Các nguyên tắc đảm bảo bình đẳng giới trong một số lĩnh

Một phần của tài liệu quyền bình đẳng giới – những khía cạnh pháp lý, thực tiễn và giải pháp (Trang 38)

5. Kết cấu đề t ài

2.2.2. Các nguyên tắc đảm bảo bình đẳng giới trong một số lĩnh

* Nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực chính tr

Theo Điều 11 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nguyên tắc bình đẳng giới trong

lĩnh vực chính trị là:

- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.

- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

- Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu

Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ

quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ

nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

+ Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân

dân phù hợp với mục tiêu quốc gia vềbình đẳng giới;

Ví d: Trong chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21 tháng 11 năm 2002 đã ghi rõ: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XI là 30% và khóa XII là 33% trở lên; tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân, thành phố trực thuộc trung ương nhiệm kì 2004 – 2009 là 28% và nhiệm kì tiếp theo là 30%; cấp quận, huyện nhiệm kì 2004 – 2009 là 23% và nhiệm kì tiếp theo là 25%; cấp xã, phường nhiệm kì 2004 – 2009 là 18% và nhiệm kì tiếp theo là 20%. Để đạt được mục tiêu này, trong những năm qua toàn Đảng, toàn dân ta ra sức thực hiện để hoàn thành tốt mục tiêu. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ phụ nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân chưa hoàn thành đúng

mục tiêu, song cũng đạt nhiều thành tựu khả quan hơn so với những năm trước. Cụ

thể, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XI là 27,3%; khóa XII là 25,76%. Tỷ lệ nữ đại

biểu Hội đồng nhân dân khóa 2004 – 2009 cấp tỉnh là 25,07%; cấp huyện là 22,65%, cấp xã là 20,44%.

+ Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia vềbình đẳng giới.

Ví d: Cũng trong chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 quy định tiêu chí phấn đấu cụ thể về tỷ lệ nữ trong các cơ quan quản lí nhà nước là: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ là bộ trưởng và tương đương là 18% vào năm

2010, tỷ lệ nữ thứ trưởng là 15%, tỷ lệ nữ trong Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không dưới 10%, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã là 8-10%.

Quyền chính trị là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền bình

đẳng về chính trị là nền tảng để xác lập địa vị pháp lý bình đẳng của phụ nữ có tiếng

nói quyết định đối với các vấn đề trọng đại của đất nước cũng như các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân ở cộng đồng.

Quyền bình đẳng về chính trị của phụ nữ với nam giới bao gồm các quyền:

Tham gia bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý, được ứng cử vào tất

cả các cơ quan dân cử, tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách của Chính

phủ, tham gia các chức vụ Nhà nước và thực hiện mọi chức năng của cộng đồng ở

mọi cấp của chính phủ; tham gia vào các tổ chức và hiệp hội phi chính phủ liên

quan đến đời sống cộng đồng và chính trị của đất nước; có cơ hội đại diện cho

Chính phủ trên diễn đàn quốc tế và tham gia công việc của tổ chức quốc tế; được

bình đẳng với nam giới trong vấn đề nhập, thay đổi hay giữ nguyên quốc tịch của

mình.

Ở Việt Nam, về cơ bản những quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong

chính trị đã được quy định trong pháp luật hiện hành. Cụ thể là: Điều 53, Điều 54

Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001); Luật Bầu cử đại biểu Quốc

hội năm 2001, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003.

* Nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

Theo Điều 12 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nguyên tắc bình đẳng giới trong

lĩnh vực kinh tếlà:

- Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động

sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin,

nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

+ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính

theo quy định của pháp luật;

+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông,

khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế còn được ghi nhận tại Điều 57 Hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005, Luật Thương mại 2005,…và nhiều văn

bản pháp luật hiện hành đã cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh của công dân. Tuy

vậy, những khác biệt về giới tính và giới đã gây nhiều khó khăn trở ngại cho phụ nữ

khi họ thành lập doanh nghiệp và gây khó khăn cho cả những doanh nghiệp nào sử

dụng nhiều lao đông nữ.

Nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế khẳng định nam, nữ bình

vụ việc sản xuất, kinh doanh; đồng thời quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng

giới nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho phụ nữ trong các hoạt động kinh tế.

* Nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

Theo Điều 13 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nguyên tắc bình đẳng giới trong

lĩnh vực lao động là:

- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình

đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các

chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

-Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: + Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;

+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;

+ Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với

các chất độc hại.

Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động còn được quy định tại Điều 55, Điều 56, Điều 63 của Hiến pháp năm 1992; Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi năm 2002); Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật Đất đai năm 2003; Luật Nhà ở năm

2005; Pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998 (sửa đổi năm 2003);…

Nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động cụ thể hóa nguyên tắc nam,

nữ bình đẳng của Hiến pháp và khẳng định bình đẳng trong lao động bao gồm bình

đẳng về độ tuổi khi tuyển dụng, khi đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các

ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

* Nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Theo Điều 14 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nguyên tắc bình đẳng giới trong

lĩnh vực giáo dục và đào tạolà:

- Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.

- Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.

- Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao

gồm:

+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của

pháp luật.

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân bình đẳng về cơ hội

học tập (Điều 59, 63 của Hiến pháp, Điều 1020 Luật giáo dục năm 2005). Nhưng

trong thực tế vẫn có những quy định phân biệt về tuổi khi tham gia học tập, đào tạo

giữa nam và nữ.

Những thiên chức của phụ nữ (mang thai, sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ) đã gây bất lợi cho việc học tập của phụ nữ. Thêm vào đó những quy định không bình

đẳng về tuổi đã hạn chế cơ hội học tập của phụ nữ. Để khắc phục tình trạng đó,

nguyên tắc bình đẳng giới trong giáo dục đào tạo bao gồm cả ba loại quy định:

Nam, nữ bình đẳng; chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ; biện pháp thúc đẩy bình

đẳng giới.

* Nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công ngh

Theo Điều 15 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nguyên tắc bình đẳng giới trong

lĩnh vực khoa học và công nghệlà:

- Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.

- Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.

Quyền và nghĩa vụ của công dân, không phân biệt nam nữ trong hoạt động

khoa học công nghệ đã được quy định khá đầy đủ trong pháp luật bình đẳng giới

trong lĩnh vực khoa học, công nghệ được quy định tại Điều 60, Điều 63 Hiến pháp

1992; Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi năm 2002); Luật Khoa học công nghệ năm 2000; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998

(sửa đổi năm 2003);…Tuy vậy, vấn đề quan trọng nhất đối với đa số phụ nữ, nhất là phụ nữ lao động trong nông nghiệp là bình đẳng trong việc thụ hưởng thành quả của

hoạt động khoa học, công nghệ mang lại thì ít được đề cập. Vì vậy, thực tế là trong khi phụ nữ chiếm 68% lực lượng lao động trong nông nghiệp, nhưng chỉ chiếm hơn

20% trong số những người được tham gia các lớp khuyến nông.

Nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ là cơ sở pháp lý để khắc phục những bất cập hiện nay. Tạo điều kiện để phụ nữ bình đẳng với nam

giới trong việc tham gia các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ kỹ thuật trong

nông – lâm – ngư nghiệp.

20

Điều 10: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ,

* Nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao

Theo Điều 16 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nguyên tắc bình đẳng giới trong

lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao là:

- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục,

thể thao.

- Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn

thông tin.

Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao được quy định tại Hiến pháp năm 1992; Luật Báo chí năm 1999; Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989; Luật phòng chống ma túy năm 2000; Điều 13 Luật Thanh niên

năm 2005;…

Nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao

nhấn mạnh mọi người có cơ hội tham gia hoạt động thể dục, thể thao, hưởng thụ văn hóa và tiếp cận các nguồn thông tin phải được phân chia một cách bình đẳng

cho nam và nữ, trẻ em trai và trẻ em gái.

* Nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế

Theo Điều 17 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nguyên tắc bình đẳng giới trong

lĩnh vực y tế là:

- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.

- Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai,

biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây

truyền qua đường tình dục.

- Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân

số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế được quy định tại Điều 61 Hiến pháp năm 1992; Luật Báo chí năm 1999; Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989; Luật

phòng chống ma túy năm 2000; Pháp lệnh dân số năm 2003; Pháp lệnh phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 1995, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003.

Nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế quy định quyền bình đẳng của

nam, nữ trong các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe

sinh sản, cũng đồng thời quy định trách nhiệm của cơ quan tổ chức các hoạt động

này phải tạo điều kiện, quy định cả nam và nữ tham gia. Trong gia đình vợ chồng

Chính phủ có trách nhiệm ban hành chính sách cụ thể hỗ trợ phụ nữ nghèo cư

trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, không tham gia bảo hiểm bắt

buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số.

* Nguyên tắc bình đẳng giới trong gia đình

Theo Điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nguyên tắc bình đẳng giới trong

lĩnh vực gia đình là:

- Vợ, chồng bình đẳng với nhautrong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên

quan đến hôn nhân và gia đình.

- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình

đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn

lực trong gia đình.

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việcbàn bạc, quyết định lựa chọn và sử

dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc

con ốm theo quy định của pháp luật.

- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình còn được quy định tại Điều 64

Hiến pháp năm 1992; Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Bộ luật Dân

sự, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2005; Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật đất đai năm 2003; Luật phòng, chống ma túy năm 2000; Pháp lệnh

dân số năm 2003; Pháp lệnh phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm

miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 1995, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003; Pháp lệnh Dân số năm 2003;…

Một phần của tài liệu quyền bình đẳng giới – những khía cạnh pháp lý, thực tiễn và giải pháp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)