Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo bình đẳng giới

Một phần của tài liệu quyền bình đẳng giới – những khía cạnh pháp lý, thực tiễn và giải pháp (Trang 35)

5. Kết cấu đề t ài

2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo bình đẳng giới

Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là sự cụ thể hóa nguyên tắc Hiến

pháp về quyền bình đẳng của phụ nữ, là các quy định thể hiện quan điểm, đường lối

của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới

không những chỉ đạo về nội dung Luật bình đẳng giới mà còn là tư tưởng chỉ đạo

nội dung toàn bộ pháp luật về bình đẳng giới. Và là căn cứ quan trọng của việc rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ

sung, hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới. Theo Điều 6 Luật Bình đẳng giới năm 2006 có 6 nguyên tắc cơ bản về bình đẳng

giới:

- Nguyên tắc cơ bản đầu tiên là: “Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”. Đây là nguyên tắc xuyên suốt trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam như: Điều 63 Hiến pháp năm 1992, Điều 19 Luật Hôn nhân và

gia đình,…Ở Luật Bình đẳng giới nguyên tắc này tiếp tục được cụ thể hóa ở Chương II.

- Nguyên tắc thứ hai là: “Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới”. Đây là

sự cụ thể hóa quan điểm của Đảng về bình đẳng giới và là sự phát triển so với Điều

63 Hiến pháp 1992. Vì Điều 63 Hiến pháp 1992 chỉ mới nói đến “Nghiêm cấm mọi

hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”. Trong khi đó,

Tại khoản 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 còn đưa ra giải thích thế nào là phân biệt đối xử về giới14. Quy kết của nguyên tắc này là phải xóa bỏ mọi hành vi phân biệt đối xử về giới. Dấu hiệu quan trọng của hành vi phân biệt đối xử bị xóa bỏ là

hành vi đó “gây bất bình đẳng giới”.

- Nguyên tắc tứ ba là: “Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới”. Trên thực tế, phụ nữ gặp rất nhiều bất lợi và khó khăn hơn so với nam giới do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại. Do đó, để đạt được tư tưởng bình đẳng giới thì hiện tại Nhà nước đã đưa ra các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới dành nhiều cho phụ nữ. Những biện pháp đó không phải là những quy định ưu tiên hoặc làm hoán đổi vị trí, vai trò nam giới sang phụ nữ hoặc ngược lại, mà chính những quy định này cần thiết để giảm khoảng cách giới, trả lại

vị trí xuất phát điểm ngang nhau cho phụ nữ và nam giới.

14

Khoản 5 Điều 5 Luật Bình đẳng giới: Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận

hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

- Nguyên tắc thứ tư là: “Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới”.

Trên cơ sở nguyên tắc thứ tư đã thấy: Trong pháp luật đã và sẽ có những quy định phân biệt đối xử nhưng nó không những không “gây bất lợi bình đẳng giới”

mà còn đẩy nhanh sự bình đẳng trong thực tế giữa nam giới và phụ nữ.

Ví d: Quy định nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về

thuế và tài chính theo quy định của pháp luật hoặc quy định nữ cán bộ, công chức,

viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng

tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. Những quy định như vậy gọi là chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ và không bị phân biệt đối xử về giới.

- Nguyên tắc thứ năm là: “Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây

dựng và thực thi pháp luật”. Nguyên tắc này có một vị trí đặc biệt, có thể coi là linh hồn của Luật Bình đẳng giới, là biện pháp quan trọng để đảm bảo bình đẳng giới.

Việc đảm bảo bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật được quy định cụ thể hóa tại Điều 2015, 2116, và 2217 của Luật Bình đẳng giới; việc đảm bảo lồng ghép vấn đề

15

Điều 20. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật

1. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về

bình đẳng giới.

2. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là một căn cứ quan trọng của việc rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật.

16

Điều 21. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

1. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

a) Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh;

b) Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ

và nam; c) …

2. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới,

chuẩn bị báo cáo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và phụ lục thông tin, số liệu về giới có liên quan đến dự án,

dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

3. Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước

về bình đẳng giới đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Nội dung đánh giá bao gồm:

a) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;

b) Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;

c) …

4. Chính phủ quy định việcthực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm

pháp luật.

17

Điều 22. Thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới

1. Uỷ ban của Quốc hội phụ trách lĩnh vực giới có trách nhiệm tham gia với Hội đồng dân tộc, Uỷ ban

khác của Quốc hội để thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự

bình đẳng giới trong thực thi pháp luật được quy định cụ thể hóa ở nhiều điều của Chương IV và V, đặc biệt là Điều 3118 và 3219 của Luật Bình đẳng giới năm 2006.

- Nguyên tắc thứ sáu là: “Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ

quan, tổ chức, gia đình, cá nhân”. Đây là cơ sở pháp lý để thay đổi quan niệm rằng

việc thực hiện bình đẳng giới không chỉ là việc của phụ nữ, của Hội Liên hiệp phụ

nữ hay Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ mà còn là việc của toàn xã hội

(bao gồm: Cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân). Nguyên tắc này được cụ thể hóa

tại Chương IV của Luật Bình đẳng giới và Nghị định số 70/2008/NĐ-CP quy định

chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới.

2. Nội dung thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới bao gồm:…

3. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới thông qua các chương trình học tập,

các ấn phẩm, các chương trình phát thanh, truyền hình và các hình thức khác.

18

Điều 31. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trịxã hội trong việc

thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình

1. Trong công tác tổ chức, cán bộ, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có trách

nhiệm sau đây:

a) Bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ bình đẳng trong việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi;

b) Bảo đảm việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên nguyên tắc bình đẳng

giới.

2. Trong hoạt động, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm sau đây: a) Xác định thực trạng bình đẳng giới, xây dựng và bảo đảm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình và có báo cáo hằng năm;

b) Bảo đảm sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ trong xây dựng,

thực thi pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c)...

19

Điều 32. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ

chức mình

1. Trong công tác tổ chức và hoạt động, cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại Điều 31

của Luật này có trách nhiệm sau đây:

a) Phải bảo đảm cho nam, nữ bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng;

b) Báo cáo hoặc cung cấp kịp thời thông tin về bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền;

c) Đề xuất hoặc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới liên quan đến hoạt động

của cơ quan, tổ chức mình.

2. Căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình, cơ quan, tổ chức chủ động hoặc phối hợp tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới sau đây:

a) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền kiến thức về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho các thành viên của cơ quan, tổ chức và người lao động;

b) Bố trí cán bộ hoạt động về bình đẳng giới;

Một phần của tài liệu quyền bình đẳng giới – những khía cạnh pháp lý, thực tiễn và giải pháp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)