5. Kết cấu đề t ài
3.1.3.3. Trong lĩnh vực giáo dục
Bình đẳng giới trong giáo dục làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trung bình của xã hội. Nếu chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và gái có khả năng thiên bẩm như nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ được học tập và đào tạo nhiều hơn,
em gái lại được học hành nhiều hơn, như thế chất lượng nguồn nhân lực trong nền
kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được và kìm hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Do đó, Nhà nước ta không ngừng đầu tư, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho cả nam
và nữ được giáo dục, học tập một cách công bằng hơn. Hiệu quả thực tế đạt được là khoảng cách giới trong giáo dục ngày càng được thu hẹp:
- Năm 2004, cả nước có 93% dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ, trong đó nam đạt 95,9% và nữ đạt 90,2%.
- Năm 2006, tỷ lệ biết chữ chung này là 93,1%, trong đó nam đạt 96% và nữ là 90,5% .
- Khoảng cách giới đã giảm dần từ 8,0% năm 1998 xuống còn 5,7% năm 2004 và 5,5% năm 2006.
- Số năm đi học trung bình của dân số trong độ tuổi 20-24 của nữ là 9,5 và nam là 9,6.
- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-24 biết chữ là 96,98%, trong đó nữ đạt 96,6% và nam đạt 97,26%.
- Khoảng cách giới trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam đã ngày càng được thu
hẹp và đạt gần tới mức bình đẳng với kết quả là 0,894 so với mức bình đẳng chuẩn đặt ra là 1.