Phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 58)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện

Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010-2013

Chi ngân sách cơ bản thực hiện theo dự toán đƣợc duyệt vào đầu năm, ngoài ra còn tăng chi trên cơ sở tăng chi để cân đối nhờ vậy, đã đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Tổng chi ngân sách huyện tăng, cụ thể qua biểu đồ 3.1:

Đơn vị tính: Triệu đồng 0 100 200 300 400 500 600 2010 2011 2012 2013 310.707 374.738 510.935 543.463 307.382 369.605 492.313 523.024 Thu NSNN Chi NSNN

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thu - chi ngân sách huyện trên địa bàn giai đoạn 2010-2013

Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang

Những năm qua các nhiệm vụ chi ngân sách huyện đều tăng và một số nhiệm vụ chi chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số chi thƣờng xuyên của ngân sách, cụ thể qua bảng 3.2:

Bảng 3.2. Tổng hợp chi ngân sách huyện giai đoạn 2010 - 2013 STT Chỉ tiêu Kết quả ( triệu đồng ) 2010 2011 2012 2013 DT TH DT TH DT TH DT TH Tổng chi 182.456 307.379 301.859 369.602 426.746 492.311 501.739 523.024

A Chi cân đối NSĐP 175.111 289.127 279.990 348.401 405.689 468.359 473.856 492.824

I Chi đầu tƣ phát triển 15.049 51.339 54.377 63.631 87.392 109.628 83.325 84.720

II Chi thƣờng xuyên 139.794 158.576 200.019 184.481 261.840 260.764 327.862 291.699

1 Chi an ninh - QP 598 1.785 952 2.582 1.241 2.521 1.210 2.979

2 Chi SN giáo dục đào tạo 99.698 105.672 129.492 124.647 167.169 184.555 214.152 203.896 3 Chi sự nghiệp y tế 7.485 10.657 23.332 13.853 40.215 21.360 42.446 26.445 4 Chi sự nghiệp VHTT 1.207 1.117 1.275 1.119 1.349 1.385 1.520 1.446 5 Chi SN PT truyền hình 1.326 1.602 1.248 1.234 1.654 1.898 2.654 2.683

6 Chi SN thể dục thể thao 183 183 191 191 187 187 486 486

7 Chi SN đảm bảo XH 2.283 5.057 9.863 6.724 12.976 13.185 11.501 14.767 8 Chi sự nghiệp kinh tế 3.548 9.102 16.098 9.487 13.911 8.646 22.151 9.072 9 Chi QL HC Đảng, ĐT 19.596 22.325 15.378 21.395 20.970 24.604 27.360 27.668

10 Chi khác 3.870 1.070 2.262 3.244 2.168 2.419 3.028 2.257

III Chi chƣơng trình MT 6.429 13.662 5.444 5.736 9.040 9.061 1.104 5.181

IV Chi chuyển nguồn 40.456 53.269 26.854 32.112

V Chi bổ sung NS xã 16.839 25.094 20.078 41.284 37.417 62.052 61.565 79.112

B Chi quản lý qua NS 7.345 18.252 21.869 21.201 21.057 23.952 27.883 30.198

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang)

57% 16% 8% 13% 6% 2010 Chi thƣờng xuyên Chi đầu tƣ phát triển Chi bổ sung NS xã Chi chuyển nguồn Chi quản lý qua NS

52% 17% 11% 15% 5% 2011 Chi thƣờng xuyên Chi đầu tƣ phát triển Chi bổ sung NS xã Chi chuyển nguồn Chi quản lý qua NS

54% 23% 13% 6% 4% 2012 Chi thƣờng xuyên Chi đầu tƣ phát triển Chi bổ sung NS xã Chi chuyển nguồn Chi quản lý qua NS

57% 17% 15% 6% 5% 2013 Chi thƣờng xuyên Chi đầu tƣ phát triển Chi bổ sung NS xã Chi chuyển nguồn Chi quản lý qua NS

Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng cơ cấu chi ngân sách huyện hàng năm 2010 - 2013

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang )

Qua bảng 3.2 cho thấy chi ngân sách huyện giai đoạn 2010-2013 luôn đạt và vƣợt dự toán giao đầu năm từ 104,2% đến 168,4 %. Nguyên nhân là do huyện đã thực hiện tốt các biện pháp thu NSNN và nuôi dƣỡng các nguồn thu trên địa bàn, quyết liệt trong công tác chống thất thu NSNN. Do vậy, hàng năm thu NSNN trên địa bàn đều vƣợt dự toán giao đầu năm từ 10 % đến 15 %. Từ đó, huyện có nguồn thu và chủ động đảm bảo các nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn huyện.

Biểu đồ 3.2 về tỷ trọng cơ cấu chi ngân sách huyện giai đoạn 2010-2013 cho thấy, chi thƣờng xuyên luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%) trong tổng chi ngân sách của huyện, tiếp đến là chi đầu tƣ phát triển (trên 16%). Cụ thể đối với từng mục chi NS của huyện giai đoạn 2010-2013 nhƣ sau:

+ Đối với chi đầu tƣ phát triển: Chi đầu tƣ phát triển tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2012 ( tƣơng ứng là 51.339 triệu đồng năm 2010, đạt 341,15% so với dự toán, và 63.631 triệu đồng năm 2011, đạt 219% dự toán, và tăng đột biến lên đến 109.628 triệu đồng năm 2012, đạt 456% dự toán). Nguyên nhân của sự gia tăng chi NS liên tục và đột biến năm 2012 là huyện đã khai thác tốt từ thu cấp quyền sử dụng đất bằng các hình thức đấu giá đất các khu dân cƣ; nhờ sự chỉ đạo quyết liệt công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản, với khối lƣợng đầu tƣ lớn, cấp độ khẩn trƣơng để đáp ứng các tiêu chí Nghị quyết đã đề ra. Đƣợc sự đồng thuận của nhân dân, Huyện phát động sâu rộng thi đua cao điểm phấn đấu hoàn thành công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản. Huy động cả hệ thống chính trị tham gia, trong đó tập trung các khâu giải quyết nhanh các thủ tục hành chính chuẩn bị đầu tƣ, giải phóng mặt bằng huy động vốn, đôn đốc các đơn vị thi công thực hiện đúng tiến độ các công trình. Đối với việc đầu tƣ xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, công trình chỉnh trang đô thị, công trình làm đƣờng giao thông nông thôn, Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến đất, đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ…. Chính điều đó góp phần tích cực trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tƣ cho các các công trình phúc lợi công cộng của địa phƣơng và từng bƣớc thay đổi bộ mặt.

Tuy nhiên, đến năm 2013, chi NS giảm xuống còn 84.720 triệu đồng đạt 102% dự toán. Nguyên nhân là do suy thoái kinh tế, nguồn thu từ bán đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thực hiện chậm và hạn chế. Do vậy, huyện thiếu nguồn thu cho NS để đầu tƣ phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng.

Chi đạt trên 100% dự toán là vƣợt so với kế hoạch, sẽ làm tăng nguy cơ bội chi và mất cân đối thu-chi ở cấp huyện. Tuy nhiên, do làm tốt công tác xây dựng và bảo vệ kế hoạch số thu bổ sung từ NS cấp trên, đặc biệt là số thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên để đầu tƣ các công trình trọng điểm và các nhiệm vụ chi trọng yếu. Đồng thời huyện thƣc hiện tốt khai thác nguồn thu

nhƣ: thu từ đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn; thu ngoài quốc doanh; lệ phí trƣớc bạ.... nên NS cấp huyện luôn đảm bảo số thu để thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

+ Đối với chi thƣờng xuyên:

- Với những nỗ lực trong công tác kiểm soát chi, hạn chế các nội chi chƣa phải là cấp thiết, Qua các năm 2010 - 2013 công tác chi thƣờng xuyên ngân sách cấp huyện về cơ bản hoàn thành kế hoạch giao ; nhóm chi thƣờng xuyên đều chi vƣợt kế hoạch cao nhất hàng năm là ở mức 120% đến 125% là vì huyện Hàm Yên là một huyện thuần nông chủ yếu là sản xuất nông nghiệp không có các nhà máy, trƣờng học của trung ƣơng đóng trên địa bàn mà cơ bản chỉ đáp ứng phục vụ các đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn.

Khoản chi chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số chi thƣờng xuyên NS huyện là chi cho giáo dục đào tạo giai đoạn 2010-2013 (tƣơng ứng 66,6% năm 2010; 67,5% năm 2011; 70,7% năm 2012 và 69,8 % năm 2013). Số chi năm sau tăng và cao hơn so với năm trƣớc. Nguyên nhân số chi luôn tăng và chiến tỷ trọng cao là huyện luôn ƣu tiên và thực hiện đúng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc chú trọng tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo, bởi giáo dục - đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Đặc biệt là thực hiện các nhiệm vụ chi cho giáo dục đào tạo nhƣ: phổ cập giáo dục ở các bậc học; hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em dƣới 5 tuổi; hỗ trợ tiền ăn cho học sinh dân tộc nội trú…. cho thấy rằng huyện đã thƣờng xuyên và chú trọng sự nghiệp "Trồng người" trên địa bàn.

Khoản chi chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi thƣờng xuyên của NS là chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể. Giai đoạn 2010-2013 khoản chi này chiếm tỷ trọng từ 9-14% trong tổng số chi thƣờng xuyên. Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể chủ yếu chi hoạt động của các phòng chuyên môn thuộc khối Ủy ban nhân dân huyện; khối đảng, Mặt trận tổ quốc và văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện. Chỉ tiêu này qua các năm

2010-2013 đều tăng vƣợt dự toán giao đầu năm (tƣơng ứng là 22.325 triệu đồng năm 2010, đạt 113% so với dự toán, và 21.395 triệu đồng năm 2011, đạt 139% dự toán, 24.604 triệu đồng năn 2012, đạt 117,3% dự toán, và 27.668 triệu đồng năm 2013, đạt 101,1% dự toán). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chi quản lý hành chính tăng trong đó có nguyên nhân do Chính phủ cải cách chế độ lƣơng, phụ cấp đối với cán bộ công chức, thay đổi của Luật bảo hiểm, … và cũng có cả nguyên nhân chủ quan từ công tác quản lý chi của chính quyền các địa phƣơng chƣa thực sự tiết kiệm trong chi quản lý hành chính, bộ máy còn cồng kềnh, công tác cải cách hành chính của địa phƣơng chƣa triệt để, việc tinh giản biên chế còn chậm, huyện còn sử dụng nhiều hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế đƣợc giao dẫn đến tăng chi quản lý hành chính.

Chi cho sự nghiệp y tế liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2013 (tƣơng ứng là 10.657 triệu đồng năm 2010, 13.853 triệu đồng năm 2011, và 21.360 triệu đồng năm 2012, và 26.455 triệu đồng năm 2013). Nguyên nhân hàng năm số chi NS tăng là do trong lĩnh vực này huyện đã luôn quan tâm và bố trí nhiệm vụ chi để tăng cƣờng cơ sở vật chất và nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, phục vụ tốt chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện.

Chi sự nghiệp kinh tế, nội dung này đã đƣợc tập trung chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng cho thấy đã có tác dụng trong thực tiễn từ năm 2010 đến năm 2013 số chi chiếm từ 1-5% trong tổng số chi ngân sách. Qua bảng 3.2 cho thấy chủ trƣơng của cấp ủy địa phƣơng rất quan tâm đến các khoản chi cho sự nghiệp kinh tế nông nghiệp vì là một huyện chủ yếu là đất nông nghiệp tuy nhiên số chi qua các năm đã thể hiện số chi chiếm tỷ trọng rất nhỏ năm cao nhất chỉ chiếm 5% so với tổng chi ngân sách huyện. Do vậy, đã phần nào có ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung và chƣa phát huy đƣợc hết lợi thế về tiềm năng kinh tế của huyện.

Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội chiếm tỷ trọng từ 3-5% trong tổng số chi thƣờng xuyên. Qua số liệu trong bảng 3.2 các năm cho thấy trong lĩnh vực

này, Huyện đã quan tâm thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện xuống còn 20,06%, phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện dự án nhận rộng mô hình giảm nghèo, hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở. Thực hiện chi trả trợ cấp cho các đối tƣợng ngƣời có công và các đối tƣợng bảo trợ xã hội đầy đủ kịp thời.

Chi sự nghiệp nông, lâm nghiệp, thủy lợi chiếm tỷ trọng từ 1-3% trong tổng số chi thƣờng xuyên. Kinh phí thực hiện cho sự nghiệp nông, lâm nghiêp, thủy lợi chủ yếu tập trung cho phát triển và quản bá thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên; sản xuất cây giống lâm nghiệp và cấp bù kinh phí thủy lợi phí để duy trì các hồ, đập thủy lợi và hệ thống tƣới tiêu nƣớc phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Từ năm 2012 nguồn cấp bù thủy lợi phí đƣợc tập trung về Sở Tài chính Tuyên Quang do vậy số chi giảm so với các năm trƣớc.

Chi khác chiếm tỷ trọng từ 0,6-1,5% trong tổng số chi thƣờng xuyên. Chi khác của ngân sách, huyện chủ yếu chi hỗ trợ các cơ quan trên địa bàn huyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất của địa phƣơng và các lễ hội truyền thống của huyện hàng năm.

Chi lĩnh vực quốc phòng - an ninh chiếm tỷ trọng từ 0,9-1,4% trong tổng số chi thƣờng xuyên. Huyện đã đảm bảo kinh phí để thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh chính trị trên địa bàn trong những năm qua. Thực hiện chỉ trả kịp thời chế độ có 775 đối tƣợng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ Tƣớng Chính phủ. Đầu tƣ phƣơng tiện và trang thiết bị, máy móc để duy trì công tác kiểm soát, giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Chi cho sự nghiệp phát thanh, truyền hình chiếm tỷ trọng từ 0,6-1% trong tổng số chi thƣờng xuyên và liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2013 (tƣơng ứng là 1.602 triệu đồng năm 2010, và 1.234 triệu đồng năm 2011, 1.898 triệu đồng năm 2012, và 2.683 triệu đồng năm 2013). Nguyên nhận số chi các năm tăng là do huyện đã chú trọng đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất,

trang thiết bị để Đài truyền thanh, truyền hình huyện duy trì việc thu và phát lại các chƣơng trình của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Tuyên Quang. Phản ánh kịp thời các sự kiện về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện.

Chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin chiếm tỷ trọng từ 0,5-0,7% trong tổng số chi thƣờng xuyên. Huyện đã đảm bảo kinh phí và tổ chức thực hiện bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể nhƣ: hát Then; múa khèn; hát Sình ca; hát Páo dung của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa " tại cơ sở và quy định về nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang và lễ hội. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa hàng năm đều đạt trên 80%.

Chi cho sự nghiệp thể dục thể thao chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số chi thƣờng xuyên. Là một huyện miền núi, phong trào thể dục thể thao chƣa đƣợc phát triển sâu rộng và toàn diện. Do vậy khoản chi cho sự nghiệp thể dục thể thao của huyện trong những năm qua mới chỉ dừng lại cở công tác hỗ trợ các vận động viên tham gia các giải thể thao của tỉnh Tuyên Quang tổ chức.

+ Chi bổ sung ngân sách xã giai đoạn 2010-2013 là không ổn định, nội dung chi phát sinh theo kế hoạch chi của từng năm (tƣơng ứng là 25.094 triệu đồng năm 2010, đạt 149% so với dự toán giao đầu năm, và 41.284 triệu đồng, tăng 205% so với dự toán, và 62.052 triệu đồng năm 2012, đạt 165,8% so với dự toán, 79.112 triệu đồng năm 2013, đạt 128,5 % dự toán và giảm 37,3 % so với năm 2012). Nguyên nhân các nằm đều vƣợt dự toán cao là do tất các xã, thi trấn trên địa bàn huyện đều thuộc đối tƣợng thu không đủ chi, đều phụ thuộc vào số bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên để chi. Các nội dung chi của các xã, thị trấn không ổn định.

+ Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua Ngân sách chiếm tỷ trọng 5% trong tổng số chi ngân sách huyện và liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2013.

Nguyên nhân là huyện đã thực hiện tốt nhiệm vụ ghi thu, ghi chi đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Nguồn thu chủ yếu là thu từ học phí; viện phí và nguồn đóng góp xây dựng tự nguyện. Từ nội dung nguồn thu, huyện thực hiện đảm bảo các nhiệm vu chi cho đầu tƣ, tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các trƣờng lớp học và bệnh viện, trạm y tế và các nhà văn hóa thôn bản trên địa bàn huyện.

Qua tổng hợp chi ngân sách huyện từ năm 2010-2013 cho thấy rằng: - Nguồn chi tăng và chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng chi thƣờng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)