Nghiên cứu thực nghiệ mở các nƣớc phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 39)

Nghiên cứu thực nghiệm của Cormier & Magnan (1999) về chiến lƣợc công khai thông tin môi trƣờng của 33 công ty Canada từ ba ngành (bột giấy và giấy; lọc và hóa dầu; thép, kim loại và mỏ) trong 8 năm từ năm 1986 đến năm 1993. Điều kiện chọn đối tƣợng quan sát là (1) các công ty này đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán; (2) công ty nằm trong danh sách các công ty đƣợc giám sát nƣớc thải bởi cơ quan môi trƣờng Ontario và Québec;

Chiến lƣợc công khai thông tin môi trƣờng của doanh nghiệp đƣợc đánh giá bởi mức độ công bố thông tin môi trƣờng của công ty thể hiện trong các báo cáo môi trƣờng thƣờng niên. Nó đƣợc đo lƣờng bởi thang đo Wiseman (1982) gồm 18 mục, đƣợc phân thành bốn nhóm: (i) yếu tố kinh tế (5 mục); (ii) tranh chấp môi trƣờng (2 mục); (iii) xử lý ô nhiễm (5 mục); (iv) yếu tố môi trƣờng khác (6 mục) . Mỗi mục đƣợc cho điểm từ 1 đến 3: 1= mục này đƣợc mô tả chung chung; 2= mục này đƣợc mô tả chuyên sâu; 3= mục này đƣợc mô tả trên khía cạnh số lƣợng hoặc lƣợng hóa bằng tiền;

Nghiên cứu đƣa ra bốn nhóm nhân tố với 16 đại diện. Nhóm nhân tố thứ 1: chi phí thông tin của các cổ đông, luận giải rằng chiến lƣợc công bố thông tin môi trƣờng của doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi ích từ việc giảm thông tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và cổ đông và chi phí thu thập thông tin của cổ đông; nó đƣợc đo lƣờng bởi 5 đại diện: (i) mức độ biến động giá cổ phiếu, rủi ro doanh nghiệp (Beta thị trƣờng), (ii) mức độ phụ thuộc vào thị trƣờng vốn, (iii) khối lƣợng giao dịch cổ phiếu, (iv) mức độ tập trung sở hữu; (v) công ty con của 1 công ty khác. Nhóm nhân tố thứ 2: tình hình tài chính của doanh nghiệp, luận giải rằng chiến lƣợc công bố thông tin môi trƣờng của doanh nghiệp phụ thuộc vào chi phí từ việc sử dụng công bố thông tin môi trƣờng bởi các bên có liên quan khác hơn là cổ đông xét trên khía cạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp; 3 đại diện đƣợc sử dụng để đo lƣờng (i) lợi nhuận kế toán, (ii) lợi nhuận thị trƣờng của cổ phiếu, (iii) đòn bẩy tài chính. Nhóm nhân tố thứ 3: kết quả hoạt động môi trƣờng của công ty, đƣợc đo lƣờng bởi 4 đại diện: (i) ô nhiễm quá mức, (ii) bị phạt, (iii) nhận đƣợc yêu cầu phải tuân thủ, (iv) bị kiện tụng pháp lý. Nhóm nhân tố thứ 4 bao gồm 4 biến kiểm soát (i) tuổi của tài sản, nhà máy và trang thiết bị của doanh nghiệp, (ii) quy mô doanh nghiệp, (iii) doanh nghiệp đƣợc đăng ký với ủy ban chứng khoán, (iv) ngành nghề;

Kết quả từ ba phƣơng pháp chạy mô hình khác nhau (OLS, tobit, phân tích độ nhạy) cho kết quả: (1) độ rủi ro của doanh nghiệp, mức độ phụ thuộc vào thị trƣờng vốn và khối lƣợng cổ phiếu giao dịch có quan hệ thuận chiều với mức độ công bố thông tin môi trƣờng trong khi đó mức độ tập trung sở hữu lại có quan hệ nghịch

chiều; (2) công ty có tình hình tài chính tốt (lợi nhuận kế toán cao, ít sử dụng đòn bẩy tài chính) có khuynh hƣớng công bố thông tin môi trƣờng nhiều hơn công ty có tình hình tài chính xấu; (3) các công ty từng bị cho là ô nhiễm vƣợt mức cho phép sẽ cố thay đổi hình ảnh bằng việc tăng cƣờng công bố thông tin môi trƣờng; (4) ngành giấy có mức độ công bố thông tin tốt hơn những ngành khác và doanh nghiệp càng lớn thì công bố nhiều thông tin môi trƣờng hơn.

Nghiên cứu Mamingi et al. (2008) về ảnh hƣởng của các tin tức môi trƣờng đƣợc phát hành trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng lên việc thay đổi hành vi thực thi môi trƣờng của doanh nghiệp. Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên bộ dữ liệu là kết quả của cuộc khảo sát vào năm 2005 cho 49 doanh nghiệp đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Hàn Quốc (KSE) và chỉ có những doanh nghiệp có những thông tin bất lợi về môi trƣờng đƣợc đăng bài trên các tạp chí Hàn Quốc đƣợc khảo sát. Nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu đƣợc thu thập trong một cuộc khảo sát doanh nghiệp hoạt động tại Hàn Quốc suốt thời điểm 1990- 2000 để đo lƣờng mức độ thay đổi hoạt động môi trƣờng của doanh nghiệp vào năm 2000 so với năm 1990 với 5 mức độ thay đổi khác nhau (1= tệ hơn rất nhiều; 2= một chút xấu hơn; 3= nhƣ nhau; 4= một chút tốt hơn; 5= tốt hơn rất nhiều);

Kết quả tìm ra đƣợc các nhân tố thực sự có ý nghĩa lên sự thay đổi hành vi của doanh nghiệp bao gồm: (1) doanh nghiệp từng bị tạp chí đƣa tin xấu về hoạt động môi trƣờng; (2) mức độ hiểu biết của nhà quản lý đối với loại tin tức này; (3) mức độ chủ sở hữu công ty là ngƣời Hàn Quốc; (4) thay đổi trong tổng sản lƣợng hàng năm; (5) áp lực từ chính phủ; (6) áp lực từ chính quyền thành phố; (7) áp lực từ ngƣời dân và cộng đồng xung quanh; (8) áp lực từ khách hàng; (9) áp lực từ ngân hàng và nhà đầu tƣ; (10) áp lực từ các nhóm hoạt động vì môi trƣờng;

Trong các nhân tố thì nhân tố tin tức có độ mạnh nhất và nó càng đƣợc đẩy lên trong trƣờng hợp chủ doanh nghiệp hiểu đƣợc tác hại của các loại tin tức này. Kế tiếp là áp lực từ chính phủ (luật pháp, hình phạt, biện pháp giám sát …) có tầm quan trọng đáng kể. Ngƣời dân và cộng đồng xung quanh là một áp lực tiềm năng có ý nghĩa. Doanh nghiệp trong nƣớc có ý thức thay đổi hoạt động môi trƣờng kém và có

xu hƣớng giảm sự quan tâm môi trƣờng trong các doanh nghiệp có thay đổi sản lƣợng hàng năm. Điều ngạc nhiên là các áp lực khác (chính quyền địa phƣơng, ngân hàng, nhà đầu tƣ, khách hàng, các nhóm hoạt động môi trƣờng) lại có tác động tiêu cực lên hành vi thay đổi của doanh nghiệp.

Andrikopoulos & Kriklani (2013) nghiên cứu ảnh hƣởng các đặc điểm tài chính của doanh nghiệp lên việc công bố thông tin môi trƣờng của doanh nghiệp qua website của công ty. Bộ dữ liệu đƣợc sử dụng bao gồm tất cả các công ty đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Copenhagen vào ngày 10 tháng 11 năm 2009, khoảng 199 công ty trong đó có 136 công ty chạy cho mô hình không có biến đòn bẩy tài chính (loại 63 công ty chỉ có website tại Đan Mạch hoặc không có website) và 98 công ty cho mô hình có biến đòn bẩy tài chính (loại 38 công ty tài chính);

Phân tích hồi quy tuyến tính OLS đƣợc sử dụng để đi tìm đáp án cho 4 giả thuyết đặt ra: (1) công ty có quy mô càng lớn thì phạm vi thông tin môi trƣờng đƣợc công bố trên website công ty càng lớn?, cơ sở lập luận của giả thuyết này là: công ty càng lớn có nhiều mạng lƣới quan hệ và nhu cầu cung cấp thông tin là cao từ các bên có liên quan (nhà đầu tƣ, cơ quan công quyền, ngƣời lao động, nhà nghiên cứu); (2) lợi nhuận của công ty có quan hệ thuận chiều với mức độ công bố thông tin môi trƣờng trên website?, cơ sở lập luận của giả thuyết này là: công ty có lợi nhuận càng cao, họ sẽ có sẵn nguồn quỹ cần thiết cho các hoạt động nhƣ môi trƣờng; (3) chỉ số giá thị trƣờng của vốn chủ sở hữu trên giá sổ sách càng cao thì mức độ công bố thông tin môi trƣờng trên website của công ty càng lớn?, cơ sở lập luận của giả thuyết này là: công ty càng công bố thông tin thì càng giảm rủi ro cho các bên liên quan đến công ty và chi phí vốn giảm theo dẫn đến giá thị trƣờng cổ phiếu gia tăng; (4) việc sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của công ty có ảnh hƣởng tiêu cực đến mức độ công bố thông tin trên website?, cơ sở lập luận của giả thuyết này là: việc gia tăng đòn bẩy tài chính dẫn đến gia tăng sự ƣu tiên lên việc thanh toán nợ, nhất là các khoản tín dụng ngắn hạn và các hoạt động khác nhƣ môi trƣờng sẽ trở thành thứ yếu trong thứ tự ƣu tiên;

Mức độ công bố thông tin trong mô hình đƣợc đo lƣờng bằng tổng giá trị của 8 biến nhị phân, bao gồm: (X1) chính sách môi trƣờng; (X2) hiệu quả của công ty đối với môi trƣờng; (X3) cải tiến môi trƣờng; (X4) tiêu thụ; (X5) xả thải; (X6) giấy chứng nhận môi trƣờng; (X7) mục tiêu môi trƣờng; (X8) theo đuổi các mục tiêu môi trƣờng. Mô hình đƣợc chạy 2 lần (lần đầu không có biến đòn bẩy tài chính) cho ra kết quả nhƣ sau: có cơ sở để ủng hộ giả thuyết 1, 3 và 4; tuy nhiên giả thuyết 2 (về lợi nhuận) không đƣợc ủng hộ, tức là kết quả cho mối quan hệ nghịch chiều giữa lợi nhuận và mức độ công bố thông tin.

Qua các nghiên cứu thực nghiệm diễn ra ở các nƣớc đang phát triển và các nƣớc phát triển chúng tôi phát hiện một số điểm khác nhau cơ bản trong việc tuân thủ các quy định BVMT của hai nhóm quốc gia. Ở các nƣớc phát triển chính phủ thƣờng sử dụng các công cụ gián tiếp để điều khiển hành vi này của doanh nghiệp thông qua thị trƣờng chứng khoán (Cormier & Magnan, 1999) hoặc các kênh thông tin truyền thông nhƣ website, công bố kết quả hoạt động môi trƣờng của doanh nghiệp lên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (Andrikopoulos & Kriklani, 2013). Đây là các công cụ hữu hiệu, có tính lan rộng cao mà lại ít tốn kém (Gangadharan, 02/2006). Hơn nữa tại các nƣớc phát triển khi mà thu nhập, mức sống cao, trình độ hiểu biết rộng, ngƣời ta lại quan tâm nhiều đến nhiều khía cạnh khác hơn trong cuộc sống và họ có nhiều lo lắng cho cuộc sống thịnh vƣợng và bền vững của thế hệ con cháu mai sau. Và môi trƣờng sống, ngôi nhà chung của nhân loại, nơi cung cấp hầu nhƣ tất cả điều kiện sống cơ bản cho con ngƣời là đối tƣợng cần đƣợc quan tâm và bảo vệ. Xuất phát từ trình độ phát triển, từ nhận thức khác nhau do đó áp lực BVMT từ phía ngƣời dân, cộng đồng, nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan công quyền, trách nhiệm xã hội lên doanh nghiệp ở các nƣớc phát triển là rất lớn. Do đó họ có khuynh hƣớng tuân thủ, thậm chí là tuân thủ hơn mức yêu cầu và biến công cụ này thành một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để loại bỏ đối thủ, gây thiện cảm cho khách hàng và các đối tác liên quan.

Còn ở các nƣớc đang phát triển công cụ sử dụng thƣờng là giám sát và các biện pháp xử phạt. Phần lớn là không tự nguyện thực hiện và nếu có thực hiện thì

cũng mang tính đối phó. Điều này một phần là do các doanh nghiệp ở các nƣớc này thƣờng có quy mô nhỏ, không có lợi thế theo quy mô cho khoản chi phí này và nguồn lực cho đầu tƣ hoạt động này là không có; phần khác nhận thức của chủ doanh nghiệp cũng nhƣ các bên liên quan (khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng ngƣời, ngân hàng ….) là kém và yêu cầu BVMT của họ là rất dễ chịu; quan trọng hơn cả là các quy định môi trƣờng ở các quốc gia này là không hợp lý, nhƣ quy định môi trƣờng ở Việt Nam nói chung đƣợc sao chép từ tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu đƣợc cho là rất nghiêm ngặt nhƣng biện pháp, chính sách môi trƣờng thì rất không chặt chẽ (Dao & Ofori , 2010). Văn hóa không minh bạch thông tin và thị trƣờng hoạt động kém hiệu quả cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất bại trong quản lý môi trƣờng của chính phủ các quốc gia đang phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 39)