Đánh giá tình hình cụ thể

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn, tỉnh kiên giang (Trang 37)

4.1.2.1. Tình hình huy động vốn

a. Tiền gửi không kỳ hạn

Qua bảng 4.1 trang 24 ta nhận thấy tổng nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng nhưng không cao. Nhìn chung số dư huy động vốn ổn định ở

mức cao đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay tại địa phương. Vốn huy động không

ngừng gia tăng qua các năm, đạt được điều này là nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu

của toàn thể cán bộ nhân viên trong việc huy động vốn. Bên cạnh đó do Ngân hàng đã kịp thời đưa ra nhiều hình thức huy động để thu hút khách hàng như:

nhận tiền gửi từ việc chi trả lương, mở ra nhiều loại hình dịch vụ đa dạng và tiện ích (thu tiền tại chỗ, tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh, phát hành nhiều loại

thẻ tín dụng, thẻ ATM,… ), áp dụng nhiều hình thức lãi suất hấp dẫn…

Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010 – 2012

Trong tổng số dư huy động vốn qua các năm thì số dư tiền gửi không kỳ

hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy động, đây là nguồn vốn có chi phí rất thấp (1,2%/năm), Ngân hàng có thể sử dụng nguồn

vốn tạm thời này đem đầu tư hoặc cho vay mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, tuy nhiên số dư thường không ổn định, việc khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc

nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quản trị, điều hành công tác huy động vốn,

vì vậy buộc NH phải dự trữ rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp, kho bạc, công nhân, viên chức nhà nước,… còn người nông dân là rất

ít vì đời sống của họ vẫn chưa được cao, thu nhập chủ yếu dựa vào cây lúa. Nguồn vốn không kỳ hạn của chi nhánh huy động được chủ yếu là từ các

doanh nghiệp trong địa bàn huyện như: công ty Xi Măng Hà Tiên 2, Holcim, kho bạc,… nên nguồn vốn không mang tính ổn định cao, thường bị động trong cơ cấu sử dụng vốn.

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Hình 4.1: Cơ cấu vốn huy động từ năm 2010 – 2012

Tuy nhiên đây cũng là thế mạnh của chi nhánh so với các NH khác trong

huyện, vì vậy cần giữ vững và phát huy thế mạnh này với nhiều hình thức huy động vốn tiền gửi đa dạng, mức lãi suất hấp dẫn hơn để thu hút nhiều công ty,

doanh nghiệp khác gửi tiền vào.

Tình hình huy động vốn không kỳ hạn qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Qua bảng 4.2 trang 25 cho thấy tình hình huy động vốn không kỳ hạn

của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 3,04% so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu lãi suất không kỳ hạn thấp

nên những khách hàng có số dư tiền gửi ổn định họ sẽ chuyển sang đầu tư vào

lĩnh vực khác có nhiều lợi nhuận hơn như: bất động sản, vàng,…

b. Tiền gửi có kỳ hạn

Tình hình huy động vốn có kỳ hạn qua 3 năm 2010 – 2012

Qua bảng 4.1 trang 24 thấy nguồn vốn có kỳ hạn cũng tăng qua 3 năm nhưng không lớn như nguồn vốn không kỳ hạn. Đối tượng tham gia vào loại

hình tiền gửi này chủ yếu là dân cư thông qua hình thức tiền gửi tiết kiệm để hưởng lãi. Còn loại hình tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu được dùng để thanh

toán không dùng tiền mặt như: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,… chủ yếu

Năm 2011 62,66% 37,34% Năm 2010 63,27% 36,73% Năm 2012 59,03% 40,97% Không kỳ hạn Có kỳ hạn

vẫn là chi trả lương cho nhân viên qua thẻ ATM, người gửi không vì mục đích hưởng lãi và đối tượng chủ yếu của loại hình này là các doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong năm vừa qua những người gửi tiền họ nhận thấy luôn có

một số dư tiền gửi không kỳ hạn của họ luôn ổn định trong một khoảng thời

gian dài. Nên họ đã quyết định chuyển số dư tiền gửi đó sang loại hình tiền

gửi có kỳ hạn để được hưởng lãi suất cao hơn rất nhiều so với loại hình tiền

gửi không kỳ hạn đem về nguồn thu đáng kể.

Đến năm 2012 so với năm 2011 tốc độ tăng 13,28% tuy tốc độ tăng trưởng chậm lại năm 2011 so với 2010 tăng 18,84% nhưng so với các ngân

hàng khác thì đây đã là con số đáng khích lệ. Bởi vì trong giai đoạn này hàng loạt các doanh nghiệp giải thể, theo ông Lê Quang Mạnh, Cục trưởng Cục

Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ KHĐT công bố tại cuộc họp báo chiều 4/1

của Bộ KHĐT tính đến 31/12/2012, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động là 54.261 doanh nghiệp (con số này cao hơn so với năm 2011 là 53.922 doanh nghiệp. Vì vậy số lượng huy động từ các TCKT tăng trưởng ít lại so với

những năm trước. Thêm vào đó, đến gần cuối năm 2012, lãi suất huy động chỉ

còn trần 8% càng làm cho công tác huy động vốn của NH ngày càng gặp nhiều khó khăn.

Nguồn vốn huy động có kỳ hạn này đem lại cho Ngân hàng nguồn vốn ổn định chính vì vậy Ngân hàng có thể tận dụng tối đa nguồn vốn này để đầu tư sinh lời mà không cần phải dự trữ quá nhiều. Ngân hàng nên tận dụng lợi

thế này và phát huy nhiều hơn nữa để thu hút thêm được nhiều nguồn vốn huy động hơn nữa.

Tình hình huy động vốn có kỳ hạn qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Lãi suất tiếp tục giảm theo chỉ thị của NHNN 6 tháng năm 2013 chỉ còn 7%. Tuy nhiên vốn huy động có kỳ hạn của NH vẫn tăng 12,3% so với 6 tháng năm 2011 bởi vì lãi suất có kỳ hạn vẫn cao hơn rất nhiều so với không kỳ hạn và đặc biệt kênh đầu tư vàng ngày càng biến động khó lường trước nên gửi

tiền vào NH vẫn là lựa chọn hàng đầu của người dân trong huyện.

4.1.2.2. Tình hình vốn điều chuyển

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn chủ yếu của NH là nguồn vốn huy động. Vốn điều chuyển lại chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, đây

là nguồn vốn mà NH nhận từ ngân sách tỉnh để phục vụ cho việc phát triển

kinh tế của huyện Giang Thành. Ngày 2/9/2009 tỉnh Kiên Giang đã long trọng

tổ chức buổi lễ công bố Nghị quyết 29/NQ-CP của Chính phủ về việc điều

thuộc tỉnh Kiên Giang. Vì vậy nguồn vốn là rất cần thiết đối để phát triển

huyện mới này. Và đặc biệt Chi cục Hải quan cửa khẩu Giang Thành được

thành lập theo Quyết định số 1680/QĐ-BTC ngày 15/7/2011 trên cơ sở tiền thân là Đội Hải quan cửa khẩu Giang Thành (thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu

Quốc tế Hà Tiên). Giang Thành đón nhận cuối nguồn của con sông Vĩnh Tế

bắt nguồn từ Châu đốc tỉnh An Giang, nối tiếp nguồn với con sông Ton Hon – Kam pốt – Campuchia. Thuận lợi cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa xuất

nhập khẩu. Với chiến lược phát triển kinh tế vùng tam giác là Hà Tiên – Kiên

Lương – Giang Thành. Thủ tục hải quan thông thoáng, tạo điều kiện hàng hóa xuất nhập khẩu thuận lợi. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đến

tìm hiểu, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua lại cửa khẩu và ngày càng nhiều, do đó thì nguồn vốn càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Tổng nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng nhưng không cao. Nhìn chung số dư huy động

vốn ổn định ở mức cao đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay tại địa phương.

Điểm nổi bật nhất ở đây là hàng năm NH chỉ nhận vốn điều chuyển từ

ngân sách cấp trên không nhiều nhưng chỉ với 6 tháng đầunăm 2013 mà Ngân hàng đã nhận từ nguồn vốn từ ngân sách cấp trên tăng 160,88%. Điều đó

chứng tỏ Ngân hàng đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình nên cần

nhiều chi phí cho việc mua sắm tài sản, thiết bị,… bên cạnh đó do kinh tế

huyện nhà ngày càng phát triển đời sống người dân được nâng cao nên nhu cầu vay vốn của người dân cũng cao hơn trước. Các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, đầu tư thêm nhiều lĩnh vực mới, người nông dân phấn khởi khai hóa đất trồng trọt, chăn nuôi nên việc nhu cầu về vốn cũng gia tăng. Khi mở

rộng đầu tư tín dụng Ngân hàng cũng tốn thêm các khoản chi phí về tuyển

dụng nhân viên mới để quản lý các khoản nợ, chi phí về đào tạo nhân viên,… nên việc bổ sung nguồn vốn hiện tại là rất cần thiết.

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY 4.2.1. Khái quát chung tình hình tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn, tỉnh kiên giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)