Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 50)

Bảng 6: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA ACB CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2009 – 2011

ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 Tổng nguồn vốn Tr.đ 1.039.207 1.257.775 1.342.605 Vốn huy động Tr.đ 1.032.290 1.251.274 1.336.663 Vốn huy động có kỳ hạn Tr.đ 945.542 1.164.223 1.276.415 Dư nợ Tr.đ 1.017.222 1.274.789 1.122.075 Vốn HĐ/Tổng nguồn vốn % 99,33 99,48 99,56 Vốn HĐ có kỳ hạn/Tổng vốn HĐ % 91,60 93,04 95,49 Dư nợ/Tổng vốn huy động (HĐ) % 98,54 101,88 83,95

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ)

4.1.4.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Theo bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng ta thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn có xu hướng tăng đều qua 3 năm, cụ thể năm 2009 chiếm 99,33%; năm 2010 chiếm 99,48%; đến năm 2011 chiếm 99,56%. Thông thường một ngân hàng hoạt động tốt khi tỷ số này đạt mức từ 80% đến 90% trong tổng nguồn vốn sử dụng tại ngân hàng. Với kết quả đạt được trong 3 năm qua cho thấy hoạt động huy động vốn của ACB chi nhánh Cần Thơ 3 năm qua đạt hiệu quả rất tốt cần duy trì và phát huy hơn nữa nghiệp vụ huy động vốn nhằm giảm lượng vốn điều chuyển từ ACB Hội sở, để dần dần có thể tự cân đối vốn cho chi nhánh.

4.1.4.2. Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này thể hiện tính ổn định của vốn huy động tại một tổ chức tín dụng, nếu tỷ lệ này quá lớn thì nó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng nhưng nếu tỷ lệ này quá thấp thì ngân sẽ không thể chủ động cho vay. Với loại vốn huy động có kỳ hạn thì ngân hàng có thể an tâm cho vay vốn khoảng 80% nguồn vốn này, vì thực tế ít gặp trường hợp khách hàng rút tiền trước hạn.

Tại ACB chi nhánh Cần Thơ chỉ tiêu này đạt được qua các năm như sau: năm 2009 chỉ tiêu này là 91,60%, năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên 93,04%, đến

năm 2011 là 95,49%. Ta thấy tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động tăng dần qua 3 năm và luôn ở mức cao. Vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này làm cho chi phí trả lãi vay của ngân hàng tăng lên và đồng thời làm lợi nhuận cũng giảm xuống. Tuy nhiên lợi nhuận qua các năm của ngân hàng vẫn dương. Ta nhận thấy tỷ trọng của loại vốn này cao trên 90% giúp ngân hàng chủ động trong việc cho vay, nhưng lượng tiền có kỳ hạn này trong những năm qua chủ yếu nhờ vào tiền gửi ngắn hạn của dân cư và của các doanh nghiệp để thanh toán hợp đồng, hưởng lãi suất cao hơn, tránh rủi ro trong sự biến động liên tục của nên kinh tế trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Vì vậy ngân hàng cần có kế hoạch trong việc huy động nguồn vốn dài hạn nhằm tránh tình trạng khách hàng rút tiền sớm, ổn định nguồn vốn cho vay tại ngân hàng, các khoản vay có lượng vốn lớn.

4.1.4.3. Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động, khả năng huy động vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt. Nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu nhỏ hơn 100% thì vốn huy động vẫn còn thừa.

Qua bảng trên, ta nhận thấy dư nợ trên tổng vốn huy động biến động tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2009 dư nợ trên tổng vốn huy động biến động chiếm 98,54%, đến năm 2010 tăng lên cao với tỷ lệ 101,88%. Nguyên nhân là do năm 2009 – 2010 kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. GDP cả năm 2009 là 5,2%, năm 2010 tăng 6,7%. Chính phủ đã thực hiện gói kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình với nhiều giải pháp thích ứng như giảm lãi suất cơ bản, hỗ trợ lãi suất vay vốn lưu động 4%/năm, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giãn thời gian nộp thuế…

Giai đoạn này, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ cần rất nhiều vốn để phát triển đầu tư, sản xuất kinh doanh. Vì vậy, giai đoạn này nguồn vốn huy động tại chi nhánh gần như đã cho các doanh nghiệp vay hết để đáp ứng hết

nhu cầu của các doanh nghiệp. Do đó, năm 2009 – 2010 tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động luôn chiếm tỷ lệ cao lần lược là 98,54% và 101,88%. Đã có nhiều thời điểm trong năm 2009 các NHTM đã bước vào “cuộc đua lãi suất” để đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, năm 2010 tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động vượt 100% là 101,88%, tỷ lệ vượt chỉ 1,88%. Vì thế nguồn vốn cần để cho vay không lớn, ngân hàng phải sử dụng thêm phần vốn điều chuyển từ hội sở, lợi nhuận giữ lại,… mới có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, năm 2011 tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động lại giảm còn 83,95%. Nguyên nhân chủ yếu là năm 2011 vừa qua là năm mà nền kinh tế diễn biến rất phức tạp với khủng hoảng tiền tệ, nợ công, giá vàng tăng giảm mạnh, lạm phát ở mức cao 18,12%, tổng sản phẩm quốc nội cả năm ước đạt 5,8%, đồng tiền mất giá, thị trường bất động sản vẫn “đóng băng” …Vì thế năm 2011 là một năm đầy khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng. Năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, các dự án sản xuất kinh doanh không khả thi, lãi suất tín dụng cao,…. Vì thế, khả năng tiếp cận và vay được vốn tại ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ là không cao. Do đó, nguồn vốn huy động bị dư thừa nhưng chủ yếu là thừa vốn ngắn hạn. Qua đó, ta thấy công tác huy động vốn của ACB chi nhánh Cần Thơ chưa thật sự tốt lắm.

Với khoản vốn ngắn hạn thừa ngân hàng có thể tránh được rủi ro thanh khoản khi khách hàng có nhu cầu rút tiền đột xuất, đảm bảo thực hiện các dịch vụ của ngân hàng, nó cho phép ngân hàng dễ dàng chuyển đổi một phần nguồn vốn này để cho vay trung, dài hạn, tạo điều kiện cho ngân hàng thay đổi kết cấu dư nợ, phục vụ nhu cầu của tất cả các thành phần kinh tế. Phần dư nguồn vốn ngắn hạn không sử dụng hết đều được chi nhánh ACB Cần Thơ gửi tại các ngân hàng khác có lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 50)