Phân hạng doanh nghiệp theo kết quả hoạt động môi trƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 28)

Gangadharan (2006) chia doanh nghiệp theo kết quả tuân thủ thành năm nhóm: (1) doanh nghiệp tuân thủ tốt hơn mức yêu cầu; (2) doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định về môi trƣờng; (3) doanh nghiệp thƣờng xuyên tuân thủ các quy định về môi trƣờng nhƣng thỉnh thoảng thất bại trong một số điểm nào đó; (4) doanh nghiệp thƣờng xuyên không tuân thủ quy định môi trƣờng; (5) doanh nghiệp hiếm khi tuân thủ các quy định môi trƣờng. Các nhóm này đƣợc phân hạng thành ba hạng: (i) hạng nhất- thực thi quá mức: gồm nhóm 1; (ii) hạng nhì- có thực thi: gồm nhóm 2 và 3; (iii) hạng ba- không thực thi: gồm nhóm 4 và 5.

Theo Ngân hàng Thế giới (2008) có đƣa ra “Việt Nam- tài liệu hƣớng dẫn phân hạng doanh nghiệp theo kết quả bảo vệ môi trƣờng” phân hạng doanh nghiệp theo thực trạng nỗ lực quản lý môi trƣờng của doanh nghiệp, cụ thể qui trình phân hạng đƣợc thể hiện trong Hình 2.1.

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2008) đề xuất

Hình 2.1. Qui trình phân loại doanh nghiệp theo kết quả BVMT của doanh nghiệp tại Việt Nam

(I) (II) (III) (IV) (V) (VI) (VII) Có Không Không Không Có Không Có Có Không Có Không Không Có Có Đen (kém) Nâu (trung bình) Xanh da trời (tốt) Xanh lá cây (rất tốt) Vàng (khá) DN gây ô nhiễm nghiêm trọng DN gâyô nhiễm DN không gây ô nhiễm Nộp phí theoNghị định 67/2003 và 04/2007? Có bị khiếu kiện? Tuân thủ các quy định? Nộp phí theoNghị định 67/2003 và 04/2007? Có bị khiếu kiện?

Có thực hiện thêm các biện pháp cải thiện môi trƣờng? Tuân thủ các

quy định? Phân loại DN theo

(I) và (II) Doanh nghiệp thuộc nhóm nào theo Thông tƣ 07/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng ngày 03 tháng 07 năm 2007 về việc hƣớng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng cần xử lý?

(III) Doanh nghiệp có tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng hay không? Doanh nghiệp tuân thủ là doanh nghiệp đồng thời đáp ứng các yêu cầu: (1) Đã có báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM) hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trƣờng (ĐKĐTC) hoặc bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trƣờng (CKĐTC) đƣợc lập từ ngày 01 tháng 07 năm 2006 và đã đƣợc cơ quan quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt; (2) Đã có giấy phép xả thải vào nguồn nƣớc; (3) Có tuân thủ quan trắc đầy đủ (về nƣớc thải) theo nhƣ các cam kết trong ĐTM/ĐKĐTC/CKĐTC; (4) Đã có giấy phép khai thác nƣớc ngầm? (trong trƣờng hợp doanh nghiệp có sử dụng nƣớc ngầm); (5) Có sổ đăng ký chủ nguồn thải.

(IV) Doanh nghiệp có đầy đủ các chứng từ nộp phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải theo quy định của Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải và Nghị định 04/2007/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP? Doanh nghiệp có đầy đủ chứng từ là các doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các chứng từ về việc hoàn thành việc nộp phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm đánh giá trở về trƣớc.

(V) Doanh nghiệp có bị khiếu kiện7 hoặc liên quan đến sự cố môi trƣờng nào trong vòng 6 tháng gần đây hay không? Trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm đánh giá trở về trƣớc, nếu doanh nghiệp/cơ sở bị cộng đồng khiếu kiện (và khiếu kiện cho đến thời điểm đánh giá vẫn chƣa đƣợc giải quyết) về vấn đề môi trƣờng do nƣớc thải của cơ sở gây ra, nhƣ vậy rất có thể cơ sở đã không thực hiện tốt các biện pháp BVMT và gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến các cộng đồng xung quanh.

7 "Khiếu kiện" đƣợc hiểu là khiếu kiện đã đƣợc cơ quan quản lý có thẩm quyền (ví dụ, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng sở tại) xác định là đúng.

(VI) Doanh nghiệp có thực hiện thêm các biện pháp cải thiện môi trƣờng không? Việc thực hiện thêm các biện pháp cải thiện môi trƣờng sẽ đƣợc kiểm chứng bằng việc doanh nghiệp đã có một trong những chứng chỉ quốc tế sau: chứng chỉ ISO 14000 (Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trƣờng) hoặc CP (Sản xuất sạch hơn), EMS (hệ thống quản lý môi trƣờng), HACCP (Tiêu chuẩn hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm) và SA8000 (Tiêu chuẩn liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp).

(VII) Kết quả phân hạng doanh nghiệp theo thực trạng nỗ lực quản lý môi trƣờng của doanh nghiệp thành 5 hạng tƣơng ứng với 5 màu: (i) hạng nhất- màu xanh lá cây tƣơng ứng thực trạng nỗ lực quản lý môi trƣờng rất tốt; (ii) hạng hai- màu xanh da trời tƣơng ứng thực trạng nỗ lực quản lý môi trƣờng tốt; (iii) hạng ba- màu vàng tƣơng ứng thực trạng nỗ lực quản lý môi trƣờng khá; (iv) hạng bốn- màu nâu tƣơng ứng thực trạng nỗ lực quản lý môi trƣờng trung bình; (v) hạng năm- màu đen tƣơng ứng thực trạng nỗ lực quản lý môi trƣờng kém;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 28)