Phân tích tình hình cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn, tỉnh kiên giang (Trang 40)

4.2.1.1. Tình hình tín dụng qua 3 năm 2010-2012

Công tác huy động vốn đã khó khăn, sử dụng làm sao cho hiệu quả đem

lại lợi nhuận cho Ngân hàng lại càng khó hơn. Chính điều đó, đòi hỏi cán bộ

tín dụng của Ngân hàng phải có trình độ năng lực chuyên môn cao trong công tác, tìm kiếm khách hàng để cho vay, thẩm định các phương án cho vay. Bên

cạnh việc gia tăng nguồn vốn huy động qua các năm thì hiệu quả sử dụng vốn

của chi nhánh ngày càng được nâng cao, chi nhánh đáp ứng khá sâu rộng nhu

cầu vốn cho các thành phần kinh tế và dân cư. Phân tích hoạt động tín dụng

doanh số thu nơ, dư nợ và nợ xấu. Mỗi chỉ tiêu thể hiện một khía cạnh khác

nhau về tín dụng nhưng tất cả mỗi chỉ tiêu đều thể hiện chất lượng tín dụng. Để xem xét tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ta có thể phân tích

thêm theo bảng số liệu sau đây:

Bảng 4.3: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ba Hòn

qua 3 năm 2010 - 2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DS cho vay 135.210 231.094 295.907 95.884 70,91 64.813 28,05 DS thu nợ 126.015 178.241 241.254 52.226 41,44 63.013 35,35 Dự nợ 215.412 268.265 322.918 52.853 24,54 54.653 20,37 Nợ xấu 880 917 1.139 37 4,20 222 24,21

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay của Chi nhánh Ba Hòn luôn

tăng đều qua 3 năm. Năm 2011, doanh số cho vay là 231.094 triệu đồng tăng

95.884 triệu đồng, tương ứng 70,91% so với năm 2010; năm 2012 doanh số đạt 295.907 triệu đồng, tăng 64.813 triệu đồng, tương ứng tăng 28,05% so với năm 2011. Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm là do việc áp dụng các

chính sách khuyến khích khách hàng vay vốn đầu tư bằng cách cắt giảm lãi suất của Ngân hàng. Điều này cho thấy tiềm năng đầu tư phát triển của huyện

vẫn còn nhiều và hiện nay với các hành lang pháp lý thông thoáng hơn, chính

sách khuyến khích đầu tư mới,… thì đồng vốn Ngân hàng đang trở nên cần

thiết đối với doanh nghiệp.

Trong những năm qua Ngân hàng rất thận trọng khi cho khách hàng vay, công tác thẩm định được thực hiện chặt chẽ và hầu hết khách hàng vay vốn tại Ngân hàng điều làm ăn có hiệu quả nên khả năng thu hồi nợ rất tốt và tăng

theo sự tăng trưởng của doanh số cho vay. Cụ thể, năm 2010 doanh số thu nợ

là 126.015 triệu đồng, sang năm 2011 đạt 178.241 triệu đồng, tăng 52.226

triệu đồng, tương ứng tăng 41,44% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số

thu nợ đạt 241.254 triệu đồng, tăng 63.013 triệu đồng hay 35,35% so với năm 2011. Có được kết quả này là do Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng ở khâu thẩm định, tuân thủ đúng quy trình tín dụng, quy chế cho vay và luôn bám sát hoạt động tín dụng. Ngoài ra Ngân hàng còn tăng cường công tác

làm cho doanh số thu hồi nợ của Ngân hàng không ngừng tăng lên qua các

năm.

Dư nợ là kết quả của công tác cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng.

Trong các năm qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng do đó dư nợ

cũng tăng theo. Năm 2011 dư nợ tăng 24,54% hay 52.853 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 dư nợ tăng 20,37% hay 54.653 triệu đồng so với năm

2011. Mặc dù trong tình hình chịu sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thương mại khác trong cùng địa bàn. Tuy nhiên, Ngân hàng luôn tích cực tìm kiếm và tiếp cận khách hàng trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, tập trung đầu tư vào các dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án ngắn hạn,

trung hạn khả thi, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do đó, dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng.

Nợ xấu là vấn đề các ngân hàng rất quan tâm. Khi nợ xấu phát sinh thì Ngân hàng phải tốn nhiều chi phí và công sức để thu hồi món nợ đó. Nhìn chung nợ xấu tăng khá cao qua các năm. Nợ xấu năm 2011 là 917 triệu đồng tăng 37 triệu đồng tương ứng tăng 4,20% so với năm 2010, đến năm 2012 tăng

222 triệu đồng tương ứng tăng 24,21% so với năm 2011. Tình hình kinh tế thế

giới lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, lạm phát trong nước tăng cao, thời

tiết trong địa bàn diễn biến bất thường: bão, lũ lụt, dịch bệnh,… thường xuyên xảy ra trong những năm vừa qua đã làm cho các doanh nghiệp cũng như người dân địa phương mất khả năng chi trả cho NH. Với tốc độ tăng khá cao như

vậy, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác xử lý nợ.

4.2.1.2. Tình hình tín dụng qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm

2013

Bảng 4.4: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ba Hòn qua 6

tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 6T.13/6T.13 Số tiền Tỷ lệ (%) DS cho vay 149.708 206.399 56.691 37,87 DS thu nợ 113.262 174.208 60.946 53,81 Dự nợ 294.710 355.109 60.399 20,49 Nợ xấu 654 987 333 50,92

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 so

giảm lãi suất huy động nên lãi suất cho vay cũng giảm theo do đó người dân địa phương đã mạnh dạn vay vốn phục vụ sản xuất, 6 tháng đầu năm 2013

kinh tế trong huyện ngày càng phục hồi và phát triển, người dân đã có thể

thanh toán nợ đúng thời hạn cho NH làm cho doanh số thu nợ của Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 60.946 triệu đồng, tức 53,81% so với 6 tháng

2012. Dư nợ 6 tháng 2013 tăng 60.399 triệu đồng, tăng 20,49% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tình hình nợ xấu của 6 tháng 2013 tăng cao (tăng 50,92%) so

với 6 tháng năm 2012. Để hiểu rõ hơn về sự tăng, giảm của tình hình cho vay

trong 3 năm qua và 6 tháng 2013, ta có thể đi sâu vào phân tích như sau:

4.2.2. Phân tích về doanh số cho vay

4.2.2.1. Phân tích tình hình cho vay theo thời gian

a. Tình hình cho vay theo thời gian qua 3 năm 2010-2012

Doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng, điều này cho thấy lượng khách

hàng có nhu cầu vốn sản xuất, tiêu dùng đến vay tiền ngày càng tăng. Nhìn bảng 4.5 dưới đây ta thấy doanh số cho vay có sự biến động qua các năm nhưng không đều nhau. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, thời

hạn 12 tháng đối tượng vay chủ yếu là người nông dân sản xuất và thu hoạch

lúa 2 vụ/năm, chăn nuôi hoặc trồng cây ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế

cao ít rủi ro. Việc Ngân hàng cho vay không những đáp ứng cho nhu cầu thiếu

hụt vốn của người nông dân giúp họ cải thiện đời sống mà còn đem lại nguồn

thu nhập đáng kể cho Ngân hàng từ việc thu lãi từ cho vay. Ngân hàng cũng

hạn chế cho vay đối với những đối tượng nhiều rủi ro để đảm bảo an toàn nguồn vốn vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời gian tại Chi nhánh

qua 3 năm 2010-2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 78.412 147.102 172.705 68.690 87,60 25.603 17,40 Trung, dài hạn 56.798 83.992 123.202 27.194 47,88 39.210 46,68 DS cho vay 135.210 231.094 295.907 95.884 70,91 64.813 28,05

Doanh số cho vay ngắn hạn

Cho vay ngắn tạo nhiều lợi thế cho NH như thu hồi vốn nhanh chóng

thích hợp với các khoản huy động vốn có kỳ hạn ngắn trong khi tín dụng trung

và dài hạn không có ưu điểm này được thể hiện qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu tín dụng ngắn hạn được chú trọng nhiều hơn. Năm 2011 tăng 87,60%

so với năm 2010, năm 2012 cũng tăng nhưng chỉ đạt 17,40% nguyên nhân chủ

yếu là do thời tiết diễn biến phức tạp, nắng mưa thất thường, dịch bệnh vẫn

xảy ra trên cây trồng, vật nuôi. Những yếu tố bất lợi trên đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư nên người dân thu hẹp diện tích gieo cấy, trồng cây hoa màu, chăn nuôi

để ngăn chặn sâu bệnh, dịch bệnh. Tuy nhiên, trong cơ cấu cho vay của NH

cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao.

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Hình 4.2: Cơ cấu cho vay theo thời gian của Chi nhánh năm 2010 – 2012

Doanh số cho vay trung - dài hạn

Cho vay trung – dài hạn luôn tăng đều qua các năm. Nguyên nhân là do ngân hàng chỉ đầu tư cho vay trung hạn để cung cấp vốn cho người dân mua

sắm thêm tài sản, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, khai hoang mở rộng diện tích

đất trồng lúa và hỗ trợ sửa chữa nhà ở của cán bộ nhà nước. Mặc khác, lãi suất

cho vay trung, dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn nhằm tối đa hoá lợi

nhuận, NH cấp trên cho phép nâng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn so với tổng

Năm 2010 57,99% 42,01% Năm 2011 63,65% 36,35% Năm 2012 58,36% 41,64% Ngắn hạn Trung, dài hạn

dư nợ. Nhận thấy ngành nông nghiệp của huyện nhà có nhiều tiềm năng nên NH đã mạnh dạn đầu tư vào cơ giới hóa ngành nông nghiệp như: máy xới,

máy cày, máy gặt đập liên hợp, xây dựng sân phơi,… đáp ứng nhu cầu thiếu

hụt vốn của người dân trong huyện góp phần tăng năng suất có lợi cho cả người nông dân và Ngân hàng, được Ngân hàng khuyến khích nên người dân

cũng rất phấn khởi, mạnh dạn vay vốn làm ăn lâu dài.

b. Tình hình cho vay theo thời gian qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013

Nhìn chung ta thấy doanh số cho vay cả ngắn hạn lẫn trung - dài hạn của 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012 tốc độ tăng 37,87%. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đầu tư vào mở rộng tín dụng, tận dụng

nguồn vốn cho vay để mang về lợi nhuận cho NH đồng thời góp phần vào xây dựng kinh tế của huyện, cải thiện đời sống của người dân.

Bảng 4.6: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ba Hòn qua 6

tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 6T.13/6T.12 Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 91.930 114.115 22.185 24,13 Trung, dài hạn 57.778 92.284 34.506 59,72 DS cho vay 149.708 206.399 56.691 37,87

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong doanh số cho vay ta vẫn thấy tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tín dụng trung và dài hạn điều đó càng chứng tỏ lợi thế của nó trong cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng. Đầu năm 2013 kinh tế trong

huyện đã dần hồi phục, bên cạnh đó việc NH tiếp tục giảm lãi suất cho vay đã khuyến khích dân địa phương mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất kinh

doanh, nâng cấp nhà xưởng,… của các công ty, doanh nghiệp trong địa bàn huyện nên cũng góp phần làm cho doanh số cho vay tăng lên.

4.2.2.3. Phân tích tình hình cho vay theo ngành kinh tế

a. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010 – 2012

Ta tiếp tục phân tích tình hình doanh số cho vay được thể hiện qua bảng

Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 3 năm 2010 – 2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 64.457 127.331 151.130 62.874 97,54 23.799 18,69 Thuỷ, hải sản 13.455 11.230 13.440 (2.225) (16,54) 2.210 0,20 Tiểu thủ CN-XD 15.042 25.999 38.957 10.957 72,84 12.958 49,84 Th. nghiệp-DV 21.265 37.508 54.119 16.243 76,38 16.611 44,29 Cho vay khác 20.991 29.026 38.261 8.035 38,28 9.235 31,82 Tổng cộng 135.210 231.094 295.907 95.884 70,91 64.813 28,05

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành kinh tế mang lại thu nhập chính cho phần lớn người dân của huyện. Do đó cho vay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay và luôn tăng dần qua 3 năm được

thể hiện cụ thể qua bảng trên. Nguyên nhân là do ngân hàng thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, khuyến khích cho vay phát triển kinh tế

vùng nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân, bên cạnh đó ngân hàng đã áp dụng một mức lãi suất cho vay hấp dẫn, thấp hơn những tổ

chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Những năm gần đây, nông dân nắm bắt được kỹ thuật làm ruộng nên làm cho thu nhập của người nông dân cũng khá hơn trước. Chính vì lý do này đã khuyến khích nhiều người nông dân đầu tư

trên vùng đất hoang, đất rừng của mình để trở thành đất trồng được lúa. Chính

vì nắm được thực tiễn như trên mà NHNo & PTNN Ba Hòn đã mạnh dạn đầu tư bằng cách nâng doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp. Để nông dân

có nguồn vốn để mua phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị hay chăn nuôi

gia súc, gia cầm và những vật tư khác để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Thủy - hải sản

Kiên Lương là huyện có bờ biển dài 52km tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy - hải sản. Huyện có diện tích nuôi trồng thủy hải

sản cũng tương đối nhiều và chủ yếu là nuôi tôm quảng canh và nuôi cá nước

lợ, nuôi cá lồng bè. Dựa vào bảng 4.7 trên ta thấy doanh số cho vay đối với

ngành thủy hải sản luôn biến động. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2011 chiếm

tỷ lệ giảm là 16,54%. Đến năm chiếm tỷ trọng là 4,55%, tăng 2.210 so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 19,86%. Nguyên nhân năm 2011 giảm do trong thời gian này lượng ngư trường ở Tây Nam đã bị khai khác cạn kiệt, sự suy giảm

kinh tế Thế giới, lạm phát trong nước tăng làm cho chi phí đầu vào khác như

dầu, lưới bắt cá ngày càng tăng giá, bão lớn thường xuyên xảy ra nên làm cho

ngư dân nơi đây làm ăn không hiệu quả. Bên cạnh đó, thuyền tàu đánh bắt

thủy hải sản của người dân lại nhỏ, nên không thể đi đánh bắt xa bờ được. Về

nuôi trồng thủy hải sản đòi hỏi phải đúng kỹ thuật thì mới thu hoạch được, trong khi đó giá cả thủy hải sản bán ra lại thấp không phù hợp với chi phí bỏ ra như chi phí mua con giống, chi phí mua thức ăn, thuốc tăng trưởng ngày càng cao, nên NH hạn chế cho vay đối với ngành này. Đến năm 2012 tăng vì

khi năm 2011 làm không hiệu quả mà những người có thuyền tàu lớn lại có điều kiện đánh bắt xa bờ lại có thu nhập rất cao. Nên họ lại chuyển sang đóng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuyền lớn để đi đánh bắt xa bờ và nhiều ngư dân họ hợp đồng với nhau để

thuê, mướn tàu chuyên chở dầu ra ngoài khơi để giảm chi phí đầu vào.

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Hình 4.3: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của Chi nhánh năm 2010 – 2012

Tiểu thủ Công Nghiệp - Xây Dựng

Nhìn vào bảng số liệu 4.7 trang 35 cho thấy doanh số cho vay đối với

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn, tỉnh kiên giang (Trang 40)