Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 88)

Mô hình chạy trên một bộ dữ liệu với giả định các biến độc lập là biến ngoại sinh, nhƣng có thể một số trong chúng là biến nội sinh. Khi xem xét biến Scale (quy mô doanh nghiệp) trong mối quan hệ đơn với các biến độc lập khác thông qua ma trận tƣơng quan Pearson, ta thấy biến Scale có quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê với 14/22 biến độc lập còn lại. Vậy liệu biến Scale có phải là một biến nội sinh hay không? Nghiên cứu này đã bỏ qua việc xem xét kỹ vấn đề này.

Biến đại diện cho mức độ tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp chƣa thể hiện độ sâu và toát lên đƣợc ý nghĩa mà chúng tôi mong muốn. Biến đo lƣờng kết quả tuân thủ môi trƣờng của doanh nghiệp mà chúng tôi sử dụng là biến nhị phân (nhận hai giá trị có hoặc không), trên thực tế tần suất xả thải, khối lƣợng xả thải, nồng độ chất thải và mức độ nguy hại của chất thải mới quan trọng, còn có hay

không xả thải chỉ xem xét về mặt biểu hiện, còn biểu hiện nhƣ thế nào để có thể chấp nhận đƣợc thì bộ dữ liệu này không cung cấp.

Biến đo lƣờng tần số đƣa hối lộ của doanh nghiệp (Bride) đƣợc tính bằng tổng số lần doanh nghiệp đƣa hối lộ trong năm, và số liệu này là chung cho tất cả các mục đích nhƣ đƣa hối lộ để có sự miễn giảm thuế, để có đƣợc hợp đồng từ chính phủ, để giải quyết thủ tục hải quan hay đƣa hối lộ để có giấy phép môi trƣờng. Số liệu sẽ cho kết quả tốt hơn nếu có thể phân tách riêng về số lần đƣa hối lộ để phục vụ riêng cho mục đích môi trƣờng. Một thực tế ở Việt Nam, mức phạt cho việc vi phạm các quy định BVMT24 là rất thấp, trong khi đó đầu tƣ một hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải là rất tốn kém cả về tiền bạc và không gian lắp đặt. Sự chênh lệch chi phí quá lớn giữa hai phƣơng thức xử lý chính thức và phi chính thức này là khe hở cho hoạt động đƣa hối lộ diễn ra và mức độ có thể là thƣờng xuyên. Tuy nhiên, giá trị trung bình của biến Bride (số lần đƣa hối lộ) từ bộ dữ liệu chỉ dừng lại ở mức 1,5 lần cho tất cả các mục đích, có vẻ nhƣ không phù hợp trong điều kiện chỉ có 20,8% doanh nghiệp trong mẫu là có giấy chứng nhận môi trƣờng. Ở đây, có vẻ nhƣ có điều gì đó không ổn trong số liệu điều tra khi mà doanh nghiệp rất nhạy cảm trong việc trả lời vấn đề này và thƣờng có xu hƣớng trả lời không thành thật.

Vì đối tƣợng của nghiên cứu là SMEs có quy mô nhỏ và không đáp ứng các yêu cầu niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán nên nghiên cứu không thể tìm hiểu tác động của thị trƣờng vốn và vai trò của công bố thông tin môi trƣờng cho các bên liên quan (nhất là chủ sở hữu) lên việc tuân thủ các quy định về môi trƣờng của doanh nghiệp (Andrikopoulos & Kriklani, 2013). Thị trƣờng chứng khoán sẽ phản ứng xuống với những tin tức môi trƣờng tiêu cực của doanh nghiệp và kết quả đảo ngƣợc này là bài học cho doanh nghiệp, động cơ thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến hoạt động môi trƣờng (Mamingi et al., 2008). Đã có những nghiên cứu chứng minh điều này ở các nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Argentina, Chile, Mexico, Philippines, Canada, Mỹ.

24 Mức phạt do vi phạm môi trƣờng tham khảo tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 31 tháng 12 năm 2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.

Do những nguyên nhân khách quan cũng nhƣ chủ quan, nghiên cứu đã bỏ qua nhiều yếu tố đƣợc cho là có khả năng ảnh hƣởng mạnh đến kết quả tuân thủ các quy định BVMT của doanh nghiệp: áp lực từ cộng đồng, sự khác biệt giữa các địa phƣơng, sự thay đổi lớn của chính sách môi trƣờng quốc gia trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)