Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

Một phần của tài liệu quyền bình đẳng giới – những khía cạnh pháp lý, thực tiễn và giải pháp (Trang 46)

5. Kết cấu đề t ài

2.3.1.4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

Theo Điều 28 Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp là:

* Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm

quyền và tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới

của địa phương nhằm cụ thể hoá chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình

đẳng giới.

- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới

trong phạm vi địa phương.

- Tổ chức lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng và tổ chức thực

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tổ chức chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.

- Xây dựng, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng

giới ở địa phương; tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học trong lĩnh vực giới và bình đẳng giới; xây dựng cơ chế, chính sách huy động nhân lực, kinh phí để

thực hiện bình đẳng giới ở địa phương.

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. Sơ kết, tổng kết, báo cáo, đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực

hiện bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.

- Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết

khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.

* Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về giới và bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; huy động nhân lực, kinh phí để thực hiện

bình đẳng giới ở địa phương.

- Tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. Sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực

hiện bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.

- Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết

khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.

* Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về bình

đẳng giới trong phạm vi địa phương.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều

kiện kinh tế - xã hội của địa phương; huy động nhân lực, kinh phí để thực hiện bình

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về giới và bình đẳng

giới cho nhân dân địa phương.

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. Sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực

hiện bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.

- Kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại,

tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.

Một phần của tài liệu quyền bình đẳng giới – những khía cạnh pháp lý, thực tiễn và giải pháp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)