Tâm lí nắm giữ tiền mặt của khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 62)

Yếu tố tâm lí nắm giữ tiền mặt của khách hàng ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng. Theo số liệu của Thạc sĩ Trần Trọng Quốc Khanh Giám đốc trung tâm vàng ACB công bố tại hội thảo vàng do Ngân hàng Công thương tổ chức ngày 15/3/2011 cho thấy người dân đang giữ khoảng 500 tấn vàng, tương đương 20 tỷ USD. Tâm lý mua vàng tích trữ đề phòng giá cả biến động đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành thói quen của người dân. Mặt khác trong nhiều năm qua chính sách quản lý vàng của nhà nước tương đối thông thoáng, việc mua bán vàng miếng, nữ trang khá thuận lợi, càng tăng thêm tâm lý muốn giữ vàng của người dân.

Ta nhận thấy thói quen của người dân Việt Nam khi sử dụng tiền mặt trong thanh toán chưa thể thay đổi được một mặt do các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam chưa thực sự tiện ích và chưa tiếp cận được mọi người dân. Đại đa số công chúng Việt Nam chưa sử dụng nên chưa biết được các tiện ích của dịch vụ ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng (nhất là dịch vụ thẻ thanh toán) chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn với các loại hình kinh doanh chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, các hãng sản xuất lớn…nên còn xa lạ với số đông người Việt Nam. Các cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhiều khi cũng có ý muốn thu tiền mặt cho nhanh, gọn, tránh sự kiểm soát của nhà nước, vì vậy hiện nay thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm đến trên 30 % trong bán buôn và 95% trong bán lẻ ở Việt Nam…

Trong buổi giao lưu trực tuyến do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 8/6/2009, TS. Dương Hồng Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, theo thống kê, khoảng 80% giao dịch qua ATM là để rút tiền mặt. Theo người dân phản ánh, việc thanh toán tiền mua hàng, trả phí dịch vụ qua máy POS còn rất hạn chế vì không có đủ máy quét cho nhiều loại thẻ của nhiều ngân hàng. Để trả tiền mua hàng, khách hàng phải rút tiền mặt từ máy ATM lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị. Hệ thống POS lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị của các ngân hàng hiện nay chưa được kết nối với các hệ thống của ngân hàng khác, dẫn đến ít tiện ích cho các thẻ ATM nội địa của các ngân hàng Việt Nam.

Một nguyên nhân nữa cũng khiến cho người dân ít quan tâm tới các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là người dân phải công khai thu nhập của mình qua việc phải mở tài khoản tại ngân hàng. Tâm lý e ngại sợ người khác biết thu nhập cùng với việc các thủ tục giao dịch ngân hàng còn rườm rà, chưa thuận tiện cho khách hàng, phong cách phục vụ mang tính quan liêu hành chính, thiếu sự đề cao khách hàng ở một số ngân hàng thương mại cũng trở thành rào cản hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của bộ phận dân cư người dân Việt Nam hiện nay. Qua khảo sát cho thấy tỷ lệ tiết kiệm qua ngân hàng trong tổng tiết kiệm của nền kinh tế đạt khoảng 30%, số còn lại đang nằm trong dân cư dưới dạng vàng, ngoại tệ, nhà đất, tiền mặt. Những nguyên nhân như lòng tin, lạm phát, lãi suất, công cụ huy động vốn, thời gian làm việc, mức độ cạnh tranh…cũng khiến cho nhiều tầng lớp dân cư không muốn gửi tiền vào ngân hàng.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ chỉ có 9 máy rút tiền tự động và việc chấp nhận thanh toán qua thẻ ở địa bàn thành phố còn chưa được phổ biến. Điều này làm cho khách hàng không thích gửi tiền vào ngân hàng vì khi cần sử dụng tiền mắt thì việc rút tiền mất nhiều thời gian. Vì thế, ngân hàng cần mở rộng hơn nữa hệ thống ATM để thuận tiện hơn cho người dân trong việc thanh toán, giúp tăng lượng vốn huy động của ngân hàng.

4.2.5. Phân tích sự biến động giá vàng

Ở nước ta, người dân có thói quen mua vàng để cất trữ, định giá, thanh toán. Thời gian gần đây, giá vàng biến động lớn, tách rời giá trị, đầu cơ gia tăng, việc lưu thông vàng, huy động và cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Trên thị trường tài chính, vàng và USD trong nửa cuối năm 2009 đều tăng giá rất nhanh. Tháng 11 - đầu tháng 12/2009, giá vàng trong nước và quốc tế liên tục phá kỷ lục khi tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường tự do lên tới 19.850 VNĐ/USD. Trong thời điểm cuối năm, đây vẫn là hai vấn đề nổi bật số 1 và thường trực nguy cơ biến động mạnh. Diễn biến giá vàng, USD trên thị trường tự do đều vượt xa mọi dự báo. Sang năm 2010, giá vàng đứng ở mức cao trong 6 tháng đầu năm và sau đó đã giảm dần khi nguồn vốn chuyển hướng sang đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Đến năm 2011, thị trường vàng được rất nhiều nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng đặc biệt quan tâm. Có lúc giá vàng thay đổi 42 lần trong một tháng, giá vàng chạm ngưỡng 48/triệu đồng lượng. Giá vàng tăng giảm bất thường đã làm cho tâm lý người dân bất ổn trong việc dự trữ loại tiền tệ đặc biệt này. Năm 2011 được xem là năm thị trường vàng liên tiếp lập kỷ lục về giá. Đỉnh điểm của cơn sốt giá vàng phải kể đến ngày 22/8, giá lập kỷ lục 49 triệu đồng/lượng. Năm 2011 cũng ghi nhận hoạt động thao túng thị trường của giới đầu cơ, điển hình là việc giá vàng SJC (thương hiệu chiếm hơn 90% thị phần), có lúc đắt hơn thế giới gần 5 triệu đồng/lượng.

Việc giá vàng biến động mạnh bất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ. Giá vàng biến động đã làm khách hàng e ngại, bất ổn, sợ rủi ro biến động giá,…khi gửi vàng tại ngân hàng. Sự biến động bất thường khiến người dân không thể dự đoán được xu hướng biến động của giá vàng trong tương lai nên họ thích dự trữ vàng tại nhà mà không muốn gửi vào ngân hàng. Ngoài ra, chính sách thắt chặt tín dụng của chính phủ vào năm 2010, hoạt động kinh doanh liên quan đến vàng bị thu hẹp và hạn chế bởi quy định của nhà nước nên ACB đã đóng cửa các sàn giao dịch vàng, các sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao, nhất là sản

phẩm thay thế cho sản phẩm đầu tư vàng, không thể triển khai do các quy định pháp lý nên không thực hiện được kế hoạch đẩy nhanh nguồn thu từ phí. Vì vậy, ACB chi nhánh Cần Thơ cần đề ra những chiến lược phù hợp để ứng phó trước những biến động trên.

Trước tình hình biến động bất thường của giá vàng như thế đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn, cũng như lợi nhuận của ngân hàng ACB nói chung và ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Vì thế, ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ đã đề ra nhiều chiến lược huy động chứng chỉ vàng với nhiều ưu đãi hấp dẫn: lãi suất cạnh tranh, lãi suất thưởng, nhiều chương trình khuyến mãi chăm sóc khách hàng rất thu hút nhằm kích thích khách hàng gửi vàng vào ngân hàng hoặc sử dụng các dịch vụ kinh doanh vàng do ACB cung cấp. Cụ thể, Từ ngày 31/10/2011 ACB thực hiện chương trình “Ngày Vàng ACB” đối với loại vàng SJC và vàng ACB khi khách hàng mua chứng chỉ huy động vàng có mệnh giá từ 10 lượng trở lên. Áp dụng với tài khoản Chứng Chỉ Huy Động Vàng truyền thống mở mới kỳ hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, tài khoản Chứng Chỉ Huy Động - Kèm quyền chọn mở mới kỳ hạn quyền chọn từ 01 tháng đến 03 tháng (chỉ áp dụng cho kỳ hạn quyền chọn đầu tiên), tài khoản tham gia chương trình “Ngày Vàng ACB” được tham gia chương trình “Đón Giáng Sinh, Mừng Năm Mới Cùng ACB”. Lãi suất cho kỳ hạn và kỳ hạn quyền chọn từ 1 đến 3 tháng là 3%/năm (lãi suất áp dụng đã bao gồm lãi suất thưởng bậc thang) nhưng khách hàng tham gia chương trình không được rút trước hạn. Ngoài ra, đến ACB gửi tiết kiệm, mua Chứng chỉ huy động vàng để tận hưởng không khí vui tươi tưng bừng của mùa “Giáng Sinh & Năm Mới” với hình thức quay số trúng thưởng với gần 3000 phần quà có giá trị. Từ ngày 17/10/2011, ngân hàng Á Châu (ACB) triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng với tên gọi “Đón giáng sinh – Mừng năm mới cùng ACB”. Căn cứ vào mức gửi hoặc mệnh giá gọi chung là mức gửi, kỳ hạn gửi bằng VND, USD, EUR, Vàng khách hàng được cấp 1 mã số dự thưởng. Đối với vàng SJC và vàng ACB, khách hàng mua chứng chỉ huy động vàng kỳ hạn 1 tháng tối thiểu 10 chỉ, kỳ hạn 2 tháng 8 chỉ, kỳ hạn 3 – 36 tháng 5 chỉ khách hàng sẽ nhận được 1 mã số dự thưởng để có cơ hội tham gia vòng quay số may mắn với 3 đợt quay số để

trúng 1 giải thưởng đặc biệt là 1kg vàng, giải nhất là một xe máy Honda Vision và nhiều giải thưởng hấp dẫn khác.

4.2.6. So sánh về tình hình huy động vốn của ACB đối với Sacombank và Vietcombank và Vietcombank

a). Tình hình huy động vốn của Sacombank

Hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu; công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế; đầu tư chứng khoán; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

Năm 2010 tổng vốn huy động Sacombank (quy VND) đạt 126.203 tỷ đồng, tăng 39.868 tỷ đồng, tương ứng tăng 46,18% so với năm 2009. Năm 2011 huy động đạt 123.000 tỷ đồng, giảm 3.203 tỷ đồng tương ứng giảm 25,38%. Như vậy, theo đà phục hồi của nền kinh tế và sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng trong hai năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của năm 2010 ở mức khá cao và tương đương với năm 2009. Nguồn vốn huy động của Sacombank chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Năm 2010 Sacombank đã huy động từ khu vực này 103.804 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 82% trong tổng vốn huy động, tăng 25.307 tỷ đồng, tương ứng tăng 32,24% so với năm 2009. Huy động từ các tổ chức tín dụng trong năm 2010 chiếm 16,08% tổng vốn huy động tương đương 20.296 tỷ đồng, tăng đáng kể so với năm 2009. Đến 31/3/2011, số dư vốn huy động đạt 123.761 tỷ đồng, giảm 2.442 tỷ đồng, tương ứng giảm 1,93% so với thời điểm cuối năm 2010.

Nguyên nhân giảm là do bước sang quý 1/2011, tình hình lãi suất tăng cao, ít nhiều gây khó khăn đến hoạt động huy động vốn. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn huy động của Sacombank cũng có sự biến động: giảm các khoản tiền gửi và tiền vay các TCTD khác, tăng khoản huy động từ TCKT và khu vực dân cư. Đến

31/3/2011 tỷ trọng số dư huy động từ các nguồn như sau: huy động từ TCTD, NHNN và Chính phủ: 14,11%; huy động từ TCKT và dân cư: 84,04%; vốn ủy thác: 1,85%.

Thuận lợi của Sacombank: Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh từ việc hợp nhất 04 tổ chức tín dụng vào năm 1991.

Sacombank hiện là một trong những ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong khối ngân hàng TMCP ở Việt Nam, tính đến cuối năm 2011, với số vốn điều lệ khoảng 10.740 tỷ đồng. Lợi thế về năng lực tài chính mạnh cho phép Sacombank đáp ứng các quy định về an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng lớn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Sacombank trong việc đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin và mạng lưới chi nhánh trên toàn thế giới.

Hiện nay hệ thống Chi nhánh, Phòng giao dịch của Sacombank phủ khắp 45/63 tỉnh, thành cả nước; đồng thời Sacombank là ngân hàng tiên phong xây dựng chi nhánh ở nước ngoài (CN ở Lào, Chi nhánh ở Campuchia). Sacombank có trên 10.550 đại lý ở 311 ngân hàng của 81 quốc gia trên thế giới, điều này giúp cho các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và ngoại hối của Sacombank tiện ích hơn cho khách hàng. Với 366 điểm giao dịch (68 Chi nhánh/Sở Giao Dịch, 295 Phòng giao dịch và 01 Chi nhánh tại Lào, 01 Chi nhánh và 01 PGD tại Campuchia). Đây là một lợi thế cho Sacombank trong việc mở rộng và phát triển thị trường, tiếp cận khách hàng mới và triển khai các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ trên phạm vi cả nước.

Sacombank luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ và tiện ích mà Sacombank đã mang lại. Sacombank luôn biết kết hợp thế mạnh về mạng lưới hoạt động và công nghệ ngân hàng hiện đại bằng sự liên doanh, liên kết và tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các định chế tài chính nước ngoài như Dragon Financial Holdings Ltd và Ngân hàng ANZ đồng thời phát huy tối đa nội lực của mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đủ sức đương đầu với những thách thức và các đối thủ nước ngoài trong tiến trình hội nhập.

Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Hội đồng quản trị và Ban điều hành là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị tài chính – ngân hàng, có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố kinh nghiệm kinh doanh với kỹ năng quản lý ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế. Hiện nay số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học là 4.833 người chiếm 57,85% tổng số nhân viên. Trong đó có 2 nhân sự cao cấp từ Công ty Tài chính Quốc tế IFC và Ngân hàng ANZ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Đội ngũ nhân sự trẻ, được đào tạo bài bản, giàu nhiệt huyết và gắn bó với sự phát triển của Sacombank, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn tốt, có thái độ phục vụ khách hàng tận tâm, nhiệt tình, chuyên nghiệp.

Sacombank rất giàu kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, tín dụng thương mại quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý quỹ, môi giới tiền tệ, quản lý rủi ro.

Các giải thưởng đạt được: “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2009 – 2011”, “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2009”, “Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam 2010 – 2011”,….do các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn như: Global Finance, The Asset, The Asian Banker, Tổ chức thẻ quốc tế Visa….

Khó khăn của Sacombank: Kết quả chưa đạt được như kỳ vọng và đây là những bất cập còn tồn tại trong quá trình phát triển giai đoạn qua. Sacombank đã nhận thức, đây chính là những thách thức mà các đơn vị trong toàn hệ thống phải ra sức nỗ lực vượt qua nhằm đạt được những thành quả trọn vẹn hơn trong giai đoạn phát triển sắp tới.

Sự chuẩn bị các yếu tố về hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực chưa theo kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng, mạng lưới ngân hàng chưa phủ rộng khắp tất cả các tỉnh thành trong cả nước.

Sản phẩm dịch vụ chưa xuất phát từ nhu cầu cũng như chưa mang tính đột phá để hướng dẫn nhu cầu từ khách hàng. Công tác nghiên cứu thị trường và

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)