Phân tích về tình hình thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn, tỉnh kiên giang (Trang 49)

Một Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì không chỉ nâng cao

doanh số cho vay mà còn phải chú trọng tới tình hình thu nợ của mình. Đây là

nguồn thu đầu tư tín dụng nhằm bảo đảm nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, nó cũng thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của CBTD

có thực hiện đúng hợp đồng tín dụng hay không, đồng thời phản ánh rõ nét hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Để xem xét NHNo & PTNT Ba

Hòn hoạt động có hiệu quả hay không, ta đi vào phân tích tình hình thu nợ tại

Ngân hàng.

4.2.3.1. Phân tích tình hình thu nợ theo thời gian

a. Tình hình thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh qua 3 năm 2010 – 2012

Tình hình thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh được thể hiện qua bảng 4.9

cụ thể như sau:

Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh Ba Hòn

qua 3 năm 2010 – 2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 73.952 117.137 146.536 43.185 58,40 29.399 25,10 Trung, dài hạn 52.063 61.104 94.718 9.041 17,37 33.614 55,01 DS thu nợ 126.015 178.241 241.254 52.226 41,44 63.013 35,35

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay, do

vậy doanh số thu hồi nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh

số thu nợ. Tình hình DSTN ngắn hạn tăng qua 3 năm do DSCV ngắn hạn qua các năm cũng tăng dần. Nguyên nhân là do khách hàng đã sử dụng vốn đúng

mục đích, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi tạo sinh lời cao đảm bảo được khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác là do tinh thần, trách nhiệm

của các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng thường xuyên quan tâm, đôn đốc, nhắc

nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngoài ra, do Ngân hàng từng bước đẩy mạnh

hoạt động cho vay ngắn hạn đối với mọi thành phần kinh tế. Trong đó, doanh

số thu nợ cũng tăng lên giúp được phần nào cho chiến lược kinh doanh của

Ngân hàng. Bên cạnh đó còn có một số khách hàng vay mà NH không thu

được nợ, do tác động của thị trường, chi phí đầu vào tăng, dịch bệnh (đạo ôn,

sâu hại…).

Về doanh số thu nợ trung - dài hạn cũng tăng trưởng liên tục qua 3 năm nhưng không lớn là do cơ cấu nguốn vốn tập trung vào loại hình này không nhiều như tín dụng ngắn hạn. Nhìn vào doanh số thu nợ ta có thể thấy được

phản ánh một mặt quan trọng về hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Ngân hàng chủ yếu tập trung vào những khách hàng truyền thống, làm ăn lớn

có hiệu quả nên việc thu nợ được đảm bảo. Có được kết quả thu nợ như trên là

một sự cố gắng lớn của Agribank Ba Hòn nhằm kịp thời thu hồi nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt được kết quả cao.

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Hình 4.4: Cơ cấu thu nợ theo thời gian của Chi nhánh năm 2010 – 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Tình hình thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013

Bảng 4.10: Doanh số thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh Ba Hòn qua 6 tháng

năm 2012và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 6T.13/6T.12 Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 64.460 88.154 23.694 36,76 Trung, dài hạn 48.802 86.054 37.252 76,33 DS thu nợ 113.262 174.208 60.946 53,81

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Ngân hàng đã cho vay đúng đối tượng, nguồn vốn kinh doanh đem lại

hiệu quả cao điều đó thể hiện qua doanh số thu nợ 6 tháng năm 2013 tiếp tục

Năm 2011 65,72% 34,28% Năm 2010 58,69% 41,31% Năm 2012 60,74% 39,26% Ngắn hạn Trung, dài hạn

tăng lên đến 53,81% so với 6 tháng năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do việc Chính phủ quyết định tăng lương cho công nhân viên chức (mức lương

tối thiểu tăng từ 730 nghìn đồng/tháng lên 830 nghìn đồng/tháng từ 01/5/2011

và việc thực hiện trợ cấp khó khăn cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ

cấp ưu đãi, người có công và hộ nghèo theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ) cũng phần nào cải thiện đời sống cho các đối tượng trên đã tạo điều kiện cho họ có khả năng chi trả những khoản

vay cho NH.

4.2.3.3. Phân tích tình hình thu n theo ngành kinh tế

a. Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 3 năm 2010- 2012

Qua bảng số liệu 4.11 dưới đây, cùng với sự tăng lên của doanh số cho

vay thì doanh số thu hồi nợ cũng tăng lên khá cao. Góp phần trong sự gia tăng đó phải nói đến ngành nông nghiệp, thương mại và dịch vụ và cho vay khác,

sau đây ta đi vào từng ngành.

Bảng 4.11: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 3 năm 2010-2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 52.294 94.528 112.853 42.234 80,76 18.325 19,39 Thuỷ, hải sản 11.724 9.988 11.849 (1.736) (14,81) 1.861 18,63 Tiểu thủ CN-XD 16.239 18.467 32.256 2.228 13,72 13.789 74,67 Th. nghiệp-DV 25.197 29.243 49.121 4.046 16,06 19.878 67,98 Cho vay khác 20.561 26.015 35.175 5.454 26,53 9.160 35,21 Tổng cộng 126.015 178.241 241.254 52.226 41,44 63.013 35,35

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Nông nghiệp

Như ta đã biết NH Agribank Ba Hòn tập trung chủ yếu là cho vay hỗ trợ

bên nông nghiệp, nông thôn vì vậy việc tập trung thu nợ ngành này là rất cần

thiết và thu nợ của NH đã đạt kết quả rất tốt trong năm 2011 doanh số thu nợ tăng lên 80,76% so với năm 2010. Nguyên nhân sản xuất nông nghiệp của tỉnh

cuốn lá, rầy nâu,… và lũ lụt nhưng nhờ thuận lợi về thị trường, giá cả, nhất là

giá lúa tăng cao, nhân dân phấn khởi mở rộng sản xuất, thâm canh tăng vụ và các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm: dịch cúm gia cầm, lở mồm lông móng,… đã được khống chế trên phạm vi cả nước.

Đến năm 2012 thu nợ tăng trưởng chậm lại 19,39% so với 2011 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế giá xuất khẩu nhiều mặt hàng nông - thủy sản sụt

giảm, đầu vào vật tư phục vụ sản xuất tăng cao, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển nên đã làm làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và

đời sống nhân dân địa phương. Tuy nhiên thu nợ của NH vẫn tăng trưởng

chính là nhờ vào phần lớn sự tận tụy làm việc của CBCNV toàn Chi nhánh.

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.5: Cơ cấu thu nợ theo ngành kinh tế của Chi nhánh năm 2010 – 2012

Thủy - hải sản

Dựa vào bảng số liệu 4.11 trang 41 ta thấy doanh số thu nợ của ngành thủy hải sản luôn biến động qua các năm. Cụ thể như sau:

Tình hình thu nợ năm 2011 so với 2010 giảm 14,81% do giá cả hàng hóa

tăng cao dẫn đến giá đầu vào của ngành như: xăng, dầu,… tăng nên hoạt động đánh bắt xa bờ không hiệu quả, sản xuất cá vẫn gặp khó khăn do giá không ổn định, đầu năm giá tăng cao nhưng từ giữa năm giá lại giảm gây tâm lý e ngại và chưa khuyến khích người nuôi mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích thả nuôi.

Năm 2010 41,50% 9,30% 12,89% 20,00% 16,32% Năm 2011 53,03% 5,60% 10,36% 16,41% 14,60% Năm 2012 46,78% 4,91% 13,37% 20,36% 14,58% Nông nghiệp Thuỷ, hải sản Tiểu thủ CN-XD Th. nghiệp-DV Cho vay khác

Phần diện tích nuôi công nghiệp, nuôi tôm sú bị ảnh hưởng rất nhiều từ dịch

bệnh: bệnh đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy,… do người nuôi tự phát đào ao mở rộng diện tích trong khi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức và

đầy đủ. Bên cạnh đó giá cả, lạm phát, mặt bằng lãi suất tăng cao so với chỉ số

lạm phát và tỉ suất lợi nhuận của người dân cũng như của doanh nghiệp làm cho việc trả nợ cho NH bị trễ và gặp nhiều khó khăn.

Sang năm 2012 mô hình nuôi tôm sú theo hướng thân thiện với môi trường tiếp tục phát triển tại các địa phương, nuôi tôm công nghiệp được đầu tư kỹ lưỡng mở rộng áp dụng ở huyện Giang Thành. Do thời tiết thuận lợi

cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất của NH cho ngư dân, người dân chuyển sang đóng tàu, thuyền có công suất lớn và các địa phương tổ chức khai thác

theo mô hình tổ, đội kết hợp nhằm tiết kiệm được chi phí nên sản lượng thuỷ

sản khai thác biển tăng khá, làm cho thu nhập tăng nhiều, nên doanh số thu nợ

của NH cao.

Ngành tiểu thủ công nghiệp – xây dựng

Nguyên nhân chuyển sang đầu tư sản xuất xi măng và sản xuất vật liệu

xây dựng vì đây là ngành nghề kinh doanh có hiệu quả, ít rủi ro và lợi nhuận tương đối cao.

Thương nghiệp – dịch vụ

Năm 2011 tăng 16,06% so với năm 2010 nguyên nhân do NH cho vay chủ yếu trong thời gian này việc cho vay đầu tư đổi xe ô tô chở khách, mua xe

tải và xây dựng khách sạn, nhà nghỉ ít hiệu quả, việc thu hồi vốn khó khăn,

NH hạn chế đầu tư kéo theo thu doanh số thu nợ có xu hướng giảm theo (xét

về tỷ trọng). Tuy nhiên sang năm 2012 việc làm ăn của người dân ngày càng tốt lên do chính sách kiềm chế lạm phát của NHNN hiệu quả. Việc thu hồi

những món nợ cũ ngân hàng đã tích cực trong công tác thu nợ làm tăng thu

cho đơn vị, đảm bảo đồng vốn được sử dụng hiệu quả. Quyết định chọn lựa

khách hàng rất kỹ trước khi tiến hành phát vay nên hiệu quả hoạt động của

khách hàng tốt, ngân hàng thu hồi nợ nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Thu khác

Thu nợ từ cho vay khác tăng dần qua các năm, làm cho cơ cấu thu nợ thay đổi cũng nhiều, mà chủ yếu là thu nợ từ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng

b. Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.12: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 6 tháng năm

2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 6T.13/6T.12 Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 50.986 66.001 15.015 29,45 Thuỷ, hải sản 5.951 10.746 4.795 80,57 Tiểu thủ CN-XD 15.034 23.249 8.215 54,64 Th. nghiệp-DV 22.235 32.561 10.326 46,44 Cho vay khác 19.056 41.651 22.595 118,57 Tổng cộng 113.262 174.208 60.946 53,81

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn

Nông nghiệp: NHNN tiếp tục có nhiều chính sách để hỗ trợ đối với khu

vực nông nghiệp nông thôn như hỗ trợ các ngành sản xuất, xuất khẩu cá, thủy

sản, lúa gạo, cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo,... từ đó sau khi nông dân thu

hoạch là có thể trực tiếp bán cho thương lái tại chỗ được giá cũng như không

cần bảo quản lâu dài gây ra thất thoát, giảm chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó địa phương tiếp tục giám sát chặt chẽ và phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả

dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; khuyến khích đầu tư cơ giới hóa trong sản

xuất, dịch bệnh gia súc gia cầm được kiểm soát, phòng trị kịp thời trên địa bàn huyện tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng, sản lượng cây trồng, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp

của địa phương từ đó làm cho việc thu nợ của NH dễ dàng hơn.

Thủy, hải sản: Vốn tín dụng cũng góp phần thúc đẩy phát triển thị trường phục vụ sản xuất, thúc đẩy hình thành phát triển các vùng sản xuất hàng hóa, khu chăn nuôi tập trung, vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh khai thác, đánh bắt xa bờ,… tình hình thời tiết, giá cả nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm khai thác tương đối ổn định, giúp ngư dân yên tâm bám biển, phát

triển thêm tàu thuyền. Ngư dân trả nợ đúng hạn cho nên công tác thu nợ của Ngân hàng được nhiều thuận lợi.

Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, thương ngiệp – dịch vụ và cho vay

khác thư nợ của NH tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt thư nợ cho vay khác đạt kết

chỉnh tăng từ 01/05/2011 góp phần giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống cho người dân.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn, tỉnh kiên giang (Trang 49)