5. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Để có thể đánh giá đƣợc thực trang công tác quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang thì cần phải thu thập thông tin thứ cấp.
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nƣớc, các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về NSNN và quản lý NSNN, quản lý chi NSNN. Những thông tin cơ bản về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, các chính sách của địa phƣơng đối với công tác quản lý chi NSNN và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cung cấp.
Các tài liệu, số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài còn đƣợc thu thập thông qua các tài liệu, báo cáo của địa phƣơng, của ngành tài chính, ngành Kho bạc Nhà nƣớc và website của các Bộ, ngành, tỉnh, huyện liên quan.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập đƣợc các thông tin, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin để đƣa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp so sánh thống kê
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣọng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ, kế hoạch + So sánh các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự.
+ So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Sử dụng phƣơng pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả chi NSNN giữa các năm, các thời kỳ, hoặc cơ cấu của các nhiệm vụ chi trong tổng số chi NSNN trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên số liệu thống kê mô tả sự biến động cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của một hiện tƣợng kinh tế, xã hội. Sử dụng phƣơng pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình chi NSNN ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phƣơng pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm đánh giá về hoạt động quản lý chi NSNN và dự báo về chính sách chi NSNN, về đổi mới trong quản lý chi NSNN trong tƣơng lai.
2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT
Phƣơng pháp phân tích SWOT ( còn gọi là ma trận SWOT ) là phƣơng pháp phân tích các điểm Mạnh điểm Yếu, Cơ hội và Thách thức nhằm xem xét tổng thể những thuận lợi, khó khăn dựa trên điểm mạnh, điểm yếu của nội tại chủ thể, cũng nhƣ những cơ hội và thách thức phát triển trong bối cảnh mới, từ đó chỉ ra những nhân tố tác động đến công tác quản lý chi Ngân sách nhằm đề xuất giải pháp tăng cƣờng quản lý chi Ngân sách ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang dựa trên tranh thủ cơ hội, giảm thiểu rủi ro, phát huy tối đa lợi thế, hạn chế bất lợi thế trong quá trình phát triển.
2.3. Hệ các chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài sử dụng hệ chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu: Tổng Thu Ngân sách huyện = (A + B + C + D + E ) Trong đó:
(A): Thu ngân sách trên địa bàn (B): Thu kết dƣ năm trƣớc
(C): Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên (D): Thu chuyển nguồn
(E): Thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách - Chỉ tiêu: Tổng chi Ngân sách huyện = ( A + B + C )
Trong đó:
(A): Chi cân đối Ngân sách địa phƣơng
(B): Chi từ nguồn để lại quản lý qua Ngân sách (C): Chi chuyển nguồn
- Chỉ tiêu: Chi cân đối Ngân sách địa phƣơng = ( 1 + 2 + 3 + 4 )
Trong đó:
(1): Chi đầu tƣ phát triển (2): Chi thƣờng xuyên
(4): Chi chuyển nguồn
- Chỉ tiêu : Chi từ nguồn để lại quản lý qua NS = (5 + 6 + 7 + 8)
Trong đó:
(5): Học phí (6): Viện phí
(7): Chi sự nghiệp y tế từ nguồn thu khác (8): Nguồn đóng góp tự nguyện
* Ý nghĩa của các chỉ tiêu phản ánh đƣợc cơ cấu, nhiệm vụ chi của ngân sách huyện Hàm Yên, tăng cƣờng tính chủ động của ngân sách, xác định rõ nhiệm vụ trong yếu trong tổng chi NSNN, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí NSNN. Để tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp cấp huyện giúp cho các cơ quan thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin đến chi tiêu NSNN. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể đƣa ra quyết định kịp thời, hạn chế tối đa việc sử dụng lãng phí NSNN.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí, địa lý
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hàm Yên là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Tuyên Quang. Trung tâm huyện cách thành phố Tuyên Quang 43km. Có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp huyện Yên Sơn, phía Đông giáp hai huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình, và phía Tây giáp huyện Yên Bình, Lục Yên tỉnh Yên Bái.
Với đặc trƣng của vùng đất miền núi, Hàm Yên có thể mạnh về nông lâm nghiệp, địa bàn có đƣờng quốc lộ 2 đi qua và con sông Lô chảy qua rất thuận lợi để tiêu thụ các mặt hàng nông sản và là điều kiện để huyện phát huy tiềm năng, thế mạnh, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Khai thác triệt để đất đai, tiểu vùng khí hậu và thƣơng hiệu đã có để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung. Tích cực thu hút đầu tƣ phát triển những ngành công nghiệp huyện có tiềm năng nhƣ: Công nghiệp chế biến, điện, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khi và đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Phát huy lợi thế về trục đƣờng giao thông, các danh thắng về lễ hội văn hóa truyền thống để phát triển dịch vụ du lịch nhằm quảng bá về mảnh đất, con ngƣời Hàm Yên với bạn bè gần xa.
3.1.1.2. Địa hình
Hàm Yên có tổng diện tích đất tự nhiên 90.054,60ha, trong đó: Đất nông nghiệp 82.932,13ha; đất phi nông nghiệp 4.787,05ha và đất chƣa sử dụng 2.335,42ha. Có 17 xã và 01 thị trấn. Địa hình của Hàm Yên khá phức
tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông, suối, là nơi có điểm cao nhất trong tỉnh Tuyên Quang đỉnh núi Chạm Chu có độ cao 1.587m so với mực nƣớc biển.
Có thể chia Hàm Yên thành 3 vùng địa hình nhƣ sau:
- Vùng núi phía Bắc của huyện chủ yếu là dốc cao, đồi núi nhiều, đất lúa ít, chủ yếu phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng lúa nƣơng rẫy. Là vùng điều kiện kinh tế - xã hội còn kém phát triển, nhiều tập tục lạc hậu, trình độ dân trí thấp, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Mông, Dao, Nùng sinh sống, đời sống vật chất và tinh thần gặp nhiều khó khăn. Gồm các xã: Yên Lâm, Yên Phú, Yên Thuận, Minh Khƣơng, Minh Dân, Bạch Xa, Minh Hƣơng, Phù Lƣu…
- Vùng đồi núi giữa huyện đất đai tƣơng đối thuận lợi so với các vùng khác, có sông Lô chảy qua thuận tiện về trồng lúa, rau mầu, chăn nuôi gia súc, dịch vụ và việc phát triển giao thông đƣờng thủy. Là trung tâm của huyện nên điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, trình độ dân trí khá hơn các vùng khác, đời sống nhân dân ổn định. Gồm các xã: Thị trấn Tấn Yên, Tân Thành, Thái Sơn, Bình Xa, Nhân Mục, Bằng Cốc,…
- Vùng đồi núi phía Nam của huyện có độ dốc thấp, đia hình tiếp giáp với huyện Yên Sơn và trung tâm thành phố Tuyên Quang. Có quốc lộ 2 chạy qua nên thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa tập trung và tiêu thụ sản phẩm nông sản, là vùng điều kiện kinh tế - xã hội khá phát triển, thu nhập của ngƣời dân khá hơn so với vùng khác. Gồm các xã: Hùng Đức, Đức Ninh, Thái Hòa, Thành Long…
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Hàm Yên có một vị trí địa lý khá thuận lợi, có đƣờng quốc lộ 2 chạy qua và xuyên suốt địa phận của huyện, hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy tƣơng đối hoàn chỉnh tạo điều kiện rất lớn cho việc giao lƣu, phát triển kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Đất đai mầu mỡ kết hợp với
hệ thống thủy lợi đảm bảo và ổn định tạo điều kiện phát triển cho những loại cây có giá trị kinh tế cao. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện khá ổn định, cơ cấu kinh tế, cơ cấu trong nông lâm nghiệp đã và đang chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Đây là những thuận lợi và nguồn lực lớn cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung.
Nhờ chú trọng phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng huyện Hàm Yên đã hình thành một số vùng chuyên canh tập trung nhƣ: Vùng trồng cam ở các xã phí Bắc (Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khƣơng, Minh Dân, Phù Lƣu, Yên Lâm…) với diện tích cam lên đến 2500ha, Để tiếp tục quảng bá, giới thiệu sản phẩm Cam sành Hàm Yên và khẳng định thƣơng hiệu "Cam sành Hàm Yên" trên thị trƣờng cả nƣớc. Huyện Hàm Yên đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nhằm khẳng định với khách hàng các đặc điểm nội bật của Cam sành Hàm Yên đã đƣợc cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa "Thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên". Cùng với Cam sành Hàm Yên cũng hình thành những vùng chuyên canh, sản xuất lúa gạo ngon nổi tiếng tại các xã Phù Lƣu, Minh Hƣơng; vùng sản xuất mía tại xã Bình Xa, Tân Thành cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đƣờng Tuyên Quang; phát triển giống trâu ngố tại hầu hết các xã trong huyện, đặc biệt là các xã vùng sâu xa có nhiều diện tích và điều kiện chăn thả tự nhiên; phát triển giống vịt bầu đặc sản tại xã Minh Hƣơng, phát triển vùng chè ở các xã phí Nam (Đức Ninh, Thái Hòa, Thái Sơn …). Hình thành cụm công nghiệp Tân Thành có diện tích rộng trên 72ha đƣợc quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản, thức ăn gia súc, chế biến vật liệu xây dựng, chế biến nƣớc hoa quả và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Cụm công nghiệp Tân Thành chính thức đƣợc khởi động là điểm nhấn quan trọng trong bƣớc khởi đầu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Hàm Yên giai đoạn 2010-2015. Hình thành các tua, tuyến du lịch nhƣng du lịch sinh thái rừng Chạm Chu, du lịch khu di tích thắng cảnh
quốc gia Động Tiên (Xã Yên Phú), du lich tâm linh Đền Thác Cái (xã Yên Lâm); Đền Bắc Mục và Đình Thác Cấm (Thị trấn Tân Yên).
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh, kinh tế huyện Hàm Yên đã từng bƣớc tăng trƣởng khá ổn định và vững chắc; tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 - 2013 đƣợc thể hiện ở Bảng 3.1:
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế 2010-2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I. Tốc độ tăng trƣởng GDP Triệu đồng Tổng cộng 902.923 1.102.034 1.280.571 1.536.558
1. Nông lâm nghiệp, thủy sản '' 452.932 464.748 524.748 555.624 2. Công nghiệp - xây dựng '' 238.664 320.554 389.257 499.534 Trong đó: Công nghiệp '' 129.491 139.979 156.097 268.280 3. Thƣơng mại - dịch vụ '' 211.327 316.732 366.566 481.400
II. Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100
1. Nông lâm nghiệp, thủy sản '' 50,2 42,17 41,24 37,71 2. Công nghiệp - xây dựng '' 26,4 29,09 29,95 29,62 Trong đó: Công nghiệp '' 54,26 43,67 40,10 53,70 3. Thƣơng mại - dịch vụ '' 23,4 28,74 28,81 32,67
III. Tài chính - Ngân sách Triệu đồng
1. Thu ngân sách cấp huyện '' 310.707 374.738 510.935 543.463 2. Chi ngân sách cấp huyện '' 307.382 369.605 492.313 523.024
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang )
Trong những năm qua, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015 và mục tiêu nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hàm Yên lần thứ XIX. Dƣới sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, các cấp, các ngành và sự đồng thuận của nhân dân
các dân tộc trong huyện, kinh tế của huyện tiếp tục đƣợc cải thiện, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội luôn đƣợc giữ vững. Đến năm 2013, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch. Kết quả đạt đƣợc trên các lĩnh vực, cụ thể:
- Giá trị sản xuất công nghiêp - xây dựng ( giá cố định năm 1994) đạt 499,534 tỷ đồng, đạt 113,6 % lộ trình chỉ tiêu Nghị quyết.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 555,624 tỷ đồng, đạt 101,9 % lộ trình chỉ tiêu Nghị quyết; sản lƣợng lƣợng thực quy thóc đạt 54.521,6 tấn, đạt 102,3 % lộ trình chỉ tiêu Nghị quyết.
- Giá trị các ngành dịch vụ đạt 481,400 tỷ đồng, đạt 118,3 % lộ trình chỉ tiêu Nghị quyết.
- Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 13,085 triệu đồng/ngƣời/năm, đạt 100% lộ trình chỉ tiêu Nghị quyết.
- Hệ số sử dụng đất đạt 2,51 lần, đạt 100% lộ trình chỉ tiêu Nghị quyết. - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,9 %, đạt 100 % kế hoạch.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội đạt 645 tỷ đồng, tăng 9,3 % so với kế hoạch.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo ( theo tiêu chí mới ) còn 20,06 %.
- Tỷ lệ số hộ dân đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia đạt 97,75%, đạt 100 % chỉ tiêu kế hoạch.
* Kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội:
- Sản xuất nông - lâm nghiệp:
+ Trồng trọt: Diện tích cây lúa nƣớc thực hiện 7.084,4 ha, tăng 0,5 % so với kế hoạch; Diện tích cây ngô thực hiện 2.729,9 ha, tăng 12,7 % kế hoạch; Diện tích cây đậu tƣơng thực hiện 454,8ha, tăng 0,8% kế hoạch; Diện tích cây lạc thực hiện 431,1 ha, tăng 0,3% kế hoạch; tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho 2.677,5 ha Cam, tăng 7,1 % kế hoạch. Cam sành Hàm Yên đã đƣợc xếp hạng vào tốp 10 thƣờng hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam; Trồng, chăm sóc 1.884,4 ha che, đạt 100% kế hoạch.
+ Chăn nuôi: Duy trì và phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn; tổng đàn trâu đạt 15.266 con; đàn bò đạt 946 con; đàn lợn đạt 80.365 con; đàn gia cầm đạt 742,5 nghìn con. Tình hình dịch bệnh trong đàn gia súc, gia cầm ổn định không xảy ra dịch bệnh; công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đƣợc duy trì thƣờng xuyên.
+ Sản xuất lâm nghiệp: Tổ chức gieo ƣơm sản xuất cây giống lâm nghiệp đƣợc: 3.178.480 cây. (Trong đó: Keo hạt 1.174.522 cây; Keo giâm hom 1.502.368 cây; Mỡ 108.520 cây; Lát hoa 293.040 cây; Xoan 100.000 cây). Trồng rừng đƣợc 2.078,1 ha, vƣợt 1,4 % chỉ tiêu kế hoạch. Khai thác rừng trồng đạt 64.043m3 gỗ, đạt 96,0% kế hoạch giao.
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ: Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (Theo giá cố định 1994) năm 2013 đạt 268,28 tỷ đồng, so với kế hoạch tăng 37,3%. Các sản phẩm chủ yếu sản xuất và tiêu thụ đạt: Điện thƣơng phầm 33,76 triệu Kwh; cao lanh 32.000 tấn; bột ba rít 6.000 tấn; quặng sắt 11.915 tấn; chế biến chè khô 2.150 tấn; chế biến gỗ xẻ 13.000 m3, gỗ ván bóc 2.000 m3, dăm gỗ 18.000 tấn; gạch chỉ 21 triệu viên; đƣờng kính 25.200 tấn.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội thực hiện 645 tỷ đồng, tăng 9,3 % so với kế hoạch. Duy trì hoạt động của 19 chợ và 49 điểm bán hàng hóa thiết yếu