Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn, tỉnh kiên giang (Trang 34)

4.1.1. Đánh giá tình hình chung

Nghiệp vụhuy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho NH nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn NH

sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Đúng vậy, một Ngân

hàng nếu có một cơ cấu nguồn vốn hợp lý và đủ mạnh thì sẽ đem lại hiệu quả

cao trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn của chi nhánh Ba Hòn gồm có: vốn huy động, vốn điều chuyển từ ngân sách tỉnh.

Kiên lương là huyện có nền kinh tế phát triển đứng thứ 2 của tỉnh Kiên Giang, sau thành phố Rạch Giá. Huyện Kiên Lương có khu công nghiệp xi măng lớn của cả nước như: Công ty Xi Măng Hà Tiên 2, Holcim... Các nhà

máy xi măng này được xây dựng từ lâu nên hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Bên cạnh đó tài sản khấu hao không còn nhiều. Vì vậy, chi phí phục vụ cho

việc sản xuất thấp. Mặt khác, do sản phẩm đã xuất hiện từ lâu trên thị trường nên thương hiệu sản phẩm được khẳng định trên thị trường được nhiều người

tiêu dùng lựa chọn. Doanh thu hàng năm của công ty rất lớn, lợi nhuận tăng

khá tốt, nên thu nhập của người lao động của các nhà máy này tương đối cao

và ổn định, đây cũng là cơ hội lớn cho NH trong công tác huy động vốn.

Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Hòn đã tận dụng lợi thế địa phương, xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và cần tập trung cho công

tác này, đây là bước khởi đầu hoàn hảo nhất cho một quá trình kinh doanh tiền

tệ. Để thực hiện tốt công tác này, chi nhánh luôn đa dạng hóa các hình thức huy động và luôn quan tâm xây dựng phong cách phục vụ khách hàng với phương châm: nhanh chóng, chính xác, tận tình, chu đáo, nhằm tạo uy tín, thu

hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch.

4.1.1.1. Tình hình huy động vốn

a. Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010 - 2012

Tình hình nguồn vốn của chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012 đạt

Bảng 4.1: Số dư tổng nguồn vốn tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 - 2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 232.099 271.385 280.188 39.286 16,93 8.803 3,24 - Không kỳ hạn 146.840 170.062 165.405 23.222 15,81 (4.657) (2,74) - Có KH <=12T 66.018 84.245 95.882 18.227 27,61 11.637 13,81 - Có KH >12T 19.241 17.078 18.901 (2.163) (11,24) 1.823 10,67 Vốn điều chuyển 25.741 30.053 58.815 4.312 16,75 28.762 95,70 Tổng cộng 257.840 301.438 339.003 43.598 16,91 37.565 12,46

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Theo bảng số liệu trên, nhìn chung tình hình nguồn vốn của Chi nhánh

qua 3 năm có sự tăng trưởng đáng kể. Tổng số dư nguồn vốn cuối năm 2011 tăng 43.598 triệu đồng, tương đương 16,91% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do năm 2011 tỷ lệ lạm phát rất cao (lạm phát lên tới 18% năm 2011) nên các Ngân hàng phải đối mặt với chính sách thắt chặt tiền

tệ của Nhà nước, để đảm bảo tính thanh khoản Ngân hàng cũng không nằm

ngoài cuộc đua tăng lãi suấtnhư các ngân hàng trong huyện, cuộc đua này đã khiến nhiều người bắt đầu quan tâm trở lại với việc đem tiền đi gửi ngân hàng vì lãi suất tiền gửi tăng cao bên cạnh đó Ngân hàng đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn. Người có lượng tiền nhỏ lẻ hoặc người có lượng

tiền lớn nhưng tạm thời nhàn rỗi(do đang chờ đầu tư, chưa đến kỳ trả nợ hoặc chưa quyết định đầu tư vào đâu...), hoặc có lượng tiền đang gửi tiết kiệm nhưng chưa đến kỳ đáo hạn,... thì họ vẫn có thể gửi tiết kiệm do lãi suất cao và gửi vào Ngân hàng thương mại nhà nước giúp họ yên tâm hơn về tài sản của

mình. Tuy nhiên vì người dân sợ lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao nên chỉ tập

trung gửi tiền ngắn hạn hơn dài hạn vừa có lãi suất cao lại vừa đảm bảo tính

thanh khoản cho bản thân.

Đến năm 2012 tổng số dư nguồn vốn tăng 37.565 triệu đồng, tương đương 12,46% so với năm 2011 chủ yếu là do vốn nhận ủy thác. Kết quả trên cho thấy năm 2012, Ngân hàng đã huy động vốn chưa hiệu quả vì tỷ lệ tăng

vốn huy động không cao. Vốn huy động năm 2012 tăng so với năm 2011 vì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm 2012 được đánh giá là thời điểm chịu tác động lớn nhất của cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới và việc lãi suất tiền gửi do NHNN quy định liên tục

giảm, cụ thể là theo thông tư số 32/2012/TT-NHNN làm cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng có tăng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân vốn huy động vẫn tăng là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất

trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng,

ngoại tệ ít biến động còn thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay

quản lý.

b. Tình hình huy động vốn 6 tháng đầu năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2013

Bảng 4.2: Số dư tổng nguồn vốn tại Chi nhánh Ba Hòn qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 6T.13/6T.12 Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 270.714 288.843 18.129 6,70 - Không kỳ hạn 164.104 169.125 5.021 3,06 - Có KH <=12T 89.108 99.558 10.450 11,73 - Có KH >12T 17.502 20.160 2.658 15,19 Vốn điều chuyển 25.826 67.375 41.549 160,88 Tổng cộng 296.540 356.218 59.678 20,12

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Đầu năm 2013 NHNN tiếp tục quy định giảm lãi suất huy động tuy nhiên tình hình nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng năm 2012 của Chi

nhánh vẫn tăng 59.678 triệu đồng, tức tăng 20,12% đạt được kết quả như vậy

là nhờ vào uy tín của Ngân hàng: có lịch sử tồn tại lâu, nguồn vốn đảm bảo được nợ của khách hàng giúp họ an tâm gửi tiền vào Ngân hàng, bên cạnh đó

NH tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức khuyến mãi,

trúng thưởng, tiết kiệm dự thưởng,… đã thu hút được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi trong địa bàn huyện đem lại nguồn vốn cho Ngân hàng tận dụng. Tuy nhiên nguồn vốn của NH tăng vẫn do vốn điều chuyển vì vậy NH cần nâng cao huy động hơn nữa để chủ động trong kinh doanh.

4.1.1.2. Tình hình vốn điều chuyển

NHTM Agribank được tổ chức theo mô hình tổng công ty và các công ty con gồm Ngân hàng mẹ và các hệ thống các Ngân hàng Chi nhánh trực thuộc.

Có một phương thức huy động vốn rất hiệu quả hiện nay là chu chuyển vốn điều hoà. Do tình hình hoạt động của các chi nhánh tại các địa bàn khác nhau là khác nhau (do ảnh hưởng của điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, do phong tục tập quán…) Cho nên những Chi nhánh Ngân hàng mà hoạt động sử

dụng vốn vượt quá khả năng huy động vốn thì đầu kỳ lập kế hoạch lên Ngân hàng mẹ và xin được nhận được một lượng vốn điều hoà cần thiết cho hoạt động của mình. Còn những Ngân hàng mà khả năng huy động vốn vượt quá

khả năng sử dụng vốn thì đầu kỳ cũng lập kế hoạch sẽ điều chuyển một lượng

vốn về Ngân hàng mẹ để được hưởng lãi suất điều hoà. Như vậy Ngân hàng mẹ chịu trách nhiệm điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của các chi

nhánh trong cùng hệ thống. NH phải tốn chi phí nguồn vốn điều hoà cao hơn

vốn huy động và các Ngân hàng chỉ được nhận nguồn vốn này sau khi đã lập

kế hoạch về lượng vốn huy động được trong kỳ sau. Là một Chi nhánh, sự hỗ

trợ của Ngân hàng Trung Ương là không thể thiếu. Tuy nhiên sẽ tốt hơn cho

Ngân hàng nếu có thể tự cân đối vốn tại chỗ bằng cách tăng cường hơn nữa

khả năng huy động vốn của mình. Như vậy sẽ tạo cho Ngân hàng thế chủ động

trong kinh doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn

cho khách hàng, nhất là khi có nhu cầu bổ sung thiếu hụt của cá nhân, doanh nghiệp đang gia tăng. Vì vậy, NH cần tăng cường huy động vốn hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

4.1.2. Đánh giá tình hình cụ thể

4.1.2.1. Tình hình huy động vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Tiền gửi không kỳ hạn

Qua bảng 4.1 trang 24 ta nhận thấy tổng nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng nhưng không cao. Nhìn chung số dư huy động vốn ổn định ở

mức cao đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay tại địa phương. Vốn huy động không

ngừng gia tăng qua các năm, đạt được điều này là nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu

của toàn thể cán bộ nhân viên trong việc huy động vốn. Bên cạnh đó do Ngân hàng đã kịp thời đưa ra nhiều hình thức huy động để thu hút khách hàng như:

nhận tiền gửi từ việc chi trả lương, mở ra nhiều loại hình dịch vụ đa dạng và tiện ích (thu tiền tại chỗ, tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh, phát hành nhiều loại

thẻ tín dụng, thẻ ATM,… ), áp dụng nhiều hình thức lãi suất hấp dẫn…

Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010 – 2012

Trong tổng số dư huy động vốn qua các năm thì số dư tiền gửi không kỳ

hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy động, đây là nguồn vốn có chi phí rất thấp (1,2%/năm), Ngân hàng có thể sử dụng nguồn

vốn tạm thời này đem đầu tư hoặc cho vay mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, tuy nhiên số dư thường không ổn định, việc khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc

nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quản trị, điều hành công tác huy động vốn,

vì vậy buộc NH phải dự trữ rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp, kho bạc, công nhân, viên chức nhà nước,… còn người nông dân là rất

ít vì đời sống của họ vẫn chưa được cao, thu nhập chủ yếu dựa vào cây lúa. Nguồn vốn không kỳ hạn của chi nhánh huy động được chủ yếu là từ các

doanh nghiệp trong địa bàn huyện như: công ty Xi Măng Hà Tiên 2, Holcim, kho bạc,… nên nguồn vốn không mang tính ổn định cao, thường bị động trong cơ cấu sử dụng vốn.

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Hình 4.1: Cơ cấu vốn huy động từ năm 2010 – 2012

Tuy nhiên đây cũng là thế mạnh của chi nhánh so với các NH khác trong

huyện, vì vậy cần giữ vững và phát huy thế mạnh này với nhiều hình thức huy động vốn tiền gửi đa dạng, mức lãi suất hấp dẫn hơn để thu hút nhiều công ty,

doanh nghiệp khác gửi tiền vào.

Tình hình huy động vốn không kỳ hạn qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Qua bảng 4.2 trang 25 cho thấy tình hình huy động vốn không kỳ hạn

của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 3,04% so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu lãi suất không kỳ hạn thấp

nên những khách hàng có số dư tiền gửi ổn định họ sẽ chuyển sang đầu tư vào

lĩnh vực khác có nhiều lợi nhuận hơn như: bất động sản, vàng,…

b. Tiền gửi có kỳ hạn

Tình hình huy động vốn có kỳ hạn qua 3 năm 2010 – 2012

Qua bảng 4.1 trang 24 thấy nguồn vốn có kỳ hạn cũng tăng qua 3 năm nhưng không lớn như nguồn vốn không kỳ hạn. Đối tượng tham gia vào loại

hình tiền gửi này chủ yếu là dân cư thông qua hình thức tiền gửi tiết kiệm để hưởng lãi. Còn loại hình tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu được dùng để thanh

toán không dùng tiền mặt như: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,… chủ yếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2011 62,66% 37,34% Năm 2010 63,27% 36,73% Năm 2012 59,03% 40,97% Không kỳ hạn Có kỳ hạn

vẫn là chi trả lương cho nhân viên qua thẻ ATM, người gửi không vì mục đích hưởng lãi và đối tượng chủ yếu của loại hình này là các doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong năm vừa qua những người gửi tiền họ nhận thấy luôn có

một số dư tiền gửi không kỳ hạn của họ luôn ổn định trong một khoảng thời

gian dài. Nên họ đã quyết định chuyển số dư tiền gửi đó sang loại hình tiền

gửi có kỳ hạn để được hưởng lãi suất cao hơn rất nhiều so với loại hình tiền

gửi không kỳ hạn đem về nguồn thu đáng kể.

Đến năm 2012 so với năm 2011 tốc độ tăng 13,28% tuy tốc độ tăng trưởng chậm lại năm 2011 so với 2010 tăng 18,84% nhưng so với các ngân

hàng khác thì đây đã là con số đáng khích lệ. Bởi vì trong giai đoạn này hàng loạt các doanh nghiệp giải thể, theo ông Lê Quang Mạnh, Cục trưởng Cục

Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ KHĐT công bố tại cuộc họp báo chiều 4/1

của Bộ KHĐT tính đến 31/12/2012, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động là 54.261 doanh nghiệp (con số này cao hơn so với năm 2011 là 53.922 doanh nghiệp. Vì vậy số lượng huy động từ các TCKT tăng trưởng ít lại so với

những năm trước. Thêm vào đó, đến gần cuối năm 2012, lãi suất huy động chỉ

còn trần 8% càng làm cho công tác huy động vốn của NH ngày càng gặp nhiều khó khăn.

Nguồn vốn huy động có kỳ hạn này đem lại cho Ngân hàng nguồn vốn ổn định chính vì vậy Ngân hàng có thể tận dụng tối đa nguồn vốn này để đầu tư sinh lời mà không cần phải dự trữ quá nhiều. Ngân hàng nên tận dụng lợi

thế này và phát huy nhiều hơn nữa để thu hút thêm được nhiều nguồn vốn huy động hơn nữa.

Tình hình huy động vốn có kỳ hạn qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Lãi suất tiếp tục giảm theo chỉ thị của NHNN 6 tháng năm 2013 chỉ còn 7%. Tuy nhiên vốn huy động có kỳ hạn của NH vẫn tăng 12,3% so với 6 tháng năm 2011 bởi vì lãi suất có kỳ hạn vẫn cao hơn rất nhiều so với không kỳ hạn và đặc biệt kênh đầu tư vàng ngày càng biến động khó lường trước nên gửi

tiền vào NH vẫn là lựa chọn hàng đầu của người dân trong huyện.

4.1.2.2. Tình hình vốn điều chuyển

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn chủ yếu của NH là nguồn vốn huy động. Vốn điều chuyển lại chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, đây

là nguồn vốn mà NH nhận từ ngân sách tỉnh để phục vụ cho việc phát triển

kinh tế của huyện Giang Thành. Ngày 2/9/2009 tỉnh Kiên Giang đã long trọng

tổ chức buổi lễ công bố Nghị quyết 29/NQ-CP của Chính phủ về việc điều

thuộc tỉnh Kiên Giang. Vì vậy nguồn vốn là rất cần thiết đối để phát triển

huyện mới này. Và đặc biệt Chi cục Hải quan cửa khẩu Giang Thành được

thành lập theo Quyết định số 1680/QĐ-BTC ngày 15/7/2011 trên cơ sở tiền thân là Đội Hải quan cửa khẩu Giang Thành (thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu

Quốc tế Hà Tiên). Giang Thành đón nhận cuối nguồn của con sông Vĩnh Tế

bắt nguồn từ Châu đốc tỉnh An Giang, nối tiếp nguồn với con sông Ton Hon – Kam pốt – Campuchia. Thuận lợi cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa xuất

nhập khẩu. Với chiến lược phát triển kinh tế vùng tam giác là Hà Tiên – Kiên

Lương – Giang Thành. Thủ tục hải quan thông thoáng, tạo điều kiện hàng hóa xuất nhập khẩu thuận lợi. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tìm hiểu, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua lại cửa khẩu và ngày càng nhiều, do đó thì nguồn vốn càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn, tỉnh kiên giang (Trang 34)