5. Kết cấu đề t ài
2.3. Quy định về trách nhiệm thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới
Căn cứ theo quy định tại chương IV Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Chương
2 Nghị định 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới. Người viết chia trách nhiệm thực hiện và bảo đảm thực hiện bình đẳng giới thành 4 nhóm sau:
* Nhóm thứ nhất: Trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới thuộc về các cơ quan:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
- Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà
nước về bình đẳng giới.
- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong
phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
* Nhóm thứ hai: Trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới và tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, thuộc về các tổ chức:
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
* Nhóm thứ ba: Trách nhiệm lồng ghép vấn đề về bình đẳng giới vào tổ chức
và hoạt động của cơ quan, tổ chức, thuộc các cơ quan, tổ chức:
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Cơ quan, tổ chức khác như: tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức kinh tế; đơn vị sự nghiệp; đơn vị vũ trang nhân dân; Cơ quan, tổ chức nước ngoài; tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam.
* Nhóm thứ tư: Trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới:
- Gia đình.
- Cá nhân (bao gồm công dân Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam).