III. Các giải pháp và kiến nghị nhằm điều hoà cân bằng giữa phát triển xuất nhập khẩu và bảo vệ môi tr−ờng.
2. Một số công việc cấp bách của ngành th−ơng mại nhằm góp phần bảo vệ môi tr−ờng trong những năm tớ
vệ môi tr−ờng trong những năm tới
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc gia với kinh tế khu vực và thế giới, chính sách th−ơng mại đóng một vai trò hết sức trọng yếu nhằm thực hiện đ−ờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà n−ớc ta, đồng thời là tâm điểm để giải quyết vấn đề môi tr−ờng trong điều kiện tự do hoá th−ơng mại. Hậu quả ô nhiễm môi tr−ờng trong quá trình phát triển kinh tế của các n−ớc trong khu vực là bài học quý báu giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề ngay từ bây giờ, tránh cho những trả giá lớn về sau nhằm bảo vệ môi tr−ờng sinh thái.
Trong mối quan hệ giữa phát triển xuất nhập khẩu với bảo vệ môi tr−ờng, cần khẩn tr−ơng tiến hành một số công việc sau:
2.1Nhanh chóng ban hành các văn bản h−ớng dẫn thực hiện Luật th−ơng mại
Nhanh chóng ban hành các văn bản h−ớng dẫn thực hiện Luật th−ơng mại, tạo môi tr−ờng pháp lý cho các doanh nghiệp tự do cạnh tranh trong các lĩnh vực cho phép, cũng nh− tạo ra hàng rào ngăn cấm hoặc hạn chế kinh doanh ở những lĩnh vực mà Nhà n−ớc không khuyến khích, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ môi tr−ờng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cạnh tranh lành mạnh đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự chú ý đến quyền lợi ng−ời tiêu dùng, do đó phấn đấu cung cấp hàng hóa và dịch vụ với chất l−ợng ngày một tốt hơn với giá cả hợp lý. Đó chính là sức ép buộc các doanh nghiệp phải thay đổi, nâng cấp đầu t− thiết bị công nghệ mới nhằm tạo ra sản phẩm có chất l−ợng cao với chi phí nguyên liệu ít nhất. Trong điều kiện ý thức bảo vệ môi tr−ờng của nhân dân đ−ợc nâng cao thì xu h−ớng sử dụng sản phẩm dán nhãn hiệu sinh thái ngày càng tăng sẽ đặt các doanh nghiệp tr−ớc bài toán kinh doanh gắn với bảo vệ môi tr−ờng.
2.2 Sớm xây dựng các chính sách và vạch ra lộ trình hợp lý để tham gia có hiệu quả AFTA, WTO và một số tổ chức kinh tế quốc tế khác. hiệu quả AFTA, WTO và một số tổ chức kinh tế quốc tế khác.
Đây là xu h−ớng khách quan và tất yếu của quá trình tự do hóa th−ơng mại. Nhận thực đầy đủ và đúng đắn vấn đề này để có sự hội nhập hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề kinh tế với bảo vệ môi tr−ờng, tự do hóa với bảo hộ hợp lý sản xuất trong n−ớc. Yêu cầu cơ bản của các tổ chức này là tạo ra các khu vực mậu dịch tự do trên cơ sở giảm dần và tiến đến loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các thành viên. Do kinh tế của ta có xuất phát điểm thấp, kinh nghiệm quản lý nền kinh tế thị tr−ờng còn thiếu, nên hội nhập mà không có sự chuẩn bị tốt n−ớc ta sẽ trở thành thị tr−ờng tiêu thụ hàng hoá có chất l−ợng thấp, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu của các n−ớc có nền kinh tế phát triển hơn, dẫn đến ảnh
KILOB OB OO KS .CO M
h−ởng sức khỏe cộng đồng, phá hủy môi tr−ờng sinh thái mà chi phí để tái tạo sẽ khó l−ờng hết đ−ợc.
2.3 Hoàn chỉnh chính sách xuất - nhập khẩu
Hoàn chỉnh chính sách xuất - nhập khẩu, đặc biệt là chính sách xuất khẩu hàng nông - lâm - hải sản, chính sách nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ, hóa chất phục vụ nông nghiệp và một số ngành công nghiệp. Chính sách xuất - nhập khẩu một mặt đáp ứng đ−ợc yêu cầu mở rộng, đẩy mạnh công tác xuất khẩu, phục vụ đ−ợc công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, mặt khác phải góp phần tích cực vào hoạt động bảo vệ môi tr−ờng tr−ớc mắt cũng nh− cho những năm tiếp theo thông qua chính sách và công tác quản lý xuất - nhập khẩu để thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi tr−ờng (nh− Nghị định th− Montreal, ISO 14000, hiệp định về gỗ nhiệt đới…).
2.4 Tăng c−ờng công tác kiểm tra, kiểm soát thị tr−ờng
Tăng c−ờng công tác kiểm tra, kiểm soát thị tr−ờng; đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, sản xuất hàng giả, kinh doanh hàng kém chất l−ợng; làm tốt việc đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa. Đây là mặt trận đấu tranh gay go và phức tạp đ−ợc Đảng, Chính phủ và nhân dân hết sức quan tâm. Làm tốt công tác này là góp phần tạo ra môi tr−ờng cạnh tranh lành mạnh, ngăn chặn sự ảnh h−ởng của hàng kém chất l−ợng đến sức khỏe cộng đồng và môi tr−ờng sinh thái.
2.5 Mở các lớp tập huấn, đào tạo, hội thảo, tranh thủ kinh nghiệm và sự tài trợ quốc tế trợ quốc tế
Mở các lớp tập huấn, đào tạo, hội thảo, tranh thủ kinh nghiệm và sự tài trợ quốc tế để nâng cao trình độ hiểu biết về môi tr−ờng trong mối quan hệ với tự do hóa th−ơng mại cho cán bộ thuộc Bộ th−ơng mại phục vụ cho công tác quản lý Nhà n−ớc, hoạch định các chính sách th−ơng mại với mục tiêu h−ớng đến phát triển bền vững.
Thời đại ngày nay với đặc thù các quan hệ quốc tế phát triển tới mức mà không có một quốc gia dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào, phát triển cao hoặc thấp có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động của những quan hệ mang tính toàn cầu hoặc khu vực. Muốn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc, phấn đấu đ−a Việt Nam thành một quốc gia giầu mạnh, xã hội công bằng văn minh thì không có con đ−ờng nào khác là đẩy mạnh hoạt động th−ơng mại quốc tế trên cơ sở nâng cao khả năng cạnh tranh bằng những hàng hóa dịch vụ có chất l−ợng tốt, hợp lý.
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, chúng ta cũng sẽ phải đối đầu với một vấn đề mang tính toàn cầu là bảo vệ môi tr−ờng sinh thái. Tr−ớc xu thế
KILOB OB OO KS .CO M
ngày càng yêu cầu nghiêm ngặt hơn về môi tr−ờng, cuối cùng con ng−ời cũng đã nhận thức đ−ợc sự cần thiết phải không ngừng nâng cao chất l−ợng môi tr−ờng sống đi đôi với phát triển kinh tế.
Hoà hợp chính sách th−ơng mại - tâm điểm của hệ thống chính sách kinh tế - với các chính sách môi tr−ờng trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa sẽ là cách hữu hiệu để điều chỉnh mối quan hệ giữa phát triển th−ơng mại quốc tế và bảo vệ môi tr−ờng, đảm bảo sự tăng tr−ởng kinh tế bền vững của đất n−ớc.