Phân tích yếu tố tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 55)

Tỷ giá hối đoái qua các năm có sự biến động liên tục theo từng ngày, nhưng để thuận tiện trong việc phân tích tỷ giá hối đoái được xác định tại thời điểm cuối cùng của mỗi tháng.

Bảng 8: TỶ GIÁ USD/VND CỦA ACB CẦN THƠ NĂM 2009 – 2011 ĐVT: VND Tháng 2009 2010 2011 1 17.487 18.479 19.490 2 17.481 19.070 20.870 3 17.740 19.070 20.900 4 17.784 18.900 20.580 5 17.787 18.940 20.500 6 17.801 19.040 20.540 7 17.815 19.095 20.540 8 17.823 19.450 20.810 9 17.841 19.480 20.810 10 17.861 19.490 20.989 11 17.485 19.490 20.990 12 17.479 19.490 21.015 Tỷ giá BQ 17,699 19,166 20,670

(Nguồn: Trích từ biểu đồ tỷ giá USD/VND của ACB)

USD/VND 15,000 16,000 17,000 18,000 19,000 20,000 21,000 22,000 23,000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng 2009 2010 2011

Hình 6: BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND QUA 3 NĂM 2009 – 2011

Ta thấy tỷ giá bình quân trong năm 2009 – 2011 biến động theo chiều hướng tăng dần qua các tháng cụ thể là năm 2009 tỷ giá USD/VND bình quân là 17.699 đồng đến năm 2010 tỷ giá USD/VND bình quân là 19.166 đồng. Trong năm 2011 tỷ giá USD/VND bình quân tăng lên 20.670 đồng đến cuối năm tỷ giá USD/VND là 16.061 đồng. Trong năm 2009 – 2011 tỷ giá biến động bất thường, tỷ giá biến động tăng không đều theo từng tháng, lại có lúc giảm xuống. Cụ thể đầu năm 2009 tỷ giá là 17.487 đồng nhưng cuối năm lại giảm xuống còn 17.479 đồng (tỷ giá giảm trong tháng 2, tháng 11 và tháng 12). Năm 2010, đầu năm tỷ giá là 18.479 đồng đến cuối năm tăng lên là 19.490 đồng và giảm ở tháng 4 là 18.900 đồng, tháng 5 là 18,940 đồng so với tháng 3 là 19.070 đồng. Đầu năm 2011 tỷ giá là 19.490 đồng đến cuối năm tăng lên là 21.015 đồng. Nhưng lại có sự biến động ở tháng 4, tháng 5, tháng 6 và tháng 7 khi tỷ giá những tháng này giảm so với tháng 3 là 20.900 đồng. Sự biến động của tỷ giá không những ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ mà còn ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động bằng nội tệ. Khi tỷ giá USD/VND tăng cao thì người dân có xu hướng đổi VND sang USD để gửi tiết kiệm. Thế nhưng nhìn vào bảng 5 ta thấy lượng tiền huy động bằng VND qua 3 năm đều tăng, nếu xét theo sự biến động tăng của tỷ giá thì ta nhận thấy không phù hợp. Để giải thích cho việc này ta thấy trong những năm qua Ngân hàng Nhà nước đã chủ trương điều hành lãi suất theo hướng không có lợi cho người gửi USD để hấp dẫn người dân giữ VND. Mỗi khi lãi USD tăng thì các ngân hàng thương mại cũng tăng lãi suất VND sao cho lãi suất VND luôn cao hơn lãi suất USD để người dân không cảm thấy bị thiệt khi giữ VND.

Còn đối với tiền gửi bằng USD ta thấy trong 2 năm 2009, năm 2010 lượng tiền huy động này tăng nhưng trong năm 2011 thì lượng vốn huy động lại giảm. Do kinh tế năm 2009 – 2010 đang trong giai đoạn phục hồi, hoạt động đầu tư sản xuất được nhà nước khuyết khích phát triển đặc biệt là hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Nhà nước đã có chính sách cung cấp gói kích cầu: hỗ trợ vốn, miễn thuế, giảm thuế, phí, giãn thuế,…tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh tăng nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước làm tăng khả năng huy động vốn bằng ngoại tệ của ngân hàng. Nhưng trong năm 2011 thì tình

hình kinh tế diễn biến xấu nghiêm trọng: khủng hoảng tiền tệ, nợ công, lạm phát cao 18,12%, lãi suất cao, 50.000 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản,…. Vì thế, nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, kiềm chế nhập siêu… và đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết 11 nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát,…

Chính vì thế mà hoạt động xuất khẩu trong năm trầm lắng, nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước sụt giảm, 50.000 doanh nghiệp phá sản,… đã làm cho tình hình huy động ngoại tệ tại ngân hàng gặp không ít khó khăn, chỉ số huy động sụt giảm. Mặc dù lãi suất có lợi cho khách hàng gửi bằng VND nhưng lượng tiền này tăng là do quá trình hội nhập việc xuất nhập khẩu trong nước đẩy mạnh đã làm cho lượng USD chảy vào trong địa bàn tỉnh ngày một lớn. Thu ngoại tệ của các doanh nghiệp trong nước dồi dào nên lượng tiền nhàn rỗi này của các doanh nghiệp được gửi vào ngân hàng để đảm bảo cho việc thanh toán hợp đồng nhập khẩu cũng như tìm kiếm lợi nhuận từ khoản tiền nhàn rỗi này. Bên cạnh đó chính sách thu hút tiền gửi của ngân hàng cũng hấp dẫn đối với người gửi tiền, cụ thể: Ngoài lãi suất tăng thêm, khách hàng còn được cộng thêm lãi suất thưởng từ 1% đến 1,8%/năm khi gửi tiền từ 1 tỷ đến 20 tỷ VND cho một thẻ tiết kiệm. Đặc biệt khách hàng có lượng tiền từ 20 tỷ VND trở lên thì được cộng thêm suất thưởng là 2,0%/năm đối với VND. Chính điều này đã góp thêm một phần nguyên nhân làm tăng nguồn vốn huy động bằng VND trong những năm qua.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)