phân tử lượng thấp (oligochitin) thu được theo phương pháp chiếu xạ và phương pháp chiếu xạ kết hợp enzyme
3.5.1. Kết quả đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của phân đoạn chitin phân tử lượng thấp (oligochitin) thu được theo phương pháp chiếu xạ phân tử lượng thấp (oligochitin) thu được theo phương pháp chiếu xạ
Nồng độ đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của oligochitin được thể hiện ở bảng 3.8, 3.9, 3.10, 3.11 (phụ lục II) và đồ thị hình 3.4 như sau:
Hình 3.4 Đồ thị biểu diễn kết quả đo bước sóng 517 nm qua các nồng độ của phân đoạn oligochitin và vitamin C theo phương pháp chiếu xạ
Như thể hiện trên hình 3.4, nồng độ chất chống oxi hóa càng cao thì khả năng chống oxi hóa càng tăng nhưng chỉ tăng nhẹ không đáng kể.
Kết quả phần trăm đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của oligochitin được thể hiện ở bảng 3.12 (phụ lục II) và đồ thị hình 3.5 như sau:
Hình 3.5 Đồ thị biểu diễn khả năng quét gốc hydroxyl tự do của phân đoạn oligochitin và vitamin C theo phương pháp chiếu xạ
Kết quả nghiên cứu thể hiện trên đồ thị hình 3.5 cho thấy khả năng quét gốc tự do của oligochitin còn rất thấp so với vitamin C và khả năng quét gốc tự do của phân đoạn B là cao hơn trong 3 phân đoạn nhưng không đáng kể. Cụ thể, ở cùng nồng độ 500 µg/ml thì khả năng quét gốc tự do của oligochitin phân đoạn A, B, C lần lượt là 8,96; 9,76; 6,65%, trong khi đó vitamin C là 67,9%.
Nồng độ càng cao thì khả năng chống oxi hóa của phân đoạn oligochitin càng cao, còn đối với vitamin C khi tăng nồng độ thì khả năng chống oxi hóa cũng tăng nhưng không đáng kể.
Hiện tượng này có thể do cấu tạo mạch có nối đôi C=C rất linh động nên vitamin C dễ dàng nhường hydro cho gốc tự do DPHH nên khả năng chống oxi hóa của chúng cao chỉ với nồng độ thấp (100 µg/ml) còn oligochitin có cấu trúc mạch ít linh động hơn, khó nhường hydro hơn nên khả năng chống oxi hóa thấp hơn.
Khả năng quét gốc tự do của phân đoạn B cao hơn hai phân đoạn còn lại có thể do được tinh chế sạch ít lẫn tạp chất và ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ cô quay.
Trong khi đó phân đoạn A được tách đầu tiên nên sẽ lẫn tạp chất và phần chitin không tan, phân đoạn C được tách cuối cùng nên thời gian và nhiệt độ cô quay lâu sẽ làm biến đổi hoạt tính chống oxi hóa của nó.
Kết luận: Oligochitin phân đoạn B có khả năng chống oxi hóa (với nồng độ 500 µg/ml khả năng kháng gốc hydroxyl cao nhất là 9,76%). Nồng độ càng cao thì khả năng chống oxi hóa càng tăng nhưng không đáng kể (của oligochitin phân đoạn B tại nồng độ 100 µg/ml là 2,37%, khi tăng nồng độ lên 200 µg/ml thì khả năng khả năng kháng gốc hydroxyl tăng lên 3,16%).
3.5.2. Kết quả đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của phân đoạn chitin phân tử lượng thấp (oligochitin) thu được theo phương pháp chiếu xạ kết hợp phân tử lượng thấp (oligochitin) thu được theo phương pháp chiếu xạ kết hợp enzyme
Nồng độ đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của oligochitin được thể hiện ở bảng 3.11, 3.13, 3.14, 3.15 (phụ lục II) và đồ thị hình 3.6 như sau:
Hình 3.6 Đồ thị biểu diễn kết quả đo bước sóng 517 nm qua các nồng độ của phân đoạn oligochitin theo phương pháp chiếu xạ kết hợp enzyme
Như thể hiện trên hình 3.6, nồng độ chất chống oxi hóa càng cao thì khả năng chống oxi hóa càng tăng nhưng chỉ tăng nhẹ không đáng kể.
Kết quả phần trăm đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của oligochitin được thể hiện ở bảng 3.16 (phụ lục II) và đồ thị hình 3.7 như sau:
Hình 3.7 Đồ thị biểu diễn khả năng quét gốc hydroxyl tự do của phân đoạn oligochitin và vitamin C theo phương pháp chiếu xạ kết hợp enzyme
Kết quả nghiên cứu thể hiện trên đồ thị hình 3.7 cho thấy khả năng quét gốc tự do của oligochitin còn rất thấp so với vitamin C và khả năng quét gốc tự do của phân đoạn B là cao hơn trong 3 phân đoạn nhưng không đáng kể. Cụ thể, ở cùng nồng độ 500 µg/ml thì khả năng quét gốc tự do của oligochitin phân đoạn A, B, C lần lượt là 8,76; 9,76; 6,73%; trong khi đó vitamin C là 67,9%.
Nồng độ càng cao thì khả năng chống oxi hóa của phân đoạn oligochitin càng cao, còn đối với vitamin C khi tăng nồng độ thì khả năng chống oxi hóa cũng tăng nhưng không đáng kể.
Kết luận: Oligochitin phân đoạn B có khả năng chống oxi hóa (với nồng độ 500 µg/ml khả năng kháng gốc hydroxyl cao nhất là 9,76%). Nồng độ càng cao thì khả năng chống oxi hóa càng tăng nhưng không đáng kể (của oligochitin phân đoạn B tại nồng độ 100 µg/ml là 2,42%, khi tăng nồng độ lên 200 µg/ml thì khả năng khả năng kháng gốc hydroxyl tăng lên 3,2%).