Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu ác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam (Trang 80)

I. Kinh nghiệm phát triển xuất nhập khẩu gắn với công tác bảo vệ môi tr−ờng của một số n−ớc trên thế

3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Là một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, trong quá trình công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều vấn đề môi tr−ờng. Một số vấn đề do hậu quả của cơ chế tập trung để lại nh− chính sách −u tiên phát triển công nghiệp nặng, chính sách hợp tác hoá… Một số khác phát sinh do quá trình tự do hoá th−ơng mại nhanh chóng. Cụ thể, các nguy cơ thiên tai nh− lũ lụt và hạn hán, các vấn đề môi tr−ờng nh− ô nhiễm không khí do sử dụng các nhiên liệu có chứa nhiều l−u huỳnh dẫn đến m−a axit, ô nhiễm nguồn n−ớc do khí thải công nghiệp, phá rừng, săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã.

Để khắc phục những hậu quả môi tr−ờng hết sức nặng nề do chính sách hiện đại hoá tr−ớc đây gây ra. Chính phủ Trung Quốc đã xác định mở cửa hội nhập, phát triển kinh tế thị tr−ờng là những định h−ớng chiến l−ợc không những thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế mà còn góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi tr−ờng. Mở cửa kinh tế giúp Trung Quốc tiếp cận với những công nghệ tốt hơn do đó giảm thiểu đ−ợc ô nhiễm công nghiệp. Cải cách kinh tế thị tr−ờng làm hạn chế sự độc quyền của khu vực kinh tế NhàN−ớc giúp cho các doanh nghiệp của khu vực này phải đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng l−ợng và nguyên liệu. Do vậy mà tình trạng môi tr−ờng đ−ợc cải thiện rõ rệt. Chính sách về quyền sở hữu đất trong nông nghiệp tạo điều kiện cho nông dân sử dụng đất, rừng một cách hợp lí hơn. Hội nhập kinh tế tạo thuận lợi cho Trung Quốc tăng c−ờng hợp tác quốc tế để bảo vệ môi tr−ờng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, khắc phục các sự cố môi tr−ờng. Việc Trung Quốc gia nhập WTO tạo thêm điều kiện để n−ớc này

KILOB OB OO KS .CO M

điều chỉnh chính sách phù hợp với chuẩn mực quốc tế cả về th−ơng mại lẫn môi tr−ờng.

Chiến l−ợc phát triển bền vững của Trung Quốc đ−ợc triển khai từ đầu thập niên 90 thế kỉ 20 đ−ợc thể hiện một cách rõ nét trong Ch−ơng trình nghị sự 21 ( 1993). Một số nội dung quan trọng liên quan đến th−ơng mại và môi tr−ờng của chiến l−ợc này là phát triển bền vững nông nghiệp, bền vững đa dạng sinh học, bền vững th−ơng mại. Chiến l−ợc này đ−ợc xây dựng trên cơ sở xuất phát từ mối liên hệ tổng thể giữa môi tr−ờng và phát triển, mục tiêu là sự phát triển điều hoà giữa kinh tế , xã hội, khoa học kĩ thuật với dân số, tài nguyên và môi tr−ờng với tiền đề giữ vững tốc độ phát triển kinh tế cao, thực hiện việc sử dụng tổng hợp và lâu dài tài nguyên, không ngừng cải thiện chất l−ợng môi tr−ờng, không những làm cho ng−ời Trung Quốc đ−ơng đại có thể lấy từ kho tài sản quý giá của thiên nhiên những gì mà mình cần, đồng thời còn để lại cho đời sau môi tr−ờng sinh thái và tài nguyên để họ có thể tiếp tục sử dụng những gì mà họ cần.

Trên cơ sở định h−ớng chiến l−ợc phát triển kinh tế xã hội của đất n−ớc, các chính sách th−ơng mại và chính sách môi tr−ờng của Trung Quốc đảm bảo phát triển bền vững tập trung chủ yếu vào một số vấn đề nh− quản lí xuất nhập khẩu hạn chế suy thoái môi tr−ờng, nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi tr−ờng để mở rộng xuất khẩu, quản lí l−u thông trong n−ớc. Cụ thể là:

- Quản lí xuất nhập khẩu: Quy chế quản lí xuất nhập khẩu của Trung Quốc quy định danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu có ảnh h−ởng đến môi tr−ờng nh− hàng cấm xuất nhập khẩu, hạn chế xuất nhập khẩu, hàng xuất nhập khẩu theo hạn ngạch. Chẳng hạn, danh mục cấm xuất khẩu quy định bốn nhóm hàng là x−ơng hổ, động vật hoang dã ch−a hoặc đã qua chế biến, sừng tê giác, thuốc phiện và chất gây nghiện, chất nổ; 68 mặt hàng đã qua sử dụng, 54 mặt hàng quản lí bằng giấy phép. Quy định về danh mục cấm hoặc hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc cũng quy định những đối t−ợng đ−ợc phép xuất nhập khẩu. Quy chế này còn quy định những hạn ngạch một số mặt hàng xuất nhập khẩu nhậy cảm với môi tr−ờng nh− nông sản, thuỷ sản, hoá chất…

- Kiểm tra giám sát hoạt động th−ơng mại gây ô nhiễm: Để quản lí xuất nhập khẩu các sản phẩm ảnh h−ởng đến môi tr−ờng, Trung Quốc ban hành quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng xuất nhập khẩu. Các quy định trong lĩnh vực này gồm (i) Hàng miễn kiểm nghiệm, kiểm dịch (ii) Hàng liên quan đến an toàn vệ sinh và có yêu cầu đặc biệt bắt buộc kiểm nghiệm, kiểm dịch (iii) Quy định về chế độ giấy phép an toàn chất l−ợng (iv) các quy định về vệ sinh y tế tại cảng, cửa khẩu. Danh mục những mặt hàng thuộc diện kiểm nghiệm, kiểm dịch đ−ợc quy định khá cụ thể và chi tiết.

KILOB OB OO KS .CO M

- áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi tr−ờng. Nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi tr−ờng của n−ớc nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nông sản, thuỷ sản, công nghiệp chế biến, Trung Quốc đã khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế nh− HACCP, ISO 14000… đồng thời tăng c−ờng kiểm tra giám sát quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hàng xuất khẩu phổ biến công nghệ sạch, năng l−ợng sạch cho các cơ sở sản xuất , cung cấp cho họ thông tin kịp thời về yêu cầu của n−ớc nhập khẩu. Hệ thống nhãn hiệu xanh, thực phẩm xanh ( green food) đã đ−ợc áp dụng. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững Trung Quốc đã áp dụng chính sách Hộp xanh và Hộp vàng trong nông nghiệp. Đối với nhóm nông sản đ−ợc h−ởng chính sách Hộp xanh, Nhà n−ớc tăng c−ờng hỗ trợ nh− giảm thuế, hỗ trợ kĩ thuật, cung cấp dịch vụ, đầu t− cơ sở hạ tầng. Đối với nhóm đ−ợc h−ởng chính sách Hộp vàng, Nhà n−ớc chuyển trợ cấp ở khâu l−u thông sang các khâu liên quan đến quá trình sản xuất , chế biến nh− −u đãi vật t− nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón năng l−ợng.

Ngoài ra , Chính phủ Trung Quốc còn sử dụng các chính sách thuế để hạn chế khai thác tài nguyên, quy định các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có điều kiện để bảo vệ môi tr−ờng trong n−ớc, tăng c−ờng hợp tác giữa các bộ ngành trong vấn đề bảo vệ môi tr−ờng…

Nhìn chung, hệ thống chính sách về th−ơng mại và môi tr−ờng của Trung Quốc t−ơng đối đầy đủ và toàn diện. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi tr−ờng vẫn gia tăng. Điều này có nguyên nhân do nhận thức của ng−ời tiêu dùng, doanh nghiệp và những ng−ời thực thi chính sách về môi tr−ờng còn yếu kém, quá coi trọng mục tiêu kinh tế, phát triển kinh tế bằng mọi giá. Phát triển kinh tế quá nóng ở Trung Quốc hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề môi tr−ờng cấp bách đối với Trung Quốc.

Một phần của tài liệu ác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)