Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới

Một phần của tài liệu quyền bình đẳng giới – những khía cạnh pháp lý, thực tiễn và giải pháp (Trang 54)

5. Kết cấu đề t ài

2.4.2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới thuộc về các cơ

quan sau:

- Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội (Thẩm quyền xử phạt cụ thể

của cơ quan này được quy định tại Điều 1423 Nghị định 55/NĐ/2009-CP ngày 10

tháng 6 năm 2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới).

23

Điều 14. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Thanh tra viên Lao động – Thương binh và Xã hội đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này. 2. Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:

- Thanh tra chuyên ngành khác (Thẩm quyền xử phạt cụ thể của cơ quan này được quy định tại Điều 1524 Nghị định 55/NĐ/2009-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới).

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. (Thẩm quyền xử phạt cụ thể của Ủy ban

nhân dân các cấp được quy định tại Điều 1425 Nghị định 55/NĐ/2009-CP ngày 10

tháng 6 năm 2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới).

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này. 3. Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

24

Điều 15. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành khác

Trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, Thanh tra viên đang thi hành công vụ,

Chánh Thanh tra cấp Sở, Chánh thanh tra cấp Bộ của các ngành khác mà phát hiện hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có

quyền xử phạt như Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Nghị định này.

25

Điều 16. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÍNH THỰC THI

QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI

Những năm gần đây, công tác xây dựng pháp luật và triển khai thực hiện

những quy định về quyền bình đẳng giới trên thực tế ngày càng được quan tâm chú

trọng. Qua đó, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: điển hình là thành tựu

về việc hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện; tăng cường về tổ chức, bộ máy

quản lý, giám sát và thực hiện quyền bình đẳng giới; và một số thành tựu cơ bản đạt được của bình đẳng giới trong một số lĩnh vực cụ thể (Chính trị, lao động - kinh tế,

giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội). Bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại không ít

những tồn tại, thách thức – chính chúng gây nên sự bất bình đẳng giới, làm cản trở

quyền bình đẳng và sự tiến bộ của xã hội, đặc biệt là sự bình đẳng và tiến bộ của

phụ nữ. Do giới hạn của chương 3, người viết tìm hiểu về những thực trạng chung về bình đẳng giới và chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về thực trạng về bình đẳng giới ở bốn lĩnh vực sau: Chính trị, lao động, giáo dục và gia đình. Từ đó, người viết đưa

ra giải pháp nhằm đảm bảo tính thực thi quyền bình đẳng giới trên thực tế trong

từng lĩnh vục cụ thể. Kết thúc chương người viết rút ra những nguyên nhân và đưa

ra giải pháp chung cho thực trạng bất bình đẳng giới ở nước ta. Đó cũng là toàn bộ

nội dung chương 3 mà người viết hướng tới.

Một phần của tài liệu quyền bình đẳng giới – những khía cạnh pháp lý, thực tiễn và giải pháp (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)