Nghiên cứu đã phát hiện doanh nghiệp có (1) giao thƣơng với các nƣớc phát triển; (2) quy mô càng lớn; (3) chất thải đƣợc đo lƣờng nồng độ/ khối lƣợng bởi cơ quan chức năng/ doanh nghiệp; (4) chất thải đƣợc đo lƣờng trong quá khứ; (5) hiểu biết về pháp luật môi trƣờng; (6) thƣờng xuyên đƣa hối lộ; (7) hoạt động lâu năm; (8) mạng lƣới quan hệ với chính trị gia và công chức càng nhỏ; (9) tỷ trọng xuất khẩu càng thấp thì khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp sẽ càng cao hơn các doanh nghiệp còn lại. Trong đó, áp lực có từ xuất khẩu qua các quốc gia phát triển có tác động mạnh hơn hẳn các yếu tố khác. Còn các yếu tố khác: hình thức pháp lý, tuổi thọ của máy móc/ thiết bị chính, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp/ nhà quản lý, kết quả hoạt động tài chính, áp lực từ phía khách hàng là ngƣời tiêu dùng cuối cùng hoàn toàn không có giá trị về mặt thống kê, với mức ý nghĩa 10%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện, trong các ngành nghề sản xuất thì ngành khoáng sản phi kim tuân thủ quy định BVMT tốt nhất.
Các phát hiện này phần lớn phù hợp với dự đoán ban đầu của tác giả. Tuy nhiên, một số kết quả đi ngƣợc với kỳ vọng:
(1) Doanh nghiệp càng lâu năm thì càng tuân thủ tốt. Điều này có thể là do trong quá trình hoạt động họ thƣờng xuyên bảo trì máy móc, cải tiến công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng quy trình sản xuất hiệu quả hoặc cũng có thể họ vƣợt qua đƣợc giai đoạn đầu trắc trở để có tình hình tài chính tốt hơn, là nguồn cung cấp vốn cho tái đầu tƣ;
(2) Tỷ trọng xuất khẩu càng cao lại tuân thủ kém. Điều này có thể do phần lớn SMEs thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu sang các thị trƣờng các nƣớc nhƣ Trung
Quốc, ASEAN và các nƣớc châu Á khác. Khi mà giá cả là yếu tố cạnh tranh chính và yêu cầu BVMT của nƣớc nhập khẩu cũng nhƣ khách hàng đến từ các quốc gia này đối với nhà cung cấp là thấp hoặc không có nên doanh nghiệp không gặp bất cứ áp lực nào trong hoạt động môi trƣờng từ đối tác và khuynh hƣớng không tuân thủ là dễ thấy. Hơn nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu thƣờng có khối lƣợng sản xuất lớn (do thị trƣờng rộng hơn các doanh nghiệp nội địa) nên khối lƣợng chất thải cũng rất lớn, kéo theo chi phí đầu tƣ gia tăng mạnh là nguyên nhân cản trở mong muốn tuân thủ của doanh nghiệp;
(3) Việc đƣa hối lộ lại có tác động tích cực đến việc tuân thủ (mặc dù là yếu). Điều này có vẻ nhƣ không hợp lý, cần phải xem xét thêm trong một nghiên cứu khác với bộ dữ liệu có thể cung cấp số lần đƣa hối lộ để phục vụ riêng cho mục đích môi trƣờng. Bộ dữ liệu SMEs 2009 chỉ cho số liệu chung về số lần đƣa hối lộ cho tất cả các mục đích nhƣ đƣa hối lộ để có sự miễn giảm thuế, để có đƣợc hợp đồng từ chính phủ, để giải quyết thủ tục hải quan hay đƣa hối lộ để có giấy phép môi trƣờng. Bộ dữ liệu không hỗ trợ để phân tách số liệu nên những kết luận liên quan đến yếu tố này có phần hạn chế về độ chính xác.