Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn, tỉnh kiên giang (Trang 56)

Chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà NH chưa thu hồi

về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín

dụng trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động

tín dụng của một Ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng thương mại có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn

mạnh và đa dạng. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của ngân hàng diễn biến như thế nào ta xem xét cụ thể như sau:

4.2.4.1. Phân tích dư nợ cho vay theo thời gian

a. Dư nợ cho vay theo thời gian qua 3 năm 2010 – 2012

Bảng 4.13: Tình hình dư nợ theo thời gian tại Chi nhánh qua 3 năm 2010-2012

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 130.288 160.253 186.422 29.965 23,00 26.169 16,33 Trung, dài hạn 85.124 108.012 136.496 22.888 26,89 28.484 26,37 Dư nợ 215.412 268.265 322.918 52.853 24,54 54.653 20,37

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Từ bảng số liệu 4.13 trên ta thấy doanh số dư nợ ngắn hạn: trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh trong huyện diễn ra sôi động, nhu

cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và hội đủ điều kiện vay vốn nên

đã được Ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, liên tục tăng qua các năm mặc dù tốc độ tăng chậm. Do đặc điểm kinh tế chủ yếu của

huyện là sản xuất nông nghiệp, chu kỳ vốn tối đa là một năm. Các hoạt động thương mại dịch vụ khác cũng gần như đi theo chu kỳ sản xuất của nông dân.

Còn cho vay món lớn như doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất mang

tính chất sản xuất hàng hoá và thương mại, dịch vụ lớn còn chiếm tỷ trọng

thấp. Do nắm bắt được đặc điểm tình hình trên nên trong những năm qua Ngân hàng đã tập trung cho vay vốn ngắn hạn.

Doanh số dư nợ trung và dài hạn: Trong hoạt động tín dụng, Agribank

Ba Hòn không chỉ đảm bảo hướng cho vay chủ yếu đối với các hộ sản xuất,

chế cho vay cũng được mở rộng đối với các dự án tư nhân. Đồng thời vận

dụng linh hoạt việc giảm lãi suất để cùng chia sẻ những khó khăn với người đi

vay trong bối cảnh kinh tế đang còn nhiều khó khăn nên tỷ trọng cho vay

trung, dài hạn ngày càng tăng. Tuy nhiên, vẫn không chiếm tỷ trọng lớn như dư nợ ngắn hạn là vì Ngân hàng tập trung cho vay những khách hàng truyền

thống, có uy tín ít rủi ro. Nguồn vốn quay vòng trong trung và dài hạn cũng

chậm hơn so với ngắn hạn.

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Hình 4.6: Cơ cấu thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012

b. Dư nợ cho vay theo thời gian qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm

2013

Bảng 4.14: Tình hình dư nợ theo thời gian tại Chi nhánh qua 6 tháng năm

2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 6T.13/6T.12 Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 172.066 212.383 40.317 23,431 Trung, dài hạn 122.644 142.726 20.082 16,374 Dư nợ 294.710 355.109 60.399 20,494 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Năm 2010 60,48% 39,52% Năm 2011 59,74% 40,26% Năm 2012 57,73% 42,27% Ngắn hạn Trung, dài hạn

Sang 6 tháng đầu năm 2013 NH vẫn tiếp tục cho vay ngắn hạn là chủ

yếu. Việc NHNN tiếp tục hạ lãi suất huy động đầu vào, từ đó hạ lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã làm cho dư nợ vay ngắn hạn

mà khách hàng chủ yếu là người nông dân tăng lên.

Bên cạnh đó dư nợ trung, dài hạn cũng tăng trưởng đáng kể là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh dạn vay vốn mở rộng kinh doanh, sản xuất. Đời sống của nhân dân ngày một phát triển đi lên nên có nhu cầu xây mới hay

sữa chữa nhà, mua sắm phương tiện đi lại là rất cần thiết tuy nhiên vẫn thiếu

hụt một phần vốn thì NH vẫn là lựa chọn hàng đầu.

4.2.4.3. Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

a. Dư nợ cho vay theo theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010 – 2012

Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh NHNo & PTNT

Ba Hòn được thể hiện qua bảng 4.15 như sau:

Bảng 4.15: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 3 năm 2010 - 2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 111.214 144.017 182.294 32.803 29,50 38.277 26,58 Thuỷ, hải sản 18.792 20.034 21.625 1.242 6,61 1.591 7,94 Tiểu thủ CN-XD 27.122 34.654 41.355 7.532 27,77 6.701 19,34 Th. nghiệp-DV 33.666 41.931 46.929 8.265 24,55 4.998 11,92 Cho vay khác 24.618 27.629 30.715 3.011 12,23 3.086 11,17 Tổng cộng 215.412 268.265 322.918 52.853 24,54 54.653 20,37

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Ngành nông nghiệp:đối tượng cho vay ngành nông nghiệp chủ yếu là chi phí mua vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, mua máy móc nông cụ, đây là đối tượng khách hàng truyền thống, chiến lược, đã gắn bó với

NHNo&PTNT lâu năm. Là đối tượng khách hàng mà NH Ba Hòn có thế mạnh và có điều kiện cạnh tranh cao về mạng lưới phục vụ, kinh nghiệm so với các NHTM khác. Ngân hàng có một chính sách tín dụng phù hợp đối với các DN, cá nhân và các đối tượng khác, thủ tục cho vay đơn giản, tạo điều kiện cho các DN, người dân tới vay vốn tại Ngân hàng. Do trước kia người nông dân chỉ đơn thuần làm ruộng hoặc chăn nuôi. Nhưng hiện nay với sự giúp đỡ của cán

dân còn kết hợp vườn ao chuồng, từ đó hiệu quả mang lại khá tốt đời sống người dân có phần sung túc hơn. Vì vậy, tình hình dư nợ trong năm qua có xu

hướng tăng cao.

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Hình 4.7: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ba Hòn

qua 3 năm 2010 – 2012

Ngành thuỷ, hải sản: Nhìn chung dư nợ ngành thủy - hải sản có xu

hướng giảm, mặc dù địa bàn huyện Kiên Lương có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản, số lượng tàu cá nhiều nhưng phần lớn là tàu có công suất nhỏ, dưới 90 CV chủ yếu đánh bắt gần bờ, kém hiệu quả. Chính vì vậy

những năm qua tăng trưởng dư nợ ngành này còn thấp, cả về số tuyệt đối và tỷ

lệ, tỷ trọng dư nợ thấp trong tổng dư nợ. Nguyên nhân của sự tăng trưởng

không đồng đều nêu trên là do như đã phân tích ở phần doanh số cho vay là năm 2011 hầu hết tàu cá của ngư dân đều có công suất nhỏ, đánh bắt không

hiệu quả nên NH hạn chế đầu tư. Sau đó NH tư vấn cho khách hàng nên mạnh

dạn đóng mới tàu cá có công suất lớn để đánh bắt xa bờ thì NH sẽ đầu tư. Nhưng nhiều ngư dân sợ là vay tiền nhiều mà sau này đánh bắt không hiệu quả

sẽ mang nợ. Năm 2012 NH cũng chỉ đầu tư cho ít khách hàng, dư nợ tăng không đáng kể. Và NH chú trọng đến cho vay nuôi trồng hơn là cho vay để đánh bắt. Năm 2010 51,63% 8,72% 12,59% 15,63% 11,43% Năm 2011 53,68% 7,47% 12,92% 15,63% 10,30% Năm 2012 56,45% 6,70% 12,81% 14,53% 9,51% Nông nghiệp Thuỷ, hải sản Tiểu thủ CN-XD Th. nghiệp-DV Cho vay khác

Ngành tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: Nguyên nhân của sự tăng trưởng không đều là do năm 2011 NH đầu tư vốn để các doanh nghiệp bổ sung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vốn lưu động sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng. Năm 2012 NH thu hồi các khoản nợ đến hạn và hạn chế cho vay lại đối với ngành nghề sản xuất

vôi nung vì có nhiều rủi ro có thể dẫn đến mất vốn cho nên thời gian này tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp hơn năm 2011.

Ngành thương nghiệp và dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng hàng năm không

đồng đều, cao nhất là năm 2011, tỷ lệ tăng 24,55% so với 2010; thấp nhất là năm 2012 tỷ lệ tăng 11,92% so với 2011. Dư nợ cho vay tăng chủ yếu vào các

đối tượng là các doanh nghiệp kinh doanh xe mô tô, kinh doanh xăng dầu,

mua bán đồ trang trí nội thất; các hộ kinh doanh trong các trung tâm thương mại và hộ kinh doanh cá thể tại nhà.

Cho vay khác: Tốc độ tăng trưởng qua các năm tương đối ổn định,

không có sự biến động nhưng xét về cơ cấu thì có xu hướng giảm. Nhìn chung

dư nợ trong lĩnh vực này thường ổn định vì số lượng khách hàng ổn định và mức cho vay tối đa cũng bị khống chế (cho vay 10 lần mức lương thực nhận,

tối đa 50 triệu đồng đối với khách hàng không có tài sản bảo đảm) do đó khi

thu nợ xong khách hàng tiếp tục có nhu cầu vay lại nên dư nợ không tăng cao được.

b. Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 6 tháng năm

2012 và 6 tháng năm 2013

Bảng 4.16: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 6 tháng

năm 2012 và 6 thángnăm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 6T.13/6T.12 Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 164.713 202.644 37.931 23,03 Thuỷ, hải sản 20.256 20.992 736 3,63 Tiểu thủ CN-XD 36.949 46.660 9.711 26,28 Th. nghiệp-DV 44.239 52.018 7.779 17,58 Cho vay khác 28.553 32.795 4.242 14,86 Tổng cộng 294.710 355.109 60.399 20,49

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Nông nghiệp: Năm 2013, thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Agribank Ba Hòn tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Theo đó Agribank

đang cố gắng tích cực huy động vốn ở tất cả các kênh trong và ngoài nước để

có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng đối với khu vực nông

nghiệp, nông thôn ở mức trên 12%. Mở rộng cho vay như: kinh tế hộ, các đối tượng theo Nghị định 41 của Chính phủ, đặc biệt chú ý đến các DN sản xuất

hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, DN công nghiệp hỗ trợ theo Nghị

quyết 02 của Chính phủ, các DN công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó việc thu nợ của NH đạt kết quả cao góp phần tạo vòng quay vốn nhanh đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng từ đó dư nợ của NH tiếp tục được mở rộng.

Thủy, hải sản: Trong 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ của ngành tiếp tục tăng nhưng không nhiều, số tàu, thuyền đóng mới và mua tăng thêm. Tình hình thời tiết, giá cả nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm khai thác tương đối ổn định, giúp ngư dân yên tâm bám biển, phát triển thêm tàu thuyền.

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng đã tích cực triển khai kịp thời, đồng bộ các cơ chế, chính sách một cách chủ động, linh hoạt nhằm tăng cường đầu tư vốn cho nền kinh tế huyện nhà. Nhờ đó, dư nợ tín

dụng đầu tư vào địa phương liên tục tăng. Vốn tín dụng ngân hàng đã đóng góp quan trọng vào kết quả tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội. Nhờ nguồn vốn tín dụng ngân hàng nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân có điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng, sản lượng cây trồng, tăng giá trị sản xuất, phát triển giao thông, thương mại, dịch vụ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội

tại địa phương. Những kết quả này thể hiện tâm huyết, nỗ lực của Ngân hàng trong việc góp phần thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó trong

sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại

hóa.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn, tỉnh kiên giang (Trang 56)