- Những Công ty mới gia nhập nghành: các Công ty tư nhân khác, tập trung nhiều ở Thành phố Cần Thơ.
4.3.2.2. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn còn khá cao nguyên nhân chính là do chi phí đầu tư cho việc xây dựng và chi phí quản lý, chi phí gián tiếp tăng. Tuy nhiên, thì cơ cấu mô hình quản lý ngày càng được hoàn thiện góp phần tạo thuận lợi cho việc quản lý theo mục tiêu và hiệu quả nên chi phí quản lý doanh nghiệp đã được cắt giảm đáng kể. Cụ thể 5.960,68 triệu đồng; 5.087,69 triệu đồng; 4.690,53 triệu đồng là chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty tương ứng với 3 năm 2011, 2012, 2013. Năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm (873,00 triệu đồng) tương ứng với (14,6%), đến năm 2013 chi phí doanh nghiệp cũng giảm nhưng không nhiều cụ thể là (7,8 %) tương ứng với (397.16 triệu đồng).
Theo số liệu thống kê, tổng chi phí hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm qua các năm. Đây là dấu hiệu cho thấy Công ty đang dần thay đổi cơ chế quản lý và sử dụng nguồn vốn. Năm 2012, tổng chi phí quản lý so với năm 2011 đã giảm (8,24 %) tương ứng giảm (26.940,78 triệu đồng). Năm 2013 tổng chi phí quản lý giảm mạnh (27.51%) tương ứng với (82.573,12 triệu đồng) so với năm 2012. Chi phí giảm thì lợi nhuận tăng lên, nhưng vì thế công ty cần phải có nhiều biện pháp hơn nhằm làm giảm chi phí để tăng lợi nhuận trong sản xuất, giúp Công ty kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
Nhìn chung tổng chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm từ 2011 đến 2013 thì chi phí giá vốn hàng bán vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp tuy tỷ trọng của chi phí này nhỏ hơn và có xu hướng giảm trong những năm tới, nếu xét cụ thể từng khoản mục tạo thành chi phí này không có thay đổi nhiều. Doanh nghiệp nên duy trì khả năng hoạt động trong thời kỳ kinh tế có nhiều chuyển biến phức tạp những biến động, rủi ro bất ngờ, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng cũng cố uy tín và chất lượng củng như khả năng sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề theo hướng đa đạng hoá và tập trung chuyên sâu vào một lĩnh vực, đặt biệt là gạo, tích cực khai thác những thị trường cao cấp tiềm năng, tích cực xây dựng thêm nhiều phân xưởng gạo, trung tâm phân phối hàng tiêu dùng. Đẩy mạnh việc chuyên môn hoá sản xuất nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, nhằm nâng cao lợi nhuận của Công ty.