Các hình thức kiểm tra

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm biể u diễn hỗ trợ việc áp dụng các ppnt khoa học khi giảng dạy chương 6. chất khí, vât ̣ lí 10 nâng cao (Trang 25)

Mỗi hình thức thi, kiểm tra đều có mặt tích cực và hạn chế. Để đánh giá kết quả học tập của HS đòi hỏi ngƣời GV phải biết phối hợp các hình thức thi, kiểm tra. Cụ thể nhƣ sau:

- Đa dạng hóa các loại hình, các đề thi, kiểm tra cần phối hợp một cách hợp lí hình thức trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận, hình thức kiểm tra lí thuyết với kiểm tra thực hành, hình thức kiểm tra vấn đáp với kiểm tra viết, hình thức kiểm tra của GV với tự kiểm tra của HS… nhằm tạo điều kiện đánh giá một cách toàn diện và hệ thống kết quả học tập của HS.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấm bài kiểm tra và xử lí kết quả thi, kiểm tra sao cho vừa nhanh, vừa chính xác, đảm bảo đƣợc tính khách quan và sự công bằng, hạn chế đƣợc tiêu cực trong việc đánh giá kết quả học tập của HS.

Các hình thức kiểm tra HS trong quá trình học tập gồm:

- Kiểm tra miệng: kiểm tra kiến thức , thái độ của học sinh ngay trên lớp, dạng vấn đáp.

- Kiểm tra TN thực hành: kiểm tra kĩ năng thực hành của HS trong quá trình làm các bài thực hành thí nghiệm, dạng vấn đáp, trình bày báo cáo kết quả.

- Kiểm tra viết: kiểm tra kiến thức, kĩ năng của HS, dạng kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kì. Đây là hình thức quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả học tập của HS.

- Kiểm tra đề tài: dạng bài tập lớn có thể là một vấn đề yêu cầu HS hoặc nhóm HS phải thực hiện nhằm kiểm tra năng lực nhận thức của HS, đặc biệt là các HS giỏi.

Trong đó, kiểm tra viết là hình thức quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả học tập của HS. Nó có thể đánh giá định hình hoặc đánh giá tổng kết, đánh giá theo tiêu chuẩn hoặc đánh giá theo tiêu chí. Hình thức kiểm tra thông dụng là trắc nghiệm, có 2 hình thức trắc nghiệm cơ bản là trắc nghiệm tự luận (tự luận) và trắc nghiệm khách quan.

 Trắc nghiệm tự luận: là hình thức kiểm tra, thi mà trong đó đề kiểm tra, thi thƣờng gồm nhiều câu hỏi hoặc bài tập mà HS phải viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bài giải theo cách của riêng mình. Đây chính là loại hình câu hỏi và bài tập lâu nay

chúng ta vẫn quen dùng để ra các đề kiểm tra viết. Loại trắc nghiệm này có những ƣu điểm và nhƣợc điểm sau đây:

- Ưu điểm:

+ Đề thi đƣợc dàn trải trong nhiều câu và tập trung vào các kiến thức quan trọng của chƣơng trình học. Nhƣ vậy, sẽ đảm bảo đánh giá đƣợc sự hiểu biết kiến thức cơ bản trong chƣơng trình quy định.

+ Đánh giá đƣợc một số kỹ năng nhƣ viết, kỹ năng dùng từ chuyên môn, kỹ năng lập luận logic, kỹ năng tính toán, lỗi chính tả và những vấn đề khác nhƣ việc dùng đơn vị, tính cẩn thận … Qua đó, ý thức học tập của HS cũng đƣợc lộ rõ.

+ Trong một thời lƣợng kiểm tra tƣơng đối dài, chúng ta có thể cấu trúc để có thể đánh giá khá đầy đủ các bậc nhận thức Bloom của ngƣời học.

+ Việc soạn đề thi, kiểm tra sẽ dễ hơn và mất ít thời gian hơn so với soạn đề bằng các hình thức khác.

+ Với thời lƣợng dài, HS có điều kiện suy nghĩ chính chắn để làm bài.

- Nhược điểm:

+ Do đề thi tự luận thƣờng tập trung vào trọng tâm, kiến thức cơ bản nên dễ dẫn tới việc học tủ, học lệch của HS. Sự may rủi, tính rủi ro và những hành động tiêu cực của HS khi làm bài khó có thể tránh khỏi.

+ Một nhƣợc điểm phổ biến nữa là vấn đề ngƣời chấm. Nếu hai ngƣời cùng chấm chung một bài thì việc lệch điểm hầu nhƣ luôn xảy ra. Loại trừ những thiếu sót khi chấm bài (chấm sai, chấm sót do bài quá dài, do sức khỏe của ngƣời chấm bài…), các quan điểm khác nhau của GV về sự hoàn chỉnh, tính logic, quan niệm về “lỗi” (chữ viết đẹp, xấu; lỗi chính tả nhiều ít, cách hành văn…) khó có thể trùng hợp nhau ở các GV chấm bài. Điều này thƣờng xảy ra ở các bài làm có thời lƣợng nhiều và các bài ở các môn khoa học xã hội.

+ Việc chấm bài khó khăn mất nhiều thời gian.

Những hạn chế trên có thể dẫn đến kết quả tiêu cực trong việc học nhƣ học tủ, học lệch, quay cóp,…và việc dạy nhƣ dạy tủ, đối xử thiên vị trong kiểm tra…

 Trắc nghiệm khách quan: là loại hình câu hỏi, bài tập mà các phƣơng án trả lời đã có sẵn hoặc nếu ho ̣c sinh phải tự viết câu trả lời thì câu trả lời phải là câu ngắn và chỉ có duy nhất một cách viết đúng. Trắc nghiệm này đƣợc gọi là khách quan vì tiêu chí đánh giá là đơn nhất, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ngƣời chấm.

- Trắc nghiệm gồm các dạng sau: + Trắc nghiệm đúng sai.

+ Trắc nghiệm điền khuyết.

+ Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: bao gồm 2 phần là phần mở đầu (phần dẫn) và phần thông tin.

- So với trắc nghiệm tự luận thì trắc nghiệm khách quan có những ƣu điểm và nhƣợc điểm sau đây:

+ Ưu điểm:

 Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan bao gồm nhiều câu hỏi nên có thể bao quát một phạm vi rất rộng của chƣơng trình. Có tiêu chí đánh giá đơn nhất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ngƣời chấm.

 Sự phân bố điểm của các bài kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan đƣợc trải trên một phổ rộng hơn nhiều. Nhờ đó có thể phân biệt đƣợc rõ ràng hơn các trình độ học tập của ho ̣c sinh thu đƣợc thông tin phản hồi đầy đủ hơn về quá trình dạy và học.

+ Nhược điểm:

 Không cho phép đánh giá năng lực diễn đạt của HS cũng nhƣ không cho thấy quá trình suy nghĩ của HS để trả lời một câu hỏi hoặc giải bài tập. Do đó nếu chỉ sử dụng hình thức trắc nghiệm này trong kiểm tra, đánh giá thì việc kiểm tra, đánh giá có thể trở thành yếu tố có tác dụng hạn chế việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt của HS.

 Việc biên soạn và kiểm tra rất khó khăn và mất nhiều thời gian.

1.6.3. Các định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra đánh giá kết quả ho ̣c t ập đối với các môn học nói chung và môn Vâ ̣t lí nói riêng ở mỗi lớp và mỗi cấp học có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS . Phải cụ thể mục tiêu đào tạo thành mục tiêu , yêu cầu của tƣ̀ng hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c, tƣ̀ng môn ho ̣c, tƣ̀ng bài ho ̣c, tƣ̀ng bài kiểm tra.

Việc thay đổi nội dung và PPDH kéo theo việc thay đổi kiểm tra, đánh giá. Nô ̣i dung đánh giá phải đổi mới theo hƣớng phát triển mo ̣i năng lƣ̣c của HS theo mu ̣c tiêu giáo du ̣c.

Sƣ̉ du ̣ng phối hợp các hình thƣ́c kiểm tra đánh giá khác nhau , kết hợp giƣ̃a trắc nghiê ̣m tƣ̣ luâ ̣n và trắc nghiê ̣m khách quan .

Cần xác đi ̣nh phƣơng thƣ́c đánh giá phù hợp với nô ̣i dung , kỹ năng cần rèn luyện của bài học và tình hình thực tế. Cần sƣ̉ du ̣ng linh hoa ̣t các hình thƣ́c đánh giá .

Tăng cƣờng ƣ́ng du ̣ng công nghê ̣ thông tin vào viê ̣c kiểm tra đánh giá góp phần tiết kiê ̣m thời gian, đảm bảo chính xác

Quá trình đánh giá đƣợc diễn ra theo m ột trình tự hoạch định trƣớc đảm bảo tính giáo dục, tính khoa học và logic về nội dung .

Tƣ̀ thƣ̣c tra ̣ng của viê ̣c đánh giá kết quả ho ̣c tâ ̣p ở trƣờng THPT còn nhiều nhƣợc điểm nên viê ̣c đánh giá đƣợc đổi mới trên nhiều phƣ ơng diê ̣n: hình thức, mục tiêu và nôi dung đánh giá.

- Đổi mới về mục tiêu:

+ Việc đánh giá kết quả học tập của HS vẫn đƣợc chủ yếu tiến hành thông qua các hình thức kiểm tra với những mục đích cụ thể sau đây:

+ Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục: Đây là yêu cầu cơ bản nhất và quan trọng nhất của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

+ Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện: Yêu cầu này thực ra chỉ là sự nhấn mạnh vào một số nội dung của yêu cầu trên vì hệ thống và toàn diện vốn là những thuộc tính cơ bản của các mục tiêu đƣợc xác định trong chƣơng trình.

+ Đảm bảo tính khách quan.

+ Đảm bảo tính công khai để thực hiện sự công bằng, dân chủ.

+ Đảm bảo tính khả thi: các đề kiểm tra vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của giáo dục, vừa phải tính đến các điều kiện cụ thể về trình độ GV, HS, về cơ sở vật chất của nhà trƣờng.

- Về nội dung, các đề kiểm tra cần đạt đƣợc những yêu cầu cơ bản sau đây: + Đánh giá đƣợc một cách toàn diện các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng mà HS cần đạt dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng.

+ Đặt trọng tâm vào những yêu cầu mới trong việc hình thành nhân cách HS nói chung và trong công việc giảng dạy Vâ ̣t lí nói riêng.

- Về hình thức kiểm tra cần có những định hƣớng sau đây: Đa dạng hóa các loại hình, các đề kiểm tra cần phối hợp một cách hợp lí giữa trắc nghiệm khách và trắc nghiệm tự luận, kiểm tra lí thuyết với kiểm tra thực hành,... nhằm tạo điều kiện đánh giá một cách toàn diện và hệ thống kết quả học tập của HS.

1.6.4. Các mức độ nhận thức của Bloom trong đề thi, kiểm tra

a. Nhận biết: là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trƣớc đây ; nghĩa là một ngƣời

có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lí, định luật nhƣng chƣa giải thích và vận dụng đƣợc chúng.Có thể cụ thể mức độ nhận biết bằng các động từ :

- Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất.

- Nhận dạng (không cần giải thích ) đƣợc các khái niệm, hình thể, vị trí tƣơng đối giữa các đối tƣợng trong các tình huống đơn giản.

- Liệt kê, xác định các vị trí tƣơng đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố. Để kiểm tra mức độ nhận biết của HS, GV thƣờng hay nêu câu hỏi bắt đầu bằng các động từ nhƣ: Mô tả, phát biểu, liệt kê, nhớ lại, nhận biết, xác định, kể tên, cái gì, bao

nhiêu ....Mục tiêu loại câu hỏi này nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm ...Việc trả lời các câu hỏi này giúp học sinh ôn lại đƣợc những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải qua.

VD: - Chuyển động là gì?

- Phát biểu Định luật I, II, III Newton.

b. Thông hiểu: là khả năng nắm đƣợc, hiểu đƣợc ý nghĩa của các khái niệm, hiện tƣợng, sự vật ; giải thích đƣợc, chứng minh đƣợc ; là mức độ cao hơn nhận biết nhƣng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tƣợng, nó liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết.

Để kiểm tra mức độ thông hiểu của HS, GV thƣờng hay nêu câu hỏi bắt đầu bằng các động từ nhƣ: Giải thích, lí giải, so sánh, hiểu thế nào ...hoặc các từ hỏi “tại sao?”, “nghĩa là gì?”... Mục tiêu loại câu hỏi này nhằm kiểm tra cách HS liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu ...Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy HS có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra đƣợc các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học.

VD: Dùng Định luật II Newton giải thích tại sao vật có khối lƣợng càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc của nó.

c. Vận dụng: là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể

mới : vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra ; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phƣơng pháp, nguyên lí hay ý tƣởng để giải quyết một vấn đề nào đó.

Để kiểm tra mức độ vận dụng của HS, ngoài các bài tập ra, GV thƣờng hay nêu câu hỏi bắt đầu bằng các động từ nhƣ: Tìm (trong thực tế), chỉ ra, liên hệ, làm thế nào, giải thích (trong thực tế) ...Mục tiêu loại câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng áp dụng các dữ kiện, các khái niệm, quy luật, các phƣơng pháp vào hoàn cảnh và điều kiện mới. Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy HS có khả năng hiểu đƣợc các quy luật, khái niệm, có thể lựa chọn tốt các phƣơng án để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

VD: Liên hệ thực tế, khi chèo thuyền muốn cho thuyền tiến hoặc lùi ta phải làm nhƣ thế nào? Tại sao phải làm nhƣ thế?

d. Phân tích: là khả năng phân chia một thông tin ra các thành phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu đƣợc cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.

Để kiểm tra mức độ phân tích của HS, GV thƣờng hay nêu câu hỏi bắt đầu bằng các động từ nhƣ: Tại sao, em có nhận xét gì về..., hãy chứng minh .... Mục tiêu loại câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối qua hệ hoặc chứng minh một luận điểm. Việc trả lời các câu hỏi phân tích cho thấy học sinh có khả năng tìm ra đƣợc các mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đƣa ra kết luận.

e. Tổng hợp: là khả năng sắp xếp, thiết kế lại thông tin, các bộ phận từ các nguồn tài

liệu khác nhau và trên cơ sở đó tạo lập nên một hình mẫu mới. Có thể cụ thể hóa mức độ tổng hợp bằng các động từ :

- Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh. - Khái quát hóa những vấn đề riêng lẻ cụ thể.

- Phát hiện các mô hình mới đối xứng, biến đổi hoặc mở rộng từ mô hình đã biết ban đầu.

Việc trả lời các câu hỏi tổng hợp đòi hỏi HS phải dự đoán, giải quyết vấn đề và đƣa ra câu trả lời sáng tạo. Cần nói cho HS biết rõ các em có thể tự do đƣa ra những ý tƣởng, giải pháp mang tính sáng tạo, tƣởng tƣợng của riêng mình. Mục tiêu của loại câu hỏi này nhằm kiểm tra xem HS có thể đƣa ra những dự đoán, giải quyết một vấn đề, đƣa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo. Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của HS, các em phải tìm ra những nhân tố và những ý tƣởng mới để có thể bổ sung cho nội dung.

VD: Tóm tắt nguyên lý hoạt động của pin quang điện.

f. Đánh giá: là khả năng xác định giá trị của thông tin : bình xét, nhận định, xác định

đƣợc giá trị của một tƣ tƣởng, một phƣơng pháp, một nội dung kiến thức. Đây là một bƣớc mới trong việc lĩnh hội kiến thức đƣợc đặc trƣng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tƣợng, sự vật. hiện tƣợng. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định.

Mục tiêu của câu hỏi đánh giá nhằm kiểm tra xem HS có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tƣởng, giải pháp,… dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra. Hiệu quả kích thích tƣ duy HS khi đặt câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp hay cao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của HS. Sẽ hoàn toàn vô tác dụng nếu GV đặt câu hỏi khó để HS không có

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm biể u diễn hỗ trợ việc áp dụng các ppnt khoa học khi giảng dạy chương 6. chất khí, vât ̣ lí 10 nâng cao (Trang 25)