5. Kết cấu của luận văn
1.2. Một số lý luận cơ bản về Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện và quản lý
chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện
1.2.1. Quản lý nhà nước đối với NSNN là tất yếu
Quản lý nhà nƣớc đối với NSNN là quá trình tác động của Nhà nƣớc đến các mối quan hệ của NSNN, nhằm hƣớng NSNN tác động vào các hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội phục vụ cho mục tiêu, chiến lƣợc, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Đồng thời là quá trình sử dụng NSNN nhƣ là công cụ để quản lý và điều hành nền kinh tế, hƣớng các quan hệ kinh tế phát triển theo ý đồ của Nhà nƣớc.
Quản lý nhà nƣớc về NSNN là làm cho các hoạt động của NSNN theo đúng pháp luật nhà nƣớc, mặt khác kích thích kinh tế phát triển, tạo lập, bồi dƣỡng nguồn thu cho ngân sách và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các khoản chi ngân sách, bảo đảm sự cân đối tích cực thu - chi ngân sách, giảm bội chi ngân sách. Mục tiêu tổng quát trong quản lý và sử dụng ngân sách là phải tạo sự cân đối tích cực, ổn định NSNN tạo môi trƣờng tài chính thuận lợi cho sự ổn định và phát triển, nâng cao hiệu quả của NSNN thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Nhà nƣớc là chủ thể quản lý; các quan hệ, các bộ phận của ngân sách là đối tƣợng, khách thể quản lý. Vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với ngân sách là một tất yếu bởi vì:
Thứ nhất: NSNN thể hiện bản chất của Nhà nƣớc, của chế độ và phục
vụ nhà nƣớc, tác động đến mọi mặt hoạt động đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh, là công cụ của nhà nƣớc để kích thích kinh tế phát triển, có vai trò chi phối toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia, là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách tài chính quốc gia.
Thứ hai: Xuất phát từ vai trò tài chính Nhà nƣớc, NSNN là công cụ
quan trọng trong quản lý xã hội nói chung và quản lý kinh tế nói riêng. Nhà nƣớc định ra Luật NSNN, Luật Thuế và các Luật liện quan, các chính sách ƣu đãi đầu tƣ, khuyến khích đầu tƣ, chính sách xã hội, nguồn chi từ NSNN là rất lớn tác động nền kinh tế, đồng thời thực hiện kiểm tra kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực mang lại hiệu quả.
Thứ ba: Các vấn đề liên quan đến NSNN ở tầm vĩ mô chỉ có Nhà nƣớc
mới có khả năng chi phối, quy định thực hiện, tác động mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Quản lý vừa mang tính bắt buộc vừa tạo điều kiện cho các hoạt động trong nền kinh tế phát triển.
1.2.2. Nội dung của ngân sách nhà nước cấp huyện
Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện là ngân sách của các quận và thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Theo Luật NSNN năm 2002, nội dung phân định nhiệm vụ thu, chi của ngân sách huyện bao gồm những nội dung sau :
a) Nguồn thu ngân sách
Các khoản thu NSĐP đƣợc hƣởng 100%: Thuế nhà đất; Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí; thuế muôn bài; thuế chuyển quyền sử dụng đất; tền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nƣớc không kể thuê mặt nƣớc từ hoạt động dầu khí; tiền đền bù thiệt hại đất; tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc; lệ phí trƣớc bạ; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; thu từ vốn góp của NSĐP, tiền thu hồi vốn của NSĐP tại cơ sở kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh theo quy định; viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho địa phƣơng theo quy định của pháp luật; phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phƣơng tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trƣớc bạ; các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện; thu bổ sung từ ngân
sách tỉnh; thu từ huy động đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định.
b) Nhiệm vụ chi ngân sách
* Chi đầu tƣ phát triển: Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH không có khả năng thu hồi do địa phƣơng quản lý; đầu tƣ và hỗ trợ cho các DN, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; phần chi đầu tƣ phát triển trong các chƣơng trình quốc gia do địa phƣơng thực hiện; các khoản chi đầu tƣ phát triển khác theo quy định của pháp luật;
* Chi thƣờ :
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa - thông tin, văn học - nghệ thuật, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ, môi trƣờng, các sự nghiệp khác do địa phƣơng quản lý (giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác); đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dƣỡng khác; phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác; các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động khác; bảo tồn, bảo tàng, thƣ viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hoá khác; phát thanh - truyền hình và các hoạt động thông tin khác; bồi dƣỡng, huấn luyện, huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh, các giải thi đấu cấp tỉnh, quản lý các cơ sở thi đấu thể dục - thể thao và các hoạt động thể dục - thể thao khác; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phƣơng quản lý: Sự nghiệp giao thông; sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp; sự nghiệp thị chính...
* Chi hoạt động quốc phòng, an ninh do Ngân sách địa phƣơng thực hiện theo quy định của Chính phủ.
* Hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội - nghề nghiệp ở địa phƣơng.
* Thực hiện các chính sách XH đối với các đối tƣợng do địa phƣơng quản lý.
* Trợ giá theo chính sách của Nhà nƣớc.
* Các khoản chi thƣờng xuyên khác theo quy định của pháp luật. * Chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới.
* Chi chuyển nguồn NSĐP năm trƣớc sang NSĐP năm sau.
1.2.3. Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
1.2.3.1. Nguyên tắc cơ bản về quản lý Ngân sách Nhà nước cấp huyện
Một là, nguyên tắc tập trung thống nhất, quốc gia chỉ có một hệ thống
NSNN thống nhất, quyền quyết định tập trung vào Quốc hội và sự điều hành của Chính phủ, đồng thời cũng đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp. Sự thống nhất trong quản lý NSNN phải bằng pháp luật, bằng chính sách, chế độ và bằng kế hoạch ngân sách hàng năm.
Hai là, đảm bảo tính đầy đủ và toàn vẹn của ngân sách nhà nước. Mọi
khoản thu và chi của NSNN đều phải tâp trung đầy đủ, toàn bộ vào NSNN, không đƣợc bỏ sót, hoặc để bất kỳ nguồn nào ngoài NSNN. Nguyên tắc này đảm bảo tính nghiêm ngặt của NSNN, giúp nhà nƣớc nắm và điều hành toàn bộ NSNN, chống tùy tiện, thất thoát, lãng phí, tham nhũng.
Ba là, đảm bảo thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội; thực hành tiết kiệm là
quốc sách, giữ vai trò chủ đạo kích thích kinh tế phát triển và đảm bảo tính cân bằng của NSNN.
Bốn là, đảm bảo quỹ dự trữ tài chính. Đây là vấn đề có tính chiến lƣợc,
đảm bảo sử dụng ổn định tài chính và chủ động trong điều hành NSNN. Quỹ này không mất đi, mà tăng hàng năm (hình thành từ kết dƣ ngân sách, nguồn tăng thu vƣợt kế hoạch hàng năm và bố trí trong chi ngân sách ).
Năm là, đảm bảo tính trung thực, công khai của NSNN. Phản ảnh các
khoản thu chi NSNN đã diễn ra trong thực tế đúng sự thật khách quan. Các dự toán, quyết toán phải đƣợc kiểm tra, thẩm định nghiêm túc theo một trình tự chặt chẽ, không cho phép cơ quan hành chính tự ý làm sai trái mà cơ quan lập pháp đã quyết định NSNN. Dự toán thi - chi ngân sách sau khi thông qua phải công khai.
Sáu là, tính kỷ cương theo pháp luật. Phải chấp hành nghiêm túc Luật
NSNN, các Luật Thuế, các văn bản pháp quy của nhà nƣớc, đảm bảo trật tự kỷ cƣơng trong quản lý tài chính.
1.2.3.2. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
chi nhà nƣớc huyện
huyện huyện.
a) Lập dự toán chi ngân sách huyện
Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán ngân sách là nhằm tính toán đúng đắn ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các chỉ tiêu chi của ngân sách trong kỳ kế hoạch.
* Yêu cầu trong quá trình lập ngân sách phải đảm bảo:
+ Kế hoạch NSNN phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội: Kế hoạch ngân sách chỉ mang tính hiện thực khi bám sát kế hoạch phát triển, xã hội. Có tác động tích cực đến thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, cũng chính là thực hiện kế hoạch NSNN. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc thực hiện cơ chế quản lý vĩ mô, kế hoạch phát triển KT - XH chủ yếu mang tính định hƣớng.
+ Kế hoạch NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phƣơng trong thời kỳ và yêu cầu của Luật NSNN. Hoạt động NSNN là nội dung cơ bản của chính sách tài chính.
Do vậy, lập NSNN phải thể hiện đƣợc đầy đủ và đúng đắn các quan điểm chủ yếu của chính sách tài chính địa phƣơng nhƣ: Trật tự và cơ cấu động viên các nguồn thu, thứ tự và cơ cấu bố trí các nội dung chi tiêu. Bên cạnh đó, NSNN hoạt động luôn phải tuân thủ các yêu cầu của Luật NSNN, nên ngay từ khâu lập ngân sách cũng phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu của Luật NSNN nhƣ: Xác định phạm vi, mức độ của nội dung các khoản thu, chi; phân định thu, chi giữa các cấp ngân sách, cân đối NSNN.
* Căn cứ lập NSNN:
+ Nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của Đảng và chính quyền địa phƣơng trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo.
+ Lập NSNN phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng trong năm kế hoạch. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là sơ sở, căn cứ để đảm bảo các nguồn thu cho NSNN. Đồng thời, cũng là nơi sử dụng các khoản chi tiêu của NSNN.
+ Lập NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trƣớc, đặc biệt là của năm báo cáo. + Lập NSNN phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức cụ thể về chi tài chính nhà nƣớc. Lập NSNN là xây dựng các chỉ tiêu chi cho năm kế hoạch, các chỉ tiêu đó chỉ có thể đƣợc xây dựng sát, đúng, ngoài dựa vào căn cứ nói trên phải đặc biệt tuân thủ theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính nhà nƣớc thông qua hệ thống pháp luật (đặc biệt là hệ thống các Luật thuế) và các văn bản pháp lý khác của Nhà nƣớc.
b) Chấp hành chi ngân sách địa phương
* Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách: Sau khi UBND giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên tắc đƣợc quy định tại Điểm a khoản 1 điều 44 của Nghị định số 60/ 2003/ NĐ-CP, ngày 06
tháng 6 năm 2003 của Chính phủ. Dự toán chi thƣờng xuyên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách đƣợc phân bổ theo từng loại của Mục lục NSNN, theo các nhóm mục: chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ, chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa; các khoản chi khác.
+ Nội dung cơ bản của chi thƣờng xuyên ngân sách huyện (xét theo lĩnh vực chi): Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội; chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nƣớc; chi cho hoạt động hành chính nhà nƣớc; chi cho quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội; chi khác.
* Nguyên tắc quản lý chi thƣờng xuyên của ngân sách huyện bao gồm: Nguyên tắc quản lý theo dự toán; nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN.
c) Quyết toán chi ngân sách cấp huyện
Theo Nghị định 60/ 2003/ NĐ-CP ngày 06/ 6/ 2003 của Chính phủ, quyết toán ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
* Số liệu quyết toán NSNN:
Số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh toán hoặc đã hạch toán chi theo quy định tại điều 62 của Luật NSNN và các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định tại khoản 2 điều 66 của Nghị định này. * Ngân sách cấp dƣới không đƣợc quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình. Cuối năm, cơ quan tài chính đƣợc ủy quyền lập báo cáo quyết toán kinh phí ủy quyền theo quy định gửi cơ quan tài chính ủy quyền và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp ủy quyền.
* KBNN các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp để cơ quan tài chính lập báo cáo quyết toán. KBNN xác nhận số liệu chi ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách.
* Xét duyệt, phê chuẩn quyết toán ngân sách huyện:
Trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán đƣợc quy đinh nhƣ sau:
+ Đơn vị dự toán cấp xã lập báo cáo quyết toán theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên.
+ Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dƣới trực thuộc. Các đơn vị dự toán cấp trên là đơn vị dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dƣới trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
+ Cơ quan tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp huyện, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm trong quyết toán của đơn vị dự toán cấp huyện, ra thông báo thẩm định quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp huyện. Trƣờng hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I.
* Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán chi ngân sách hàng năm của ngân sách cấp huyện đƣợc quy định nhƣ sau:
+ Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của NSNN nói chung và ngân sách thành phố nói riêng thực hiện theo chế độ kế toán nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính.
Ban Tài chính xã, các phòng ban trực thuộc huyện lập quyết toán chi ngân sách; trình UBND xã, các phòng ban trực thuộc huyện xem xét gửi phòng Tài chính cấp huyện; đồng thời UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn. Sau khi đƣợc HĐND xã phê chuẩn, UBND xã báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính cấp huyện.
+ Phòng Tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán chi ngân sách xã;