Nghiên cứu thực nghiệ mở các nƣớc đang phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 36)

Hettige et al. (1996) đã tóm tắt những nghiên cứu hiện tại của nhóm tác giả về sự thay đổi hoạt động môi trƣờng ở cấp nhà máy (chủ yếu là nƣớc thải) tại các nƣớc đang phát triển ở Nam và Đông Nam Á từ năm 1992- 1994. Bài báo đƣa ra các bằng chứng đƣợc thu thập từ một cuộc khảo sát nhỏ ở Bangladesh, một cuộc khảo sát lớn trong ngành giấy và bột giấy ở bốn nƣớc (Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan ) và một mẫu lớn các công ty ở Indonesia12;

Các kết quả nghiên cứu tìm ra bằng chứng để giải thích tại sao một số nhà máy thì sạch hơn so với số khác. Đứng trên khía cạnh cầu về môi trường các nghiên cứu phát hiện: cƣờng độ gây ô nhiễm của nhà máy có quan hệ nghịch chiều với quy mô và hiệu quả của nhà máy trong khi đó lại thuận chiều với hình thức sở hữu chung và không bị ảnh hƣởng bởi mối quan hệ với nƣớc ngoài (sở hữu, tài chính và khuynh hƣớng xuất khẩu). Trong số các công ty sở hữu chung, nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy có sự khác biệt rất lớn trong cƣờng độ ô nhiễm bởi nhà tài trợ và năm thành lập doanh nghiệp. Điều này có thể do các doanh nghiệp ở Bangladesh thƣờng không đầu tƣ để cải tiến thiết bị từ khi thành lập, còn ở các nƣớc còn lại họ liên tục đầu tƣ cải tiến trang thiết bị ban đầu. Xét trên khía cạnh cung môi trường cho kết quả: cộng đồng xung quanh có ý nghĩa lớn trong việc gây áp lực cho các nhà máy phải xử lý ô nhiễm, ngoài ra trình độ học vấn và mức sống của ngƣời dân địa phƣơng có ảnh hƣởng lớn lên thái độ môi trƣờng của các nhà máy này.

Gangadharan (2006) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng lên mức độ tuân thủ quy định môi trƣờng của 236 nhà máy trong bốn ngành sản xuất tại Mexico vào năm 1995 do Ngân hàng Thế giới khảo sát. Nghiên cứu đề ra 19 yếu tố và tìm kiếm sự tác động của nó lên các mức độ tuân thủ quy định môi trƣờng khác nhau (thực thi hơn mức yêu cầu, có thực thi và không thực thi). 19 yếu tố đƣợc đƣa ra bao gồm:

12

Ba nghiên cứu đƣợc tóm tắt trong nghiên cứu này: (1) nghiên cứu của Huq và Wheeler (1993) thực hiện vào năm 1992 cho bảy công ty sản xuất trong hai khu vực sản xuất: phân bón và bột gỗ tại Bangladesh; (2) nghiên cứu của Hartman, Huq và Wheeler (1995) với số liệu khảo sát vào năm 1992 cho 26 công ty trong lĩnh vực giấy và bột giấy tại bốn quốc gia: Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan; (3) nghiên cứu của Pargal và Wheeler (1995) về nƣớc thải hữu cơ (BOD) với dữ liệu 1989- 1990 cho 243 công ty ở Indonesia.

(1) ngành sản xuất (thực phẩm- FOOD, hóa chất- CHEM, kim loại- METAL và khoáng sản phi kim); (2) Công ty có thƣởng nhân viên vì những đóng góp của họ cho hoạt động môi trƣờng của công ty hay không?- REWARD; (3) Nhà máy này có phải là một phần của công ty có nhiều nhà máy- MULTI_PLT; (4) Công ty có hình thức sở hữu chung hoặc đƣợc niêm yết đại chúng hay không?- OWNSHIP; (5) Tỷ phần sản phẩm bán tại các thị trƣờng: nội địa, châu Á, Mỹ- Canada, châu Âu, châu Mỹ La Tinh- SAL_MEX, SAL_ASIA, SAL_USCA, SAL_EUR, SAL_LAAM tƣơng ứng; (6) chủ sở hữu là ngƣời Mexico hay ngƣời nƣớc ngoài?- MEX_OWN; (7) Cơ cấu khách hàng: ngƣời tiêu dùng, nhà phân phối hay nhà sản xuất- SAL_CONS, SAL_WH, SAL_IND tƣơng ứng; (8) Công ty có sẵn công nghệ cần thiết để thực hiện việc cải thiện môi trƣờng hay không?- TECH_AVAL; (9) Công ty có một quy trình đánh giá thƣờng xuyên sự ảnh hƣởng môi trƣờng của công ty hay không?- CONT_EVAL; (10) Tỷ lệ nhân viên có trình độ cao hơn bậc tiểu học- EMPS_EC; (11) Công ty có tập huấn môi trƣờng cho nhân viên không nằm trong bộ phận môi trƣờng hay nhân viên bộ phận môi trƣờng có nhận đƣợc sự tập huấn từ năm 1990?- TRAIN_NE, TRAIN_E tƣơng ứng; (12) Ngƣời không đƣợc giao nhiệm vụ môi trƣờng có trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng trong công ty?- ENV_RESP; (13) Nhân viên có trách nhiệm khác ngoài trách nhiệm môi trƣờng?- OTH_RESP; (14) Công ty có khuynh hƣớng thuê nhiều nhân sự hơn trong lĩnh vực môi trƣờng?- ENV_PERS; (15) Mức độ cổ lỗ sĩ của công nghệ: tỷ lệ nhà máy trong công ty đƣợc thiết lập trƣớc năm 1980 và từ năm 1990- TECH80, TECH90 tƣơng ứng; (16) Công ty có bị kiểm tra bởi cơ quan chức năng- INSPECT; (17) Công ty có gặp rào cản thông tin môi trƣờng?- ENV_INFO; (18) Công ty có bị ảnh hƣởng bởi: cộng đồng, Hiệp hội thƣơng mại hoặc ngành và yêu cầu pháp lý lên việc tuân thủ quy định môi trƣờng- COMMUNIT, BUSINESS, LEGAL tƣơng ứng; (19) Nhân sự trong bộ phận môi trƣờng có đƣợc tập huấn về mảng quản lý môi trƣờng?- ENV_MAN;

Khi nghiên cứu tại sao doanh nghiệp lại tuân thủ hơn mức yêu cầu, kết quả chạy mô hình binary logistic tìm ra đƣợc 16 biến có ý nghĩa: FOOD(-)13, REWARD(+), MULTI_PLT(+), SAL_MEX(-), SAL_USCA(-), SAL_EUR(-), MEX_OWN(-), SAL_CONS(-), SAL_IND(-), EMPS_EC(+), TRAIN_NE(+), ENV_RESP(+), TECH80(-), INSPECT(-), COMMUNIT(+), BUSINESS(-). Nghiên cứu đi sâu tìm ra yếu tố nào khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ hoặc tuân thủ quá mức yêu cầu thay vì không tuân thủ bằng việc chạy một mô hình multinomial logistic. Kết quả chạy nhƣ sau: khả tăng tuân thủ so với không tuân thủ có các biến có ý nghĩa: METAL(-), SAL_LAAM(+), TECH_AVAL(+), CONT_EVAL(+), OTH_RESP(+); khả năng tuân thủ hơn mức yêu cầu so với không tuân thủ có các biến có ý nghĩa thống kê: FOOD(-), CHEM(-), REWARD(+), MULTIPLT(+), SAL_USCA(+), SAL_LAAM(+), MEX_OWN(-), SAL_CONS(-), SAL_IND(-), CONT_EVAL(+), EMPS_EC(+), TRAIN_NE(+), ENV_RESP(+), TECH80(-), COMMUNIT(+), BUSINESS(-).

Yang & Yao (2012) đánh giá ảnh hƣởng của việc tuân thủ môi trƣờng tự nguyện thông qua giấy chứng nhận ISO 14000 (cốt lõi là ISO 14001- Hệ thống quản lý môi trƣờng) lên sự đổi mới (đo lƣờng bằng chi phí cho hoạt động R&D và số lƣợng bằng sáng chế) và hoạt động tài chính của doanh nghiệp (đƣợc đo lƣờng bởi lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp). Nghiên cứu sử dụng số liệu khảo sát của tác giả trong năm 2006 cho 1.200 doanh nghiệp từ 12 thành phố của Trung Quốc và số liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia từ năm 2000- 2005;

Nghiên cứu phát hiện biến đƣợc đại diện bởi ISO 14000 là biến nội sinh. Biến nội sinh này chịu sự chi phối bởi (1) các yêu cầu môi trƣờng của ngành (+)14; (2) vốn cổ phần cho mỗi công nhân (+); (3) kích cỡ công ty (+); (4) tuổi của doanh nghiệp (-). Trong đó yếu tố (1): các yêu cầu môi trƣờng của ngành chịu sự chi phối bởi (i) xuất khẩu; (ii) hình thức sở hữu và (iii) các loại khách hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng số lƣợng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa có chứng chỉ ISO 14000 nhiều

13 Dấu của hệ số hoặc chiều hƣớng tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc, nguyên nhân lên kết quả.

hơn doanh nghiệp không xuất khẩu (áp lực của khách hàng và luật pháp của các nƣớc mà các doanh nghiệp xuất khẩu qua); Trong 4 loại sở hữu: (I) công ty Nhà nƣớc; (II) công ty tƣ nhân trong nƣớc; (III) công ty ở Hồng Kông, Macao và Đài Loan; và (IV) doanh nghiệp FDI khác thì công ty tƣ nhân trong nƣớc đáp ứng yêu cầu môi trƣờng kém nhất (do họ có ý thức thấp về trách nhiệm xã hội và quy định của chính phủ thì nhẹ tay lên họ); các doanh nghiệp FDI thuộc nhóm III thì khá hơn nhƣng kém hơn hai nhóm còn lại (khảo sát cho thấy các quốc gia này thƣờng đầu tƣ vào những nơi có chi phí môi trƣờng thấp còn các nƣớc OECD thì lại không); doanh nghiệp nhà nƣớc tuân thủ môi trƣờng tốt hơn nhóm II và III mặc dù họ nhận đƣợc sự bảo vệ tốt từ chính quyền (do họ thích có những thủ tục hành chính để đạt đƣợc sự công nhận- thực thi theo kiểu hình thức hoặc do yêu cầu từ đối tác và khách hàng nƣớc ngoài); nhóm thứ tƣ có mức độ thực thi môi trƣờng cao nhất. Yêu cầu về môi trƣờng của các loại khách hàng ảnh hƣởng đến việc thi hành môi trƣờng của doanh nghiệp: khách hàng từ các nƣớc phát triển có khuynh hƣớng áp đặt các yêu cầu môi trƣờng lên nhà cung cấp hơn khách hàng từ các nƣớc đang phát triển.

Ngoài ra, bằng việc thống kê mô tả, nghiên cứu cho thấy vấn đề thực thi môi trƣờng là khác nhau giữa các thành phố (do sự khác nhau trong mức phát triển kinh tế, quy định địa phƣơng và chính sách thƣơng mại giữa các thành phố) và mức độ thực thi môi trƣờng bị ảnh hƣởng bởi hệ thống quản lý môi trƣờng của doanh nghiệp: số lƣợng nhân viên cho bộ phận môi trƣờng, tỷ lệ đƣợc huấn luyện, đầu tƣ môi trƣờng trong 3 năm gần đây và tỷ lệ doanh nghiệp hiểu biết về sản xuất sạch hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 36)