Thí nghiệm thực tập

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm biể u diễn hỗ trợ việc áp dụng các ppnt khoa học khi giảng dạy chương 6. chất khí, vât ̣ lí 10 nâng cao (Trang 38)

Thí nghiệm thực tập là TN do HS tự tiến hành trên lớp (trong phòng TN), ngoài lớp, ngoài nhà trƣờng hoặc ở nhà với các mức độ tự lực khác nhau.

Có thể chia TN thực tập ra làm 3 loại:

a. Thí nghiệm trực diện.

Thí nghiệm trực diện là TN HS có thể tiến hành trên lớp chủ yếu khi nghiên cứu kiến thức mới, nhƣng cũng có thể khi ôn tập trong tiết học bài mới hoặc trong tiết củng cố.

- Tùy vào mục đích sử dụng, TN trực diện có thể là TN mở đầu, TN nghiên cứu hiện tƣợng đƣợc tiến hành dƣới dạng nghiên cứu khảo sát hay nghiên cứu minh họa và cũng có thể là TN củng cố.

- Thí nghiệm trực diện có thể đƣợc tổ chức dƣới hình thức TN đồng loạt (GV chia HS trong lớp thành các nhóm, tất cả các nhóm HS cùng một lúc làm các TN nhƣ nhau với dụng cụ giống nhau để giải quyết cùng một nhiệm vụ) nhƣng cũng có thể dƣới hình thức TN cá thể (các nhóm HS cùng một lúc tiến hành các TN khác nhau thƣờng với cùng một dụng cụ nhằm giải quyết các nhiệm vụ bộ phận, để đi đến một nhiệm vụ tổng quát).

b. Thí nghiệm thực hành

Thí nghiệm thực hành là loại TN do HS thực hiện trên lớp hay trong phòng TN mà sự tự lực làm việc cao hơn so với TN trực diện. HS dựa vào tài liệu in sẵn mà tiến hành TN, rồi viết báo cáo TN.

- Thí nghiệm thực hành Vật lí có thể có nội dung định tính hay định lƣợng, song chủ yếu là kiểm nghiệm lại các định luật, các quy tắc đã học và xác định các đại lƣợng Vâ ̣t lí mà nội dung này không có điều kiện thực hiện ở dạng TN trực diện. - Do đƣợc tiến hành sau khi HS đã học xong một chƣơng hay một phần của chƣơng nên TN thực hành Vâ ̣t lí thƣờng có nội dung phong phú, mỗi bài TN thực hành từ 1 đến 2 tiết liền và đòi hỏi thiết bị hoàn chỉnh, phức tạp hơn so với TN trực diện. Ở TN thực hành, yêu cầu đối với HS cũng cao hơn ở TN trực diện, HS phải tự lực thực hiện các giai đoạn của quá trình TN, thực hiện nhiều thao tác, tiến hành nhiều phép đo, xử lí nhiều số liệu định lƣợng mới có thể rút ra các kết luận cần thiết. - Thí nghiệm thực hành có thể đƣợc tổ chức dƣới một trong hai hình thức: TN thực hành đồng loạt và TN thực hành cá thể với nhiều phƣơng án khác nhau. Và mỗi hình thức tổ chức trên đều có thuận lợi và khó khăn riêng. Ở hình thức tổ chức thí nghiệm thực hành đồng loạt, ƣu điểm nổi bật của nó là phát huy đƣợc tác dụng

của sự tƣơng tác lẫn nhau giữa các nhóm HS, việc chỉ đạo của GV đơn giản hơn nhƣng lại gặp khó khăn về việc trang bị đồng loạt cùng dụng cụ TN cho tất cả các nhóm HS. Ngƣợc lại, ở hình thức tổ chức TN thực hành cá thể, tuy khắc phục đƣợc khó khăn này nhƣng GV lại khó bao quát lớp, khó giúp đỡ kịp thời các nhóm HS khi gặp khó khăn.

c. Thí nghiệm và quan sát Vật lí ở nhà

Thí nghiệm và quan sát Vật lí ở nhà là bài làm mà GV giao cho từng HS hoặc các nhóm HS thực hiện ở nhà.

Khác với các loại TN khác, HS tiến hành TN Vật lí và quan sát trong điều kiện không có sự giúp đỡ, kiểm tra trực tiếp của GV. Vì vậy, TN này đòi hỏi cao độ tính tự giác, tự lực của HS trong học tập. Một điểm khác nữa là TN Vâ ̣t lí ở nhà chỉ đòi hỏi HS sử dụng các dụng cụ thông dụng trong đời sống, những vật dụng dễ kiếm, rẻ tiền hoặc các dụng cụ đơn giản đƣợc HS tự chế từ những vật liệu này. Đặc điểm này tạo nhiều cơ hội để phát triển năng lực sáng tạo của HS trong việc thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ nhằm hoàn thành nhiệm vụ đƣợc GV giao cho.

Ngoài ra, loại TN này đòi hỏi ở HS sự kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, giữa hoạt động trí óc và hoạt động chân tay.

Với các đặc điểm nêu trên, TN và quan sát Vâ ̣t lí ở nhà có tác dụng trên nhiều mặt đối với sự phát triển nhân cách của HS nhƣ: quá trình tự lực thiết kế phƣơng án TN, lập kế hoạch TN, chế tạo hoặc lựa chọn dụng cụ, bố trí và tiến hành TN, xử lí kết quả TN thu đƣợc góp phần vào việc phát triển năng lực hoạt động, trí tuệ - thực tiễn của HS. Việc thực hiện và hoàn thành các công việc trên sẽ làm tăng rõ rệt hứng thú học tập của HS.

Khi sử dụng loại TN nghiệm này trong DH Vâ ̣t lí, GV cần bố trí thời gian để HS báo cáo trƣớc toàn lớp các kết quả đã đạt đƣợc, giới thiệu sản phẩm của mình, nhận đƣợc sự đánh giá của GV và tập thể cũng nhƣ động viên, khen thƣởng kịp thời.

Trong đề tài này, tôi nghiên cứu việc sử dụng TN biểu diễn hỗ trợ việc áp dụng các PPNT khoa học. Sau đây tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu TN biểu diễn.

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm biể u diễn hỗ trợ việc áp dụng các ppnt khoa học khi giảng dạy chương 6. chất khí, vât ̣ lí 10 nâng cao (Trang 38)