Các nghiên cứu lý thuyết liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 31)

Lý thuyết về lợi ích và chi phí do Lovei (1995) đƣa ra để phân tích lợi ích và chi phí của việc xử lý ô nhiễm của doanh nghiệp, cho rằng: một doanh nghiệp sẽ đầu tƣ xử lý ô nhiễm nếu lợi ích vƣợt quá chi phí: PV(P) + PV(p[T]) + PV(p[L])> (C&I) + PV(O&M) - S. Trong đó: PV(P): giá trị hiện tại của dòng lợi nhuận từ đầu tƣ; PV(p[T]): giá trị hiện tại thuế ô nhiễm và chi phí môi trƣờng khác tránh đƣợc trong suốt thời gian đầu tƣ với xác suất p; PV(p[L]): giá trị hiện tại của chênh lệch giữa chi phí pháp lý tránh đƣợc (do bởi trách nhiệm môi trƣờng với xác xuất p) và việc không đầu tƣ; C&I: trang bị vốn và chi phí lắp đặt; PV(O&M): giá trị hiện tại của chi phí vận hành và duy trì trong suốt vòng đời của công trình đƣợc đầu tƣ; S: trợ cấp. Theo lý thuyết này doanh nghiệp có xu hƣớng xả thải trực tiếp vào môi trƣờng khi họ nhận thấy việc xử lý ô nhiễm là tốn kém và những gì bỏ ra là cao hơn cái nhận đƣợc.

Lý thuyết ba trụ cột do Scott (2001) đề xuất theo cách tiếp cận thể chế và Dao & Ofori (2010) triển khai cho trƣờng hợp các doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo

Scott (2001) thể chế đƣợc xây dựng dựa trên ba trụ cột chính (1) trụ cột quy định (the regulative pillar), dựa trên kết quả; (2) trụ cột chuẩn mực (the normative pillar), dựa trên sự hợp lý; và (3) trụ cột nhận thức xã hội (the social- cognitive pillar), dựa trên tính chính thống. Trụ cột quy định- hệ thống quy định, luật pháp- dựa trên lý thuyết duy lý, tức là công ty sẽ lựa chọn một cách lý trí giữa các phƣơng án dựa trên

kết quả tính toán mong đợi của họ về lợi ích và chi phí, sao cho tối đa hóa lợi ích kinh tế của doanh nghiệp; do đó công cụ đƣợc đề xuất trong trụ cột này là biện pháp cƣỡng chế nhƣ đóng cửa, xử phạt (phí phạt) đủ mạnh để thay đổi hành vi của doanh nghiệp. Trụ cột chuẩn mực- hệ thống tiêu chuẩn, công nhận- dựa trên lý thuyết tiêu chuẩn, có ý nghĩa định hƣớng hành vi của doanh nghiệp (áp lực ngoại tác); họ xem các tiêu chuẩn về nhân cách, nghĩa vụ và quan niệm về hành động hợp lý là cơ sở để xác định việc tuân thủ pháp luật BVMT là hợp lý hay không hợp lý để thực hiện; doanh nghiệp nói chung có xu hƣớng tuân thủ các quy định môi trƣờng bởi vì (i) động cơ dân sự, động cơ xã hội (nhân cách); (ii) sự quốc tế hóa các chuẩn mực xã hội tạo điều kiện bảo vệ môi trƣờng (nghĩa vụ); (iii) niềm tin luật pháp đƣợc lập ra và triển khai một cách công bằng (hợp lý); công cụ đƣợc đề xuất trong trụ cột này là các biện pháp tác động về mặt đạo đức. Trụ cột nhận thức xã hội- niềm tin cộng đồng, tính logic của hành động đƣợc chia sẽ- cơ chế vận hành: nó lan tỏa thông qua việc bắt chƣớc lẫn nhau; công cụ đƣợc đề xuất là các biện pháp tác động lên hiểu biết, nhận thức chung và hỗ trợ văn hóa.

Prakash (2001) nghiên cứu tại sao các công ty chấp nhận lựa chọn các chính sách môi trƣờng “bên ngoài sự tuân thủ” trên nền các lý thuyết: lý thuyết về hành vi (behavioural theory), lý thuyết về thể chế, các bên liên quan và tổ chức của doanh nghiệp (institutional theory, stakeholder theory, organizational theory, một cách tƣơng ứng);

Chính sách môi trƣờng của công ty, xét trên khía cạnh quản lý doanh nghiệp, đƣợc chia thành bốn loại dựa trên hai thuộc tính: (i) chính sách có đƣợc đánh giá bởi thủ tục thẩm định hiệu quả đầu tƣ và nó có đáp ứng hoặc vƣợt qua yêu cầu lợi nhuận cho trƣớc; (ii) liệu chính sách đó có đƣợc yêu cầu tuân thủ bởi luật pháp hay

nó là không bắt buộc. Bốn loại chính sách đó là: (1) không yêu cầu tuân thủ, lợi ích có thể đƣợc đánh giá qua thủ tục thẩm định đầu tƣ và đáp ứng/ vƣợt qua yêu cầu lợi nhuận cho trƣớc; (2) không yêu cầu tuân thủ, lợi ích không thể đƣợc đánh giá qua thủ tục thẩm định đầu tƣ, do đó nó không thể đƣợc chứng minh là đáp ứng yêu cầu lợi nhuận cho trƣớc; (3) yêu cầu tuân thủ bởi luật, lợi ích có thể đƣợc đánh giá qua thủ tục thẩm định đầu tƣ và đáp ứng/ vƣợt qua yêu cầu lợi nhuận cho trƣớc; (4) yêu cầu tuân thủ bởi luật, lợi ích không thể đƣợc đánh giá qua thủ tục thẩm định đầu tƣ, do đó nó không thể đƣợc chứng minh là đáp ứng yêu cầu lợi nhuận cho trƣớc;

Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu các nguyên nhân tại sao công ty áp dụng chính sách thứ hai8- không yêu cầu tuân thủ, lợi ích không đƣợc chứng minh rõ ràng. Đây là loại chính sách chịu nhiều sự tranh luận nhất do nó không thể đƣợc đánh giá một cách khách quan trên cơ sở hiệu quả cả trên lý thuyết hiệu quả thực chất (substantive efficiency) và hiệu quả quá trình (procedural efficiency)9;

Để biện dẫn cho hành vi lựa chọn của nhà quản lý doanh nghiệp cho chính sách loại 2, tác giả đƣa ra hai nhóm nguyên nhân lớn: nhóm yếu tố bên ngoài và nhóm yếu tố bên trong. Nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm: (1) công ty áp dụng chính sách này để chống lại áp lực từ các tổ chức bên ngoài bằng cách công ty đón đầu và/ hoặc làm gia tăng các quy định môi trƣờng, khiến cho gia tăng chi phí đầu vào của đối thủ cạnh tăng, làm suy yếu các đối thủ, do đó trong ngắn hạn nó có thể không có lợi nhuận nhƣng xét về dài hạn công ty lại có đƣợc lợi thế của ngƣời đi đầu; (2) công ty chấp nhận chính sách này để đáp lại sự kỳ vọng của các bên liên quan10; (3) hành động vì mục tiêu xãhội của công ty nhƣ tối đa hóa của cải của các bên liên quan cũng nhƣ trách nhiệm xã hội của công ty, gốc gác của hành vi này là

8

Nguyên nhân để tuân thủ ba loại còn lại là quá rõ ràng: loại 1 đem lại lợi ích cho công ty, loại 3 và 4 là do yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ nên nghiên cứu này không tập trung phân tích ba loại chính sách này.

9 Lý thuyết dựa trên hiệu quả xem công ty nhƣ tối đa hóa lợi nhuận. Prakash (2001) phân thành hai định nghĩa về hiệu quả: (1) hiệu quả thực chất liên quan đến lý thuyết tân cổ điển (neoclassical theories), cho rằng nhà quản lý là hợp lý hoàn toàn (fully rational) và ƣớc tính đƣợc một cách rõ ràng về chi phí và lợi ích tƣơng lai của chính sách; (2) hiệu quả quá trình liên quan đến lý thuyết chi phí giao dịch (transaction cost theories), cho rằng các nhà quản lý có sự hợp lý có giới hạn (boundedly rational)- tính hợp lý của nhà quản lý phụ thuộc vào giới hạn của thông tin mà anh ta có, giới hạn của kinh nghiệm và nhận thức, giới hạn về thời gian của việc đƣa ra quyết định.

10 Các bên có liên quan bao gồm bất cứ nhóm hay cá nhân nào có thể ảnh hƣởng hoặc bị ảnh hƣởng bởi của thành tựu của công ty.

các vấn đề về hiệu quả kinh tế, tính hợp pháp, đạo đức và lòng bác ái. Động lực bên trong doanh nghiệp là nguyên nhân lớn tác động đến việc lựa chọn chính sách môi trƣờng (mà không bị bắt buộc phải tuân thủ) của doanh nghiệp, đó là vấn đề chính trị trong nội bộ doanh nghiệp;

Xét trên khía cạnh ủng hộ một chính sách, ngƣời ta chia những nhà quản lý doanh nghiệp ra thành 3 nhóm: (i) nhóm ủng hộ, (ii) nhóm trung lập, (iii) nhóm hoài nghi (nghi ngờ về tính hiệu quả của chính sách). Một chính sách môi trƣờng có đƣợc lựa chọn áp dụng hay không nó phụ thuộc vào kết quả cuộc chiến diễn ngôn giữa hai nhóm ủng hộ và nhóm hoài nghi qua hai quá trình diễn biến: (1) quá trình lựa chọn chính sách đƣợc dựa trên quyền lực; và (2) quá trình lựa chọn chính sách đƣợc dựa trên khả năng lãnh đạo. Kết quả của quá trình thứ nhất phụ thuộc vào quyền lực11 của nhóm ủng hộ chính sách trong tổ chức hoặc khả năng thuyết phục đƣợc nhà quản lý cao nhất chấp nhận quan điểm của họ. Còn kết quả của quá trình thứ hai phụ thuộc vào sự am hiểu chuyên môn trong lĩnh vực này của nhóm ủng hộ để thuyết phục, vận động và định hình nhận thức của nhóm hoài nghi và trung lập về lợi ích lâu dài của chính sách này, nhằm gia tăng sự đồng thuận. Nếu các nhà ủng hộ thành công trong hai quá trình trên, lợi ích của họ nhận đƣợc xét về phƣơng diện lợi ích cá nhân là rất lớn: gia tăng ngân sách và số lƣợng phòng ban về môi trƣờng. Điều này, đến lƣợt nó, tạo ra các cơ hội thăng tiến cho họ và cũng gia tăng uy tín của họ trong tổ chức. Đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi: tại sao nhà quản lý môi trƣờng không sẵn lòng thay đổi sự lựa chọn của họ mà cố thuyết phục hoặc gây áp lực các nhóm trung lập và hoài nghi đồng thuận, để tổ chức lựa chọn và theo đuổi chính sách mà họ ủng hộ?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 31)