6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.2.4. Khía cạnh học hỏi và phát triển
Khía cạnh này là nền tảng mà doanh nghiệp cần xây dựng để đạt được sự
phát triển trong dài hạn. Nó bao gồm ba nội dung chính là: - Năng lực của nhân viên
- Năng lực hệ thống thông tin - Động lực và phân quyền
Các mục tiêu tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ trong Thẻ
cân bằng điểm thường sẽ cho ta biết khoảng cách giữa năng lực con người, hệ
thống, quy trình doanh nghiệp và những gì cần đểđạt được sự đột phá về hiệu quả doanh nghiệp. Để thu hẹp khoảng cách này, doanh nghiệp sẽ phải tái đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng, tăng cường hệ thống công nghệ thông tin, liên kết các quy trình, thủ tục của doanh nghiệp. Các mục tiêu chính là trọng tâm của khía cạnh học hỏi và phát triển. [12]
Tương tự như khía cạnh khách hàng, khía cạnh về nhân viên cũng đưa ra những chỉ tiêu đánh giá như sự thỏa mãn nhu cầu của nhân viên, việc giữ
chân các nhân viên giỏi, kỹ năng của nhân viên, chế độ khen thưởng... tạo
điều kiện cạnh tranh trong môi trường làm việc. Hệ thống thông tin yêu cầu tính chính xác, kịp thời cung cấp thông tin để ra quyết định. Cuối cùng các thủ tục kết hợp với hệ thống thông tin hỗ trợ cho các hoạt động của nhân viên hiệu quả, tiết kiệm thời gian mà vẫn đáp ứng được nhu cầu quản lý. [11]
a. Mục tiêu
Trong khía cạnh này, gồm các mục tiêu sau: - Nâng cao nănglực của nhân viên
- Cải tiến năng lực của hệ thống thông tin - Gắn nhân viên với mục tiêu của tổ chức
Trong một doanh nghiệp nếu có đội ngũ nhân viên năng động, có kiến thức, kỹ năng làm việc, giao tiếp tốt cùng hợp tác với nhau trong việc thực
hiện các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp với sự trợ giúp của hệ thống thông tin và được tin tưởng trao quyền sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động ngày càng vững mạnh. Do đó, nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của nhân viên để đánh giá mức độ đóng góp của nhân viên cho công việc, đồng thời phải trao quyền để nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình.
b. Thước đo
Để đạt được các mục tiêu trên, có thể sử dụng các thước đo sau:
- Sự hài lòng của nhân viên. Nhân viên hài lòng là điều kiện tiền đề để
tăng năng suất, tinh thần trách nhiệm, tăng chất lượng phục vụ khách hàng. Các doanh nghiệp thường đo lường mức độ hài lòng của nhân viên thông qua những cuộc khảo sát hàng năm với thang đo cảm xúc từ 1 (rất không hài lòng) đến 5 (rất hài lòng), những nội dung liên quan đến việc ra quyết
định, thừa nhận làm được việc, truy cập đủ thông tin để làm việc tốt, khuyến khích chủ động sáng tạo và sử dụng sáng kiến, mức độ hỗ trợ từ
những đồng nghiệp liên quan và mức độ hài lòng về mọi mặt trong doanh nghiệp [12,tr.130].
- Tốc độ thay thế nhân viên chủ chốt.
- Thời gian bình quân một nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Tốc
độ thay thế nhân viên càng lớn hay thời gian bình quân càng ngắn chứng tỏ
rằng doanh nghiệp càng không giữ được người. Nhân viên thường xuyên thay đổi làm ảnh hưởng lớn hiệu quả công việc vì nhân viên mới cần có thời gian để quen việc và rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho vị trí đó.
- Doanh thu trên từng nhân viên - Tốc độ xử lý thông tin
- Chi phí xây dựng hệ thống thông tin - Số lượng sáng kiến của mỗi nhân viên
- Số lượng sáng kiến được áp dụng vào thực tế công việc
Mối quan hệ giữa các thước đo trong phương diện học hỏi và phát triển
được minh họa như sau:
Sơđồ 1.5. Mối quan hệ của các thước đo trong khía cạnh học hỏi và phát triển [12,tr.129]
MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM
Vì chiến lược của doanh nghiệp là một tập hợp những mối quan hệ về
nguyên nhân và kết quả nên những mục tiêu và thước đo trong thẻ cân bằng
điểm cần liên kết với nhau. Những mục tiêu và thước đo này phải phù hợp với chiến lược và hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi thước đo trong thẻ cân bằng điểm là một nhân tố trong chuỗi mối quan hệ nhân quả để truyền đạt ý nghĩa của chiến lược trong doanh nghiệp.
Mối quan hệ nhân quả được thành lập như là một vector theo chiều dọc thông qua 4 khía cạnh trong thẻ cân bằng điểm như sau:
Môi trường hoạt động Hạ tầng kỹ thuật Khả năng nhân viên Sự hài lòng nhân viên Năng suất nhân viên Giữ lại nhân viên Kết quả
Sơđồ 1.6. Mối quan hệ nhân quả trong BSC [11]
Mối quan hệ nhân quả cho thấy một kết quả tài chính tốt và bền vững phụ
thuộc vào sự hài lòng của khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc vào khả năng tạo ra những sản phẩm, dịch vụđáp ứng tốt nhu cầu khách hàng,
điều này phụ thuộc vào chất lượng và việc thực thi các quy trình hoạt động nội bộ. Hiệu quả thực thi các quy trình hoạt động nội bộ lại phụ thuộc vào khả
năng phát triển kiến thức, kỹ năng nguồn nhân lực, năng lực doanh nghiệp, năng lực thông tin.