a. Nhận biết: là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trƣớc đây ; nghĩa là một ngƣời
có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lí, định luật nhƣng chƣa giải thích và vận dụng đƣợc chúng.Có thể cụ thể mức độ nhận biết bằng các động từ :
- Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất.
- Nhận dạng (không cần giải thích ) đƣợc các khái niệm, hình thể, vị trí tƣơng đối giữa các đối tƣợng trong các tình huống đơn giản.
- Liệt kê, xác định các vị trí tƣơng đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố. Để kiểm tra mức độ nhận biết của HS, GV thƣờng hay nêu câu hỏi bắt đầu bằng các động từ nhƣ: Mô tả, phát biểu, liệt kê, nhớ lại, nhận biết, xác định, kể tên, cái gì, bao
nhiêu ....Mục tiêu loại câu hỏi này nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm ...Việc trả lời các câu hỏi này giúp học sinh ôn lại đƣợc những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải qua.
VD: - Chuyển động là gì?
- Phát biểu Định luật I, II, III Newton.
b. Thông hiểu: là khả năng nắm đƣợc, hiểu đƣợc ý nghĩa của các khái niệm, hiện tƣợng, sự vật ; giải thích đƣợc, chứng minh đƣợc ; là mức độ cao hơn nhận biết nhƣng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tƣợng, nó liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết.
Để kiểm tra mức độ thông hiểu của HS, GV thƣờng hay nêu câu hỏi bắt đầu bằng các động từ nhƣ: Giải thích, lí giải, so sánh, hiểu thế nào ...hoặc các từ hỏi “tại sao?”, “nghĩa là gì?”... Mục tiêu loại câu hỏi này nhằm kiểm tra cách HS liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu ...Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy HS có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra đƣợc các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học.
VD: Dùng Định luật II Newton giải thích tại sao vật có khối lƣợng càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc của nó.
c. Vận dụng: là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể
mới : vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra ; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phƣơng pháp, nguyên lí hay ý tƣởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
Để kiểm tra mức độ vận dụng của HS, ngoài các bài tập ra, GV thƣờng hay nêu câu hỏi bắt đầu bằng các động từ nhƣ: Tìm (trong thực tế), chỉ ra, liên hệ, làm thế nào, giải thích (trong thực tế) ...Mục tiêu loại câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng áp dụng các dữ kiện, các khái niệm, quy luật, các phƣơng pháp vào hoàn cảnh và điều kiện mới. Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy HS có khả năng hiểu đƣợc các quy luật, khái niệm, có thể lựa chọn tốt các phƣơng án để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
VD: Liên hệ thực tế, khi chèo thuyền muốn cho thuyền tiến hoặc lùi ta phải làm nhƣ thế nào? Tại sao phải làm nhƣ thế?
d. Phân tích: là khả năng phân chia một thông tin ra các thành phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu đƣợc cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
Để kiểm tra mức độ phân tích của HS, GV thƣờng hay nêu câu hỏi bắt đầu bằng các động từ nhƣ: Tại sao, em có nhận xét gì về..., hãy chứng minh .... Mục tiêu loại câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối qua hệ hoặc chứng minh một luận điểm. Việc trả lời các câu hỏi phân tích cho thấy học sinh có khả năng tìm ra đƣợc các mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đƣa ra kết luận.
e. Tổng hợp: là khả năng sắp xếp, thiết kế lại thông tin, các bộ phận từ các nguồn tài
liệu khác nhau và trên cơ sở đó tạo lập nên một hình mẫu mới. Có thể cụ thể hóa mức độ tổng hợp bằng các động từ :
- Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh. - Khái quát hóa những vấn đề riêng lẻ cụ thể.
- Phát hiện các mô hình mới đối xứng, biến đổi hoặc mở rộng từ mô hình đã biết ban đầu.
Việc trả lời các câu hỏi tổng hợp đòi hỏi HS phải dự đoán, giải quyết vấn đề và đƣa ra câu trả lời sáng tạo. Cần nói cho HS biết rõ các em có thể tự do đƣa ra những ý tƣởng, giải pháp mang tính sáng tạo, tƣởng tƣợng của riêng mình. Mục tiêu của loại câu hỏi này nhằm kiểm tra xem HS có thể đƣa ra những dự đoán, giải quyết một vấn đề, đƣa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo. Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của HS, các em phải tìm ra những nhân tố và những ý tƣởng mới để có thể bổ sung cho nội dung.
VD: Tóm tắt nguyên lý hoạt động của pin quang điện.
f. Đánh giá: là khả năng xác định giá trị của thông tin : bình xét, nhận định, xác định
đƣợc giá trị của một tƣ tƣởng, một phƣơng pháp, một nội dung kiến thức. Đây là một bƣớc mới trong việc lĩnh hội kiến thức đƣợc đặc trƣng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tƣợng, sự vật. hiện tƣợng. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định.
Mục tiêu của câu hỏi đánh giá nhằm kiểm tra xem HS có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tƣởng, giải pháp,… dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra. Hiệu quả kích thích tƣ duy HS khi đặt câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp hay cao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của HS. Sẽ hoàn toàn vô tác dụng nếu GV đặt câu hỏi khó để HS không có khả năng trả lời đƣợc hoặc đặt câu hỏi quá dễ mà HS nào cũng có thể trả lời ngay mà không cần suy nghĩ. Sau khi HS trả lời xong, GV cần có nhận xét, động viên ngay những câu trả lời đúng cũng nhƣ câu trả lời chƣa đúng.
VD: Giải thích kết quả thí nghiệm về sự giao thoa ánh sáng và rút ra kết luận về bản chất ánh sáng.
Sau đây là bảng các cấp độ nhận thức, hình thành kĩ năng và thái độ.
Các mức độ nắm vững kiến thức theo Bloom
Các mức độ hình thành kĩ năng theo Harrow
Mức độ Định nghĩa Sự thực hiện, ví dụ
1. Bắt chƣớc Quan sát và sao chép rập khuôn. Làm đƣợc so với mẫu còn nhiều lệch lạc. 2. Làm đƣợc Quan sát thực hiện đƣợc nhƣ hƣớng dẫn. Làm đƣợc cơ bản đúng nhƣ mẫu, vẫn còn sai sót nhỏ. 3. Làm chính xác Quan sát và thực hiện đƣợc chính xác nhƣ hƣớng dẫn. Làm đƣợc chính xác nhƣ mẫu. 4. Làm biến hóa Thực hiện đƣợc các kĩ năng trong
các hoàn cảnh và tình huống khác nhau.
Làm đƣợc chính xác nhƣ mẫu trong mọi hoàn cảnh.
5. Làm thuần thục
Đạt trình độ cao về tốc độ và sự chính xác, ít cần sự can thiệp của ý thức.
Làm đƣợc chính xác nhƣ mẫu, kĩ năng nhƣ bản năng.
Mức độ Định nghĩa Sự thực hiện
1. Nhận biết Nhắc lại sự kiện. Nhắc lại định lý, công thức. 2. Thông
hiểu
Trình bày hoặc hiểu đƣợc ý nghĩa của các sự kiện.
Tìm đƣợc một trong các đại lƣợng liên quan công thức. 3.Vận dụng Vận dụng các nguyên lí và các trƣờng
hợp riêng biệt.
Thiết kế đƣợc phƣơng án khi có đủ các thông số cần thiết. 4. Phân tích Vận dụng nguyên lý vào các trƣờng hợp
phức hợp.
Thiết kế đƣợc phƣơng án khi tìm các thông số cần thiết.
5.Tổng hợp Vận dụng nguyên lý vào các trƣờng hợp phức hợp để trình bày một giải pháp mới.
Tìm đƣợc lỗi trong các phƣơng án đƣa ra. 6. Đánh giá Vận dụng nguyên lý vào các trƣờng hợp
để đƣa ra các giải pháp mới và so sánh nó với các giải pháp đã biết.
Thiết kế đƣợc phƣơng án mới.
Các cấp độ hình thành thái độ theo Bloom
Mức độ Định nghĩa Sự thực hiện, ví dụ
1. Tiếp nhận Có mong muốn tham gia vào hoạt động.
Chú ý nghe giảng, tham gia các hoạt động lớp.
2. Có trả lời, đáp ứng
Thể hiện tán thành hay không, chƣa có lí lẽ.
Hoàn thành bài tập về nhà, tuân theo nội quy của trƣờng. 3. Có lí lẽ,
lƣợng giá Trở thành có giá trị với bản thân.
Tin và bảo vệ cái đúng. 4. Đƣợc tổ chức
hệ thống
Xây dựng thành hệ thống có giá trị.
Cân bằng giữa các giá trị, giải quyết đƣợc các xung đột về giá trị.
5. Hình thành đặc trƣng
Hình thành đặc trƣng bản sắc riêng. Phối hợp trong các nhóm hoạt động hình thành thói quen.