5. Kết cấu đề t ài
1.3.2.3. Quyền bình đẳng giới theo pháp luật thời kỳ từ sau
Tháng tám năm 1945 đến nay
Từ khi giành được độc lập năm 1945, việc bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ
và giải phóng phụ nữ luôn là chính sách nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Ngay trong Sắc lệnh số
14, ngày 18-9-1945 một trong những văn bản pháp luật đầu tiên của nhà nước Việt
Nam mới, đã quy định quyền bình đẳng của phụ nữ trong vấn đề bầu cử. Hiến pháp năm 1946 khẳng định nguyên tắc bình đẳng nam nữ trên tất cả các lĩnh vực khi quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9); “Mọi công dân đều bình đẳng về quyền trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa” (Điều
6) và “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 7),...
Những quy định kể trên đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại về địa vị pháp lý
của phụ nữ Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ Việt Nam được pháp luật
thừa nhận và bảo đảm có những quyền bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh
vực. Những quy định đó cũng cho thấy tính chất tiến bộ của pháp luật Việt Nam
trên lĩnh vực này, nếu so sánh với pháp luật quốc tế.
Bình đẳng nam nữ (trên tất cả các phương diện) được khẳng định ngay từ Hiến pháp năm 1946, khi nước Việt Nam mới được thành lập. Trong khi đó, tính từ thời điểm Hiến pháp Mỹ được ban hành (1789), phải 133 năm sau (1920) phụ nữ Mỹ
mới được ghi nhận có quyền bình đẳng với nam giới về bầu cử và ứng cử. Phụ nữ ở
Thụy Sỹ đến năm 1971, phụ nữ ở Cô-oét mãi đến năm 1991 mới được quyền bầu
cử. Đó là chưa kể một số quốc gia, cho đến thời điểm hiện nay, pháp luật vẫn chưa
ghi nhận phụ nữ có các quyền bình đẳng quan trọng này...
Các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 của nước ta đã kế thừa những nguyên tắc tiến bộ của Hiến pháp năm 1946 và liên tục bổ sung những nội dung mới nhằm
bảo đảm và thúc đẩy hơn nữa vị thế, việc hưởng thụ các quyền con người của phụ
nữ. Không những vậy, rất nhiều đạo luật quan trọng như Bộ luật Dân sự, Bộ luật
Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân - Gia đình,… cũng được Nhà nước ta ban hành và sửa đổi, bổ sung qua các thời kỳ, nhằm cụ thể hóa các nguyên tắc về
bình đẳng nam nữ trong Hiến pháp.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam không chỉ chú trọng đến
việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ, mà còn đưa ra nhiều chính sách nhằm
cải thiện cuộc sống và tăng cường vai trò của phụ nữ trong các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Từ năm 1986, một loạt chính sách nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ nữ đã được
ban hành, tiêu biểu như Nghị quyết 04-NQ/TƯ, ngày 12-7-1993 “Về đổi mới và
ngày 16-5-1994, của Ban Bí thư Trung ương “Về một số vấn đề về công tác cán bộ
nữ trong tình hình mới”,... Các văn kiện này đã xác định rõ đường lối, chính sách
của Đảng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ và củng cố tăng cường
vị trí, vai trò, thúc đẩy việc bảo đảm các quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội;
đồng thời đề ra phương hướng, chiến lược quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng lao động
nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng. Chỉ thị 37 quy định rõ: Cần đảm bảo ít nhất
20% vị trí lãnh đạo trong bộ máy tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần
chúng là do phụ nữ đảm nhiệm... Các văn kiện kể trên đã tạo ra một bước chuyển
biến mới, cả về lượng và về chất, cả trên bình diện lý luận và bình diện thực tiễn
trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ ở nước ta.
Đặc biệt, là ngày 29/11/2006, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bình đẳng giới (có hiệu lực ngày 1/7/2007), Luật này được
ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết hiện nay trong xã hội nhằm tiếp tục thể
chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ
nữ, khắc phục tình trạng phân biệt về giới và những khoảng cách giới trong thực tế,
khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong cộng đồng quốc tế. Gần đây
nhất, ngày 21/11/2007 Quốc hội khóa XII tại kì họp thứ 2 đã thông qua Luật phòng chống bạo lực gia đình (có hiệu lực ngày 1/7/2008). Luật này thông qua xuất phát từ
thực tiễn là bạo lực gia đình diễn ra ở nhiều nơi, mọi đối tượng và gây hậu quả
nghiêm trọng.
Mặc dù, còn những hạn chế nhất định, song cho đến thời điểm hiện nay, có thể
khẳng định rằng, Việt Nam đã xác lập được một khung pháp lý về bảo đảm quyền
bình đẳng nam nữ hoàn chỉnh vào bậc nhất, nếu so sánh với pháp luật của các nước
trên thế giới. Về cơ bản, hệ thống pháp luật Việt Nam hoàn toàn phù hợp với các văn kiện pháp luật quốc tế có liên quan trên lĩnh vực này, đảm bảo cho phụ nữ có
thể hưởng thụ các quyền con người một cách bình đẳng với nam giới trên tất cả các
lĩnh vực. Đây chính là cơ sở của những thành tựu của Việt Nam trên lĩnh vực bình
đẳng giới trong những năm gần đây mà minh chứng sinh động là những nỗ lực và thành quả trong nhiều năm liên tiếp, chỉ số phát triển về giới và chỉ số phát triển con người của Việt Nam (theo sự xếp loại của UNDP8) luôn ở vị trí cao hơn so với chỉ
số phát triển về kinh tế; tỷ lệ phụ nữ là đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay cao
nhất trong khu vực châu Á (25,76%) và đứng thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
8
CHƯƠNG 2
QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Từ những phân tích sơ lược về giới tính và giới, đã biết được giữa nam và nữ
không chỉ có sự khác biệt về giới tính mà còn có cả sự khác biệt về giới. Chính sự
khác biệt này, đã dẫn đến sự định kiến giới, phân biệt đối xử trên cơ sở giới hay còn gọi là bất bình đẳng giới trong xã hội và gia đình. Bất bình đẳng giới gây cản
trở sự tiến bộ xã hội, phát triển đất nước mà cụ thể làm hạn chế việc phát huy năng
lực của phụ nữ trong việc cống hiến cho sự phát triển chung của đất nước. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi của phụ nữ được thực hiện, trong pháp luật Việt Nam đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này. Trong phạm vi chương 2, người viết chủ yếu nghiên cứu tìm hiểu và phân tích một số quy định của pháp
luật về: bình đẳng giới là nguyên tắc Hiến định; bình đẳng giới là quyền cơ bản của
công dân; các nguyên tắc đảm bảo bình đẳng giới; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
quản lý và triển khai thực hiện; đồng thời có những quy định về hành vi vi phạm
pháp luật, hình thức và thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng
giới.