THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng thẻ cân bằng điểm ( balance scorecard ) trong đánh giá thành quả tại công ty TNHH MTV cảng đà nẵng (Trang 54)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.3. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠ

CÔNG TY TNHH MTV CNG ĐÀ NNG

2.3.1. Khía cnh tài chính

Tài chính là khía cạnh được Công ty chú trọng nhất. Mọi hoạt động trong Công ty đều hướng đến việc tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính. Vì vậy, việc

đánh giá thành quả hoạt động tại Cảng Đà Nẵng chủ yếu tập trung vào việc thu thập, tính toán, phân tích các chỉ tiêu tài chính.

a. Mc tiêu tài chính ca Công ty

Mục tiêu hoạt động của Công ty là tăng trưởng doanh thu, tiết kiệm chi phí để tối đa lợi nhuận.

b. Các ch tiêu đánh giá

Để đánh giá thành quả hoạt động của Công ty về khía cạnh tài chính, Cảng Đà Nẵng đã đánh giá về mặt tăng trưởng doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

V doanh thu:

Để đánh giá các kết quả hoạt động về doanh thu, Công ty tiến hành phân tích chi tiết biến động của từng nguồn thu.

Bng 2.1. Biến động chi tiết doanh thu qua 2 năm 2012, 2013

Đvt: đồng Chênh lch Ni dung Năm 2012 Năm 2013 Giá trT l(%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 299.919.786.612 377.359.075.515 77.439.288.903 125,82% -Doanh thu từ hoạt động bốc xếp hàng hoá 222.660.519.069 297.368.499.945 74.707.980.876 133,55% -Doanh thu khai

thác kho, bãi 28.154.659.998 10.682.770.064 7.471.889.934 37,94% -Doanh thu khai

thác cầu, bến 18.365.713.213 34.162.573.845 15.796.860.631 186,01% -Doanh thu khai

thác tàu lai 30.738.894.332 35.145.231.662 4.406.337.330 114,33% 2. Doanh thu hoạt

động tài chính 8.824.279.981 28.318.562.817 19.494.282.836 320,92%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013)

Công ty có các nguồn thu đó là :

• Thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ : Đây là nguồn thu chính của Công ty. Bao gồm: doanh thu từ hoạt động bốc xếp hàng hóa;

doanh thu khai thác kho, bãi; doanh thu khai thác cầu, bến; doanh thu khai thác tàu lai.

• Doanh thu tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty bao gồm: tiền lãi cổ tức, lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện. Đây là nguồn thu thứ 2 của Công ty.

V chi phí

Công ty tiến hành xác định tỷ trọng của từng khoản mục chi phí để biết

được sự thay đổi của các tỷ trọng này. Qua đó đánh giá được công tác kiểm soát chi phí của Công ty.

Bng 2.2. Phân tích t trng ca tng khon chí phí Đvt: đồng Tỷ trọng chi phí/DT Chỉ tiêu 2012 2013 2012(%) 2013(%) Giá vốn hàng bán 211.055.901.024 321.883.434.000 70,60% 85,30% Chi phí bán hàng 729.265.817 3.191.610.940 0,24% 0,85% Chi phí quản lý doanh nghiệp 34.550.901.122 42.065.294.376 11,56% 11,15% Chi phí tài chính 51.279.661.836 21.795.901.656 17,15% 5,78% Doanh thu thuần

về bán hàng và

cung cấp dịch vụ

298.943.804.235 377.359.075.515 70,60%

V li nhun

Bng 2.3. Các ch tiêu đánh giá hot động kinh doanh

Đvt: đồng Chênh lch Ch tiêu 2012 2013 Giá trT l(%) 01. DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ 298.943.804.235 377.359.075.515 78.415.271.280 126,23% 03. Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh 12.152.354.417 16.017.991.272 3.865.636.855 131,81% 04. Lợi nhuận trước thuế 11.200.000.000 15.483.805.645 4.283.805.645 138,25%

07. Lợi nhuận sau thuế 8.623.367.704 11.416.180.141 2.792.812.437 132,39% 08. Vốn chủ sở hữu bình quân 227.058.821.445 257.167.003.161 30.108.181.716 113,26% 09. Tổng tài sản bình quân 451.298.727.625 503.398.574.100 52.099.846.475 111,54% 12. ROA (Tỷ suất sinh lời của TS) 2,48% 3,08% 14. ROE 3,80% 4,44%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013)

c. Đánh giá hot động ca Công ty v khía cnh tài chính

- Mục tiêu tăng trưởng doanh thu

Trong tình hình kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, giải thể và phá sản là rất lớn. Nhưng trong năm qua, nhờ vào chữ tín của Công ty và cùng sự

nổ lực tìm kiếm khách hàng để bảo đảm ổn định sản xuất, nâng cao năng suất…Công ty vẫn giữ vững thị trường, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu như

doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 tăng 125,82% so với năm 2012 tương ứng với giá trị là 77.439.288.903đồng. Song song, doanh thu hoạt

động tài chính năm 2013 cũng tăng mạnh, tăng 320,92% so với năm 2012. - Mục tiêu tiết kiệm chi phí

Để thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí thì trong những năm qua Công ty không ngừng đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất và thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm ở các xí nghiệp qua việc giao khoán về chi phí dựa trên doanh thu, chủ yếu để góp phần giảm 5% chi phí sản xuất.

Điều này, đem lại kết quả như mong muốn tổng chi phí so doanh thu của năm 2013 giảm so năm 2012 là 3,51 %, tuy tỉ lệ cắt giảm đạt được còn thấp.

Hiện nay, để đánh giá thành quả của khía cạnh tài chính thì Công ty chủ

yếu tập trung vào số liệu trên các báo cáo tài chính. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả về khía cạnh tài chính chỉ phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy có xây dựng mục tiêu cho khía cạnh tài chính, nhưng Công ty chưa xây dựng được các thước đo cụ thể để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của khía cạnh tài chính và chưa liên kết mục tiêu của khía cạnh này với chiến lược phát triển của Công ty.

2.3.2. Khía cnh khách hàng

a. Mc tiêu ca khía cnh khách hàng

Hiện nay, Công ty thiết lập mục tiêu cho khía cạnh khách hàng:

- Ổn định và giữ vững thị trường hiện tại, tích cực tìm kiếm khách hàng mới.

- Đảm bảo tỉ lệ thỏa mãn khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ là 100%.

- Phát triển makerting dịch vụ cảng biển, là giúp cho mọi người nhận biết được là sản phẩm dịch vụ mà ta đang bán và bán cho ai, đồng thời giúp nhân viên trong Công ty quan tâm đến một trong những mục tiêu cuối cùng là

phục vụ khách hàng.

b. Các ch tiêu đánh giá

Để đạt được mục tiêu cho khía cạnh này, Công ty phân loại khách hàng thành các nhóm khách hàng là nhà xuất nhập khẩu trong và ngoài nước; các nhà giao nhận và vận tải thủy bộ; các hàng tàu hoặc các đại lý vận tải trong và ngoài nước; và phân khúc thị trường mà Công ty chọn để cạnh tranh. Khía cạnh tài chính là đích đến mà Công ty cần đạt được, để đạt được mục tiêu của khía cạnh tài chính thì khách hàng là yếu tố quyết định, Công ty xác định được tầm quan trọng “khách hàng là yếu tố cơ bản” đểđạt được mục tiêu này.

- Về giữ chân khách hàng hiện tại

Cạnh tranh làm gia tăng phí tổn để thu hút khách hàng mới ngày một cao, có thể cao hơn nhiều so với việc giữ khách hàng hiện tại luôn vui vẻ. Việc giữ

chân khách hàng quen thuộc bao giờ cũng dễ dàng và đơn giản hơn việc thu hút khách hàng mới. Thế nhưng làm cách nào để giữ được khách hàng ở lại với Công ty là một vấn đề không đơn giản. Chính vì vậy, thực trạng hiện nay để

thu hút khách hàng, ngoài việc mục đích đem lại giá trị gia tăng kinh tế cho Công ty thì cũng tạo giá trị gia tăng cho khách hàng bằng cách:

+ Luôn mang lại cho khách hàng sự hài lòng và giá trị.

+ Thực hiện đa dạng hóa dịch vụ theo hướng logistics nhằm tạo cho khách thông suốt trong việc nhập xuất hàng hóa qua cảng.

Với đặc điểm là một đơn vị kinh doanh về dịch vụ, sản phẩm của cảng chính là các dịch vụ thực hiện nên sự hài lòng của khách hàng chịu tác động bởi 2 nhân tố: Chất lượng dịch vụ và giá cả.

Chất lượng dịch vụ: để giữ uy tín khách hàng, với phương châm “Khách hàng là thượng đế” nên việc cung cấp dịch vụ luôn đạt yêu cầu về chất lượng cao đối với khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, Công ty nhất thiết phải cung ứng cho khách hàng một số dịch vụ mang tính khác khác biệt

(Như cầu tàu cho tàu trọng tải lớn, bến chuyên dùng cho tàu container, bến tàu khách, kho chuyên dụng, các thiết bị chuyên dùng…), chất lượng dịch vụ

tốt ( năng suất cao, an toàn tàu, hàng hóa, đơn giản thủ tục..)

Giá cả: Giá cả được xem như nhận thức của người tiêu dùng về việc từ

bỏ hoặc hy sinh một cái gì đó để được sở hữu một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Trong nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng trước đây, tác

động của yếu tố giá cả ít được chú ý đến so với các tiêu chí khác. Tuy nhiên, cùng với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của thị trường và các thay đổi trong nhận định của khách hàng về sản phẩm dịch vụ, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng giá cả và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ sâu sắc với nhau. Giá cước dịch vụ ở Cảng: Chịu sự quản lý của Uỷ ban Vật giá của Chính phủ. Để kích thích sản lượng hàng hoá thông qua Cảng, tuỳ theo đối tượng và khối lượng hàng hoá thông qua mà Cảng áp dụng chính sách ưu đãi hợp lý trong phạm vi điều chỉnh giá cho phép.

- Về thu hút khách hàng mới

Công ty xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng và cộng đồng, trên cơ sở cung ứng dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng. Xây dựng và quản trị

thương hiệu Công ty, sử dụng các phương tiện công cụ truyền thông để quảng bá hình ảnh cảng đến các hãng tàu , các nhà Logistics, các mainlines, feeders, và shippers, tìm kiếm các thông tin khách hàng qua Internet, chủđộng liên lạc với khách hàng…. nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm và thu hút khách hàng trong và ngoài nước

c. Đánh giá v khía cnh khách hàng

Với chính sách chiến lược đúng đắn và kịp thời, Công ty đã tích cực tăng cường quảng bá hình ảnh, nên trong năm 2013 vừa qua, do có biến động về

nền kinh tế suy thoái nhưng Công ty không những duy trì mối quan hệđối với khách hàng truyền thống mà còn thu hút được khách hàng mục tiêu, đặc biệt

là các tỉnh Nam lào, Đông Bắc Thái Lan.

Tuy có mục tiêu và có sử dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế

ISO 9001–2000 về khách hàng, nhưng chưa có thiết lập các chỉ tiêu nào theo dõi khách hàng, hiện nay Ban lãnh đạo chỉ quan tâm đến doanh thu và sản lượng hàng tháng/quý/năm của Công ty tăng trưởng là bao nhiêu, chứ chưa phân tích sâu đến yếu tố khách hàng, trong khi đó yếu tố này sẽ đem lại sự

tăng trưởng về mặt doanh thu và lợi nhuận hiện tại cũng như tương lai cho khía cạnh tài chính.

Việc theo dõi và chăm sóc khách hàng đều tập trung vào bộ phận của phòng kinh doanh và định kỳ, bộ phận này có nhiệm vụ báo cáo lên cấp trên mà không cần liên kết với các bộ phận khác trong Công ty.

2.3.3 Khía cnh quy trình hot động ni b

a. Mc tiêu v khía cnh quy trình hot động ni b

Đối với khía cạnh quy trình hoạt động nội bộ, Công ty vạch ra các mục tiêu:

- Duy trì phát triển ổn định, đạt kết quả sản xuất kinh doanh theo kế

hoạch hoặc vượt chỉ tiêu.

- Giảm các khoản chi phí và tăng năng suất để tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh.

- Đảm bảo cán bộ công nhân viên của Công ty đều nhận thức, thấu hiểu yêu cầu khách hàng và của Công ty.

b. Quy trình hot động ni b ca Cng

Cảng là đầu nối giao thông vận tải hàng hoá giữa phương tiện đường thuỷ với các phương tiện đường thuỷ, đường bộ khác, do đó dây chuyền cung

ứng dịch vụ có các đặc thù cụ thể sau:

+ Công việc của đại lý hãng tàu:

với đầy đủ các thông tin (Informations) và yêu cầu (Order) trước khi xếp dỡ

hàng hoá ít nhất 24h trước khi tàu đến cảng theo nội dung sau:

•Tên tàu, quốc tịch, trọng tải toàn phần (GRT), chiều dài tàu, mớm nước, đặc điểm hàng siêu trường, siêu trọng, độc hại.

•Về hàng hoá: Sơ đồ xếp hàng (đối với hàng xuất), sơ đồ hầm hàng (Cargo Plan) (đối với hàng nhập), bảng lược khai hàng hoá (Cargo Manifest), các đặc điểm lưu ý khi xếp dỡ hàng (chèn lót, chằng buộc,..).

•Các yêu cầu về tàu hỗ trợ, cầu bến, thuê phương tiện cẩu (nếu có). •Về thời gian: Ngày, giờ tàu cập bến, yêu cầu vềđịnh mức xếp dỡ.

+ Công việc của chủ hàng:

Trước khi tàu cập cảng, đối với hàng nhập, chủ hàng hoặc người nhận hàng được đại lý tàu biển cấp một lệnh giao hàng, người nhận hàng mang lệnh giao hàng đã hoàn thành thủ tục Hải quan đến cảng làm thủ tục và đăng ký với cảng kế hoạch nhận hàng. Đối với hàng xuất, chủ hàng mang tờ Lược khai hàng hóa đã hoàn thành thủ tục Hải quan đến Cảng làm thủ tục đăng ký xếp hàng. Cũng trong thời gian này, đại lý tàu biển thay mặt chủ tàu gửi các thông báo, yêu cầu đề nghị cảng cung ứng các dịch vụ: thuê cẩu, tàu lai,…

+ Công việc của Cảng:

Phòng khai thác được Tổng giám đốc Cảng uỷ quyền đứng ra tiếp nhận các thông tin và yêu cầu của khách hàng, tổ chức lên kế hoạch máng (kế

hoạch mở bao nhiêu hầm tàu trong cùng thời gian làm hàng), ca giao cho các bộ phận tác nghiệp như sau:

•Bộ phận tàu lai (thuộc Công ty CP Thương Mại Cảng Đà Nẵng): Đưa tàu lai dắt ra đúng nơi yêu cầu, hỗ trợ tàu biển cập cầu.

•Các tổ công nhân: Theo kế hoạch đã lên bởi phòng khai thác tiến hành bốc dỡ hàng hoá.

•Đội giao nhận (kiểm viên): Theo kế hoạch từng ca thực hiện việc kiểm

đếm giao hoặc nhận hàng hoá với đại diện tàu hoặc chủ hàng.

•Đội cơ giới bộ: Có trách nhiệm đưa hàng hoá ra vào kho, bãi nếu có yêu cầu từ chủ hàng.

•Bộ phận quản lý kho, bãi: Có trách nhiệm lưu kho, bảo quản hàng hoá của chủ hàng ký gửi tại bãi và bàn giao lại cho chủ hàng sau này.

Sau khi giao hoặc nhận xong một con tàu, nếu là hàng nhập khẩu thì đại diện Cảng Đà Nẵng lập một biên bản “Kết toán hàng với tàu” (RoRoc) với sĩ

quan thuyền phó để chứng minh rằng tàu đã giao xong hàng tại cảng đến, nếu là hàng xuất khẩu thì phía tàu sẽ lập một biên lai thuyền phó (Master’s receipt) giao cho Cảng xác nhận rằng hàng đã được giao lên tàu, đây là chứng từ quan trọng chứng minh cho người mua và doanh nghiệp biết rằng hàng hoá

đã được giao trên tàu và tàu trên hành trình tới cảng đến.

Sơđồ 2.4. Quy trình cung ng các dch v trong Cng Đà Nng

ĐẠI LÝ TÀU ơ CHỦ HÀNG PHÒNG KHAI THÁC Bộ phận lai dắt Đội giao nhận Các tổ công nhân Đội cơ giới Bộ phận kho, bãi NGƯỜI NHẬN HÀNG

Phòng kinh doanh có chức năng xác định và thỏa mãn nhu cầu khách hàng, thực hiện các công việc liên quan đến cung cấp dịch vụ, nghiên cứu thị

trường, và chăm sóc khách hàng. Mục tiêu của phòng là tối đa sản lượng thông qua Cảng. Khi nhận được yêu cầu báo giá từ khách hàng, Phòng kinh doanh báo gia cho khách hàng những dịch vụ khách hàng yêu cầu dựa vào Biểu giá dịch vụ Cảng biển (Biểu giá này chịu sự quản lý của Ủy ban vật giá của Chính phủ). Đồng thời khi ra quyết định ngoài phạm vi trách nhiệm thì luôn phải trao đổi với Ban giám đốc để có thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng nhanh chóng và kịp thời. Để kích thích sản lượng hàng hoá thông qua Cảng, tùy theo đối tượng và khối lượng hàng hoá thông qua mà Cảng áp dụng chính sách ưu đãi hợp lý trong phạm vi điều chỉnh giá cho phép.

Phòng kế toán có nhiệm vụ phát hành hóa đơn dựa trên bảng kê tính từ

phòng kinh doanh; thực hiện việc kiểm tra công nợ của các khách hàng, để

xem có thể cung cấp dịch vụ tiếp cho họ được hay không. Có trách nhiệm ghi nhận, xử lý, phân tích, lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự biến động của doanh thu theo từng khách hàng, từng thị trường, theo dõi công nợ theo từng khách hàng, ghi nhận đầy đủ các khoản thuế liên quan đến quá trình tiêu thụ, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chi phí, xác định kết quả tiêu thụ…cung cấp thông tin cho các bộ phận và nhà quản trị các cấp thông qua

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng thẻ cân bằng điểm ( balance scorecard ) trong đánh giá thành quả tại công ty TNHH MTV cảng đà nẵng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)