So sánh về tình hình huy động vốn của ACB đối với Sacombank và

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 66)

và Vietcombank

a). Tình hình huy động vốn của Sacombank

Hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu; công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế; đầu tư chứng khoán; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

Năm 2010 tổng vốn huy động Sacombank (quy VND) đạt 126.203 tỷ đồng, tăng 39.868 tỷ đồng, tương ứng tăng 46,18% so với năm 2009. Năm 2011 huy động đạt 123.000 tỷ đồng, giảm 3.203 tỷ đồng tương ứng giảm 25,38%. Như vậy, theo đà phục hồi của nền kinh tế và sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng trong hai năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của năm 2010 ở mức khá cao và tương đương với năm 2009. Nguồn vốn huy động của Sacombank chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Năm 2010 Sacombank đã huy động từ khu vực này 103.804 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 82% trong tổng vốn huy động, tăng 25.307 tỷ đồng, tương ứng tăng 32,24% so với năm 2009. Huy động từ các tổ chức tín dụng trong năm 2010 chiếm 16,08% tổng vốn huy động tương đương 20.296 tỷ đồng, tăng đáng kể so với năm 2009. Đến 31/3/2011, số dư vốn huy động đạt 123.761 tỷ đồng, giảm 2.442 tỷ đồng, tương ứng giảm 1,93% so với thời điểm cuối năm 2010.

Nguyên nhân giảm là do bước sang quý 1/2011, tình hình lãi suất tăng cao, ít nhiều gây khó khăn đến hoạt động huy động vốn. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn huy động của Sacombank cũng có sự biến động: giảm các khoản tiền gửi và tiền vay các TCTD khác, tăng khoản huy động từ TCKT và khu vực dân cư. Đến

31/3/2011 tỷ trọng số dư huy động từ các nguồn như sau: huy động từ TCTD, NHNN và Chính phủ: 14,11%; huy động từ TCKT và dân cư: 84,04%; vốn ủy thác: 1,85%.

Thuận lợi của Sacombank: Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh từ việc hợp nhất 04 tổ chức tín dụng vào năm 1991.

Sacombank hiện là một trong những ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong khối ngân hàng TMCP ở Việt Nam, tính đến cuối năm 2011, với số vốn điều lệ khoảng 10.740 tỷ đồng. Lợi thế về năng lực tài chính mạnh cho phép Sacombank đáp ứng các quy định về an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng lớn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Sacombank trong việc đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin và mạng lưới chi nhánh trên toàn thế giới.

Hiện nay hệ thống Chi nhánh, Phòng giao dịch của Sacombank phủ khắp 45/63 tỉnh, thành cả nước; đồng thời Sacombank là ngân hàng tiên phong xây dựng chi nhánh ở nước ngoài (CN ở Lào, Chi nhánh ở Campuchia). Sacombank có trên 10.550 đại lý ở 311 ngân hàng của 81 quốc gia trên thế giới, điều này giúp cho các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và ngoại hối của Sacombank tiện ích hơn cho khách hàng. Với 366 điểm giao dịch (68 Chi nhánh/Sở Giao Dịch, 295 Phòng giao dịch và 01 Chi nhánh tại Lào, 01 Chi nhánh và 01 PGD tại Campuchia). Đây là một lợi thế cho Sacombank trong việc mở rộng và phát triển thị trường, tiếp cận khách hàng mới và triển khai các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ trên phạm vi cả nước.

Sacombank luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ và tiện ích mà Sacombank đã mang lại. Sacombank luôn biết kết hợp thế mạnh về mạng lưới hoạt động và công nghệ ngân hàng hiện đại bằng sự liên doanh, liên kết và tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các định chế tài chính nước ngoài như Dragon Financial Holdings Ltd và Ngân hàng ANZ đồng thời phát huy tối đa nội lực của mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đủ sức đương đầu với những thách thức và các đối thủ nước ngoài trong tiến trình hội nhập.

Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Hội đồng quản trị và Ban điều hành là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị tài chính – ngân hàng, có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố kinh nghiệm kinh doanh với kỹ năng quản lý ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế. Hiện nay số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học là 4.833 người chiếm 57,85% tổng số nhân viên. Trong đó có 2 nhân sự cao cấp từ Công ty Tài chính Quốc tế IFC và Ngân hàng ANZ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Đội ngũ nhân sự trẻ, được đào tạo bài bản, giàu nhiệt huyết và gắn bó với sự phát triển của Sacombank, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn tốt, có thái độ phục vụ khách hàng tận tâm, nhiệt tình, chuyên nghiệp.

Sacombank rất giàu kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, tín dụng thương mại quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý quỹ, môi giới tiền tệ, quản lý rủi ro.

Các giải thưởng đạt được: “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2009 – 2011”, “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2009”, “Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam 2010 – 2011”,….do các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn như: Global Finance, The Asset, The Asian Banker, Tổ chức thẻ quốc tế Visa….

Khó khăn của Sacombank: Kết quả chưa đạt được như kỳ vọng và đây là những bất cập còn tồn tại trong quá trình phát triển giai đoạn qua. Sacombank đã nhận thức, đây chính là những thách thức mà các đơn vị trong toàn hệ thống phải ra sức nỗ lực vượt qua nhằm đạt được những thành quả trọn vẹn hơn trong giai đoạn phát triển sắp tới.

Sự chuẩn bị các yếu tố về hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực chưa theo kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng, mạng lưới ngân hàng chưa phủ rộng khắp tất cả các tỉnh thành trong cả nước.

Sản phẩm dịch vụ chưa xuất phát từ nhu cầu cũng như chưa mang tính đột phá để hướng dẫn nhu cầu từ khách hàng. Công tác nghiên cứu thị trường và đánh giá hiệu quả sản phẩm dịch vụ chưa đồng bộ; cộng thêm hạ tầng công nghệ

thông tin và công tác đào tạo nhân sự chưa hỗ trợ cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có tính hiện đại.

Ngân hàng trực tuyến - những tiện ích của dịch vụ này còn nhiều hạn chế, chỉ cho phép xem số dư tài khoản và thông tin giao dịch, chưa thể thanh toán hoá đơn trên web.

Năm 2011 tình hình tài chính của Sacombank bất ổn. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 của Sacombank là 2.740 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2010. Nhưng so với các ngân hàng khác, doanh thu của Sacombank chỉ xếp hàng dưới. Không chỉ doanh thu hoạt động kinh doanh mà vấn đề tỷ trọng các lĩnh vực kinh doanh của Sacombank cũng bộc lộ nhiều hạn chế.

Tính đến ngày 31/12/2011 Sacombank đầu tư 24.368 tỷ đồng vào cổ phiếu, chiếm 17,3% tổng tài sản. Giá trị đầu tư chứng khoán của Sacombank tăng khoảng 3.250 tỷ đồng và tỷ lệ đầu tư chứng khoán/tổng tài sản cũng cao hơn mức 14,8% của cùng kì năm 2010. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh cốt lõi là cho vay khách hàng chỉ tăng khoảng 1.000 tỷ đồng (tương đương 1,28%), đạt gần 77.670 tỷ đồng.

Không chỉ có chứng khoán, mảng kinh doanh bất động sản hay sản xuất và kinh doanh vàng miếng của Sacombank cũng lao đao. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) là 80,2 tỷ đồng, chỉ bằng 16% so với 485,5 tỷ đồng của năm trước.

Khủng hoảng cơ cấu cổ đông, đến đầu tháng 1/2012, Ngân hàng ANZ tuyên bố hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ 9,6% vốn tại Sacombank cho Eximbank, nâng tỷ lệ cổ phần của Eximbank tại Sacombank lên 9,73%. Rõ ràng, những động thái liên tiếp của các nhà đầu tư lớn khiến dấy lên mối nghi ngờ Sacombank đang khủng hoảng về mặt cơ cấu cổ đông và đứng trước nguy cơ bị thâu tóm.

Tái cơ cấu bộ máy quản trị, sát nhập là vấn đề đang được nhắc nhiều đến trong thời gian qua, gây tâm lí không tốt đối với khách hàng.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Huy động vốn năm 2010 từ nền kinh tế đạt 208.320 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2009, đạt mức kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao. Tính đến ngày 31/12/2011, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 241.700 tỷ đồng, tăng cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của toàn ngành. Đặc biệt, huy động vốn từ dân cư đạt 121.587 tỷ đồng, tăng 23,0%, chiếm tỷ trọng 50,4% huy động vốn từ nền kinh tế. Điều này thể hiện sự thừa nhận của xã hội đối với uy tín và thương hiệu của Vietcombank. Huy động vốn từ TCKT đạt 120.113 tỷ đồng, tăng 9,7% và đạt 90,3% kế hoạch năm. Huy động từ thị trường liên ngân hàng đạt 86.829 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cuối năm 2010.

Năm 2011, công tác huy động vốn của Vietcombank đặc biệt khó khăn do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn do sự cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác.

Trước diễn biến phức tạp của thị trường, Ban lãnh đạo Vietcombank đã xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Vietcombank một mặt tuân thủ các quy định của NHNN mặt khác đã linh hoạt đưa ra các giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn như tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động,… Bên cạnh đó, Vietcombank còn chủ động huy động vốn từ nước ngoài, tham gia tích cực các hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng.

Thuận lợi của Vietcombank: Ngân hàng TMCP Vietcombank chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá.

Trải qua 51 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.

Vietcombank hiện có khoảng 11.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 74 chi nhánh và gần 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của hơn 5,2 triệu khách hàng cá nhân trong và ngoài nước.

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để Vietcombank xứng đáng với vị thế là “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”.

Các giải thưởng đạt được: “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam về Tài trợ thương mại năm 2009”, 06 giải thưởng quan trọng trên các lĩnh vực kinh doanh

ngoại tệ, quản lý tiền mặt và giao dịch điện tử năm 2009, “Thương hiệu Chứng khoán uy tín 2009” và “Top 20 Doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam”, “Nhà hoạt động kinh tế đối ngoại tiêu biểu năm 2009”, “Thương hiệu Kinh tế đối ngoại uy tín năm 2009”, “Ngân hàng nội địa cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2010 - 2011”, “Thương hiệu bền vững toàn quốc năm 2010”, “Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam 2011”, “Phát triển tài năng và lãnh đạo năm 2011”,… do tạp chí Trade Finance Magazine (TFM), tạp chí Asiamoney, The Asian Banker,… bình chọn.

Khó khăn của Vietcombank: Chính sách quản lí về thị trường tài chính thay đổi liên tục, chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng như: chính sách về quản lí ngoại hối, quy định lãi suất, kinh doanh vàng, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng,…

Áp lực huy động vốn của các ngân hàng ngày một gia tăng trước sức hút của các kênh đầu tư khác và lo ngại về lạm phát nên dù tăng lãi suất, các ngân hàng cũng chỉ huy động được kỳ hạn ngắn ngày và khó có thể cân đối được nguồn vốn huy động và cho vay.

Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng hiện nay còn rất thấp, vẫn còn cách biệt rất lớn so với mức vốn của một ngân hàng, một tập đoàn tài chính ở mức trung bình của nước ngoài.

Hệ số an toàn (CAR) chưa cao, năm 2009 có lúc ngân hàng Vietcombank có hệ số an toàn dưới mức quy định là 8%, hệ số an toàn của Vietcombank chỉ có 9,5% cao hơn 0,5% so với quy định của NHNN năm 2010 là 9%. Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank cao, dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu với 3,92% quý III năm 2011.

Hiện nay, Vietcombank rất quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập do quy mô vốn của ngân hàng chưa cao, chi phí đầu tư hiện đại hóa công nghệ cao, khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng còn hạn chế nên dẫn đến lãng phí, khai thác không hết tính năng của công nghệ mới. Điển hình là hệ thống giao dịch tự động – ATM, sau một thời gian triển khai thực hiện vẫn chưa hết những bất cập, chưa có sự kết nối trong toàn hệ thống ngân

hàng để có thể giảm chi phí đầu tư và đảm bảo hiệu quả giao dịch cho khách

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)