5. Kết cấu đề t ài
3.2. Thực trạng và giải pháp đảm bảo tính thực thi quyền
Việt Nam có những bước tiến đầy ý nghĩa trong việc hướng tới đạt được Bình
đẳng giới. Tuy nhiên, vẫn còn những thực trạng về bình đẳng giới đến nay chưa giải
quyết được một cách triệt để đó là những thực trạng sau:
- Cách biệt giới trong giáo dục: cứ 3 người dân mù chữ thì 2 trong số đó là phụ
nữ. Số năm đi học bình quân của nữ giới là 5,3; của nam giới là 6,5. Đa phần trẻ em
bỏ học sớm là em gái vì phải lao động giúp gia đình. ở môt số vùng núi cao, tỷ lệ em gái đến trường chỉ khoảng 15%.
- Về chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ: chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện của chị em. Chỉ có khoảng 6% nam giới có gia đình sử dụng bao cao su. Tình trạng thiếu máu, dinh dưỡng kém, suy nhược cơ
thể do lao động quá sức vẫn còn phổ biến ở các vùng nông thôn.
- Về lao động và việc làm: vấn đề bức xúc hiện nay là tình trạng thiếu việc
làm, việc làm chưa đủ trang trải cuộc sống và thiếu bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động.
Thu nhập bình quân của lao động nữ thấp hơn nam giới. Một số bất cập trong cơ chế, trong đó có quy định tuổi hưu, áp dụng Luật đất đai... gây thiệt thòi cho một
bộ phận lao động mà hiện nay Nhà nước đang tích cực tìm biện pháp khắc phục.
- Về tham gia quản lý, lãnh đạo: nhìn chung tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo các cấp, các
ngành còn thấp so với chỉ tiêu đề ra và chưa tương xứng với năng lực thực tế của
chị em. Trong đó, ở một số vị trí tỷ lệ nữ khá thấp như các cấp chính quyền cơ sở,
một số cấp uỷ Đảng, trong lĩnh vực khoa học-công nghệ, doanh nghiệp.
- Tình trạng mất cân bằng giới tính ngày càng gia tăng.
- Bạo lực gia đình ngày càng diễn ra phổ biến cả trong gia đình tri thức và gia
đình kém hiểu biết, kể cả gia đình ở thành thị và nông thôn.
Ngoài ra, bất bình đẳng đối với phụ nữ còn tồn tại và ẩn chứa trong nhiều lĩnh
vực khác nhau. Có thể nghiên cứu và tìm hiểu rõ ở 4 lĩnh vực cơ bản như: Chính trị, lao động, giáo dục và gia đình.