Phân tích tình hình huy động vốn phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 44)

Nếu như vấn đề hàng ngày của khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hàng ngày của khối ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực hiện vay trò là trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và

cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn.

Đối với ACB chi nhánh Cần Thơ, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do đó chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Nhờ vậy trong thời gian qua công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả như sau:

Bảng 4: HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA ACB CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2009 – 2011

ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 2010 2011 Chênh lệch 2009/2010 Chênh lệch 2010/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % TGTK dân cư 833.123 80,71 1.126.041 89,99 1.287.648 96,33 292.918 35,16 161.607 14,35 Tiền gửi TCKT 199.167 19,29 125.233 10,01 49.015 3,67 (73.934) (37,12) (76.218) (60,86) Tổng 1.032.290 100 1.251.274 100 1.336.663 100 218.984 21,21 85.389 6,82

Triệu đồng 49,015 125,233 199,167 1,287,648 1,126,041 833,123 1,336,663 1,251,274 1,032,290 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 2009 2010 2011 Năm

Tiền gửi của TCKT TGTK của dân cư Tổng cộng

Hình 4: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA ACB CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2009 - 2011

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ)

Tiền gửi của tổ chức kinh tế: Đối với loại tiền gửi này, khách hàng gửi tiền là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong thành phố Cần Thơ. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn tiền vốn và nhận được các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng, hoặc khi khách hàng có lượng tiền tạm thời nhàn rỗi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lợi.

Tuỳ vào mục đích gửi tiền mà khách hàng sẽ chọn hình thức gửi tiền không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn. Qua 3 năm nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đều giảm. Năm 2009 đạt 199.167 triệu đồng, năm 2010 chỉ đạt 125.233 triệu đồng giảm 73.934 triệu đồng tương đương 37,12% so với năm 2009. Đến năm 2011 giảm mạnh chỉ đạt 49.015 triệu đồng giảm 76.218 triệu đồng tương ứng 60,86% so với năm 2010. Nguồn huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm là do giai đoạn này chịu ảnh hưởng chung của cuộc suy thoái kinh tế kéo dài, hầu hết các tổ chức kinh tế trên địa bàn đều gặp khó khăn về vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động cằm chừng hoặc thu nhỏ quy mô hoạt động hoạt động chờ dấu hiệu thị trường khởi sắc trở lại, ít có hợp đồng kinh doanh,…tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu là để thanh toán và bảo đảm an toàn tài sản.

Tiền gửi của cá nhân: Đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền chủ yếu là các tầng lớp dân cư trong thành phố, cá nhân gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi và nhận được những tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Doanh số huy động của thành phần này qua 3 năm đều tăng. Năm 2009 huy động đạt 833.123 triệu đồng, năm 2010 đạt 1.126.041 triệu đồng tăng 292.918 triệu đồng tương đương 35,16% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 1.287.648 triệu đồng tăng 161.607 triệu đồng tương đương 14,35% so với năm 2010. Doanh số huy động từ nguồn vốn cá nhân luôn tăng trong 3 năm qua. Trên thị trường lãi suất huy động tăng dần qua các năm, thị trường bất động sản đóng băng khiến người dân không đầu tư vào nó nữa mà quan tâm hơn đến gửi tiền vào ngân hàng để hửơng lãi suất cao. Thêm vào đó, thị trường vàng cũng có những biến động bất thường, giá vàng biến động liên tục và luôn ở mức cao làm cho tâm lí người dân e ngại sợ nhiều rủi ro. Chính vì lí do đó đã làm cho nguồn vốn huy động từ cá nhân tăng lên.

Tóm lại, Trong thời gian qua nhìn chung tổng doanh số huy động theo thành phần kinh tế của chi nhánh tăng lên qua 3 năm: Năm 2009 huy động đạt 1.032.290 triệu đồng, năm 2010 đạt 1.251.274 triệu đồng tăng 218.984 triệu đồng tương đương 21,21% so với năm 2009. Năm 2011 huy động đạt 1.336.663 triệu đồng tăng 85.389 triệu đồng tương đương 6,82% so với năm 2010. Nhưng đây là con số tăng trưởng huy động chưa ấn tượng lắm. Nhiệm vụ đặt ra cho chi nhánh là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế để thu hút khách hàng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhằm mục đích tạo nguồn vốn tiền gửi và thu phí dịch vụ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)