kiểm soát, điều chỉnh của NH Nhà nước.

Đáng chú ý, có những thời điểm, mặt bằng lãi suất cho vay "leo thang" lên 22 -24%/năm. Từ "đỉnh" 18%/năm với lãi suất huy động năm 2011, khiến lãi suất cho vay cao tới 23-25%/năm, đến nay, trần lãi suất huy động đã giảm về mức 7%/năm và chỉ áp dụng đối với kỳ hạn dưới 6 tháng. Trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên chỉ còn 9%/năm, những khoản vay thông thường cũng không còn phải chịu mức lãi suất cho vay "khủng", mà được điều chỉnh xuống mức hợp lý hơn, quanh ngưỡng 10- 12%/năm, khiến tỷ trọng những khoảng cho vay có lãi suất đến 13%/năm chiếm hơn 70% tổng dư nợ cho vay trên toàn hệ thống. Tốc độ tăng trưởng tín dụng không quá "nóng" như trước, mà đã trở về trạng thái cân bằng và ổn định hơn khi tín dụng cho nền kinh tế tăng gần 7% so với đầu năm.

Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của DN và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ các hoạt động kinh tế.

Khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty, gây ra tình trạng thua lỗ. Xu hướng tăng lãi suất Ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của hoạt động SXKD . Ngược lại, khi lãi suất Ngân

hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho Công ty giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các Công ty mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động SXKD và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế.

Mặc dù tín dụng tăng chậm hơn so với giai đoạn trước đây, nhưng chất lượng tín dụng được cải thiện, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Việc điều hành lãi suất theo hướng dẫn dắt thị trường, đồng thời có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với những diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ. (theo website: http://www.laisuat.vn/lai- suat-ngan-hang.aspx)

Tỷ giá:

Cùng với các chính sách cho lãi suất, tỷ giá và thị trường vàng không còn căng thẳng. Nếu như năm 2010 và 2011, NHNN liên tục phải điều chỉnh tăng tỷ giá để đến cuối năm 2011, tỷ giá tăng 10,01% so với cùng kỳ năm 2010 và đứng ở mức 20.828 VND/USD và trong hơn một năm trở lại đây, tỷ giá khá ổn định. Các trường hợp vay vốn bằng ngoại tệ cũng bị thu hẹp theo hướng khách hàng chỉ được vay ngoại tệ nếu có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay, những trường hợp khác phải có sự chấp thuận bằng văn bản của NHNN. Đến cuối năm 2012, giá USD mua vào tại các ngân hàng giảm 1% so với cuối năm trước, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và tự do được thu hẹp, tỷ lệ đô la hóa giảm mạnh. Các tổ chức kinh tế và cá nhân đẩy mạnh bán ngoại tệ cho các ngân hàng, tạo điều kiện cho NHNN mua một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Thị trường vàng cũng không còn bị "sốt", nhu cầu vàng trong dân đã bão hòa, nên khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới dần được thu hẹp. (theo NHNN website

http://www.sbv.gov.vn/)

Lạm phát

Bảng 4-1: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2009-2013.

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

(Nguồn tổng cục thống kê website: http://www.gso.gov.vn )

Mức lạm phát của nền kinh tế có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp. Trong hai năm 2010, 2011 mức lạm phát ở nước ta khá cao vượt qua hai con số (năm 2010: 11,75% và năm 2011: 18,13%) đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của xã hội, gây khó khăn đến đời sống nhân dân và hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Năm 2012, tỷ lệ lạm phát đã giảm rất nhiều xuống còn 6,81% và năm 2013 đã giảm xuống ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm là 6,04%.

Các yếu tố kinh tế tác động mạnh đến Công ty. Nó tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp nhưng nó cũng chứa đựng nhiều rũi ro. Mặt khác, tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu còn kéo dài sẽ gây ra khó khăn cho các Doanh nghiệp trong thời gian tới.

Ảnh hưởng của lạm phát đến doanh thu

Nền kinh tế lạm phát cao giá hầu hết các loại hàng hóa đều tăng, nhưng cùng với đó sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra cũng tăng giá. Nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng có mức giá tăng nhanh, sản lượng bán ra ít bị ảnh hưởng cảu lạm phát có thể làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng.

Tuy nhiên, nếu mặt hàng kinh doanh có mức giá tăng chậm, sản lượng bán ra chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát thì doanh thu có xu hướng giảm. Như vậy, để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của lạm phát ta cần phải xét đến mức tăng giá sản phẩm và mức tăng hay giảm sản lượng bán ra.

Ảnh hưởng của lạm phát đến chi phí

Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, lạm phát tăng cao làm tăng hầu hết các loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí nhân công, chi phí quản lý, bán hàng, thuê kho bãi, . . . điều đó làm tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên ảnh hưởng đến các hướng đầu tư của doanh nghiệp,

buộc các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh nhằm tối đa hỳa chi phí để có thể tồn tại và cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, lạm phát dẫn đến tình trạng tăng giá chung của tòan nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng của sự tăng giá chung. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có các biện phất tốt để tối thiểu hỳa chi phí như tìm được những nhà cung ứng với giá thấp hơn, phân phối tốt chi phí nhân công,... thì việc tăng chi phí chung trong nền kinh tế lại có thể trở thành một lợi thế của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của lạm phát đến lợi nhuận

Lạm phát khiến cho các yếu tố đầu vào tăng cao, chi phí tăng cao ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Lạm phát làm cho giá trị thực của các tài sản khấu hao nhiều hơn, phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn khiến lợi nhuận giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trong thời kỳ lạm phát lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn có thể tăng do mức tăng giá bình quân của các yếu tố đầu vào thấp hơn mức tăng giá của sản phẩm đầu ra trong khi sản lượng sản phẩm của doanh nghiệp bán ra không giảm sút nhiều.

Ảnh hưởng của lạm phát đến năng suất lao động

Lạm phát xảy ra làm tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống. Người lao động sẽ mất động lực làm việc nếu doanh nghiệp không có chế độ dãi ngộ tốt đối với nhân viên của mình. Điều đó ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong điều kiện lạm phát thì tất cả các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng. Vì vậy, doanh nghiệp đề ra cách ứng phó với lạm phát sẽ hạn chế được rủi ro, nắm bắt tốt những cơ hội kinh doanh và duy trì ổn định việc làm cho người lao động, sẽ giữ được người lao động ở lại với doanh nghiệp, người lao động sẽ ổn định được tâm lý và phục vụ tốt cho công ty, qua đó năng suất lao động sẽ cao hơn.

Khi lạm phát cao, doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong khâu huy động vốn đẻ mở rộng quy mô sản xuất. Cùng với đó, khi xảy ra lạm phát nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng cũng có xu hướng giảm làm sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp giảm kéo theo doanh thu cả doanh nghiệp cũng giảm. Nhiều doanh nghiệp không có sức cạnh tranh trên thị trường, uy tín và thị phần suy giảm thậm chí có những doanh nghiệp bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh hoặc bị các doanh nghiệp lớn thâu tóm.

Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn, thực hiện tốt công tác dự báo sẽ hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm thị phần và uy tín của doanh nghiệp được nâng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu lương thực duy hưng thịnh (Trang 36)