Theo dõi và đánh giá

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần dược phẩm trung ương i (Trang 87)

+Trong thời gian đầu triển khai chiến lược và áp dụng BSC để đo lườngthành quả hoạt động, những hành vi bất thường có thể xảy ra. Có thể những thước đo bị hiểu sai hoặc việc truyền đạt thông tin đến toàn thể CBCNV không chính xác vì phải thông qua nhiều cấp hoặc báo cáo không phù hợp, các thước đo chưa đánh giá đúng mục tiêu. Vì vậy bộ phận BSC và ban giám đốc phải luôn theo sát, nắm bắt tình hình thực hiện BSC để kịp thời xem xét, điều chỉnh các nội dung chưa phù hợp. Công tác kiểm tra, đánh giá phải thực hiện liên tục và nghiêm túc.

+Vào cuối mỗi kỳ, năm, Ban giám đốc cần có buổi tổng kết đánh giá quá trình triển khai chiến lược và thực hiện BSC trước toàn thể CBCNV để thấy được những bước tiến của công ty trên con đường thực hiện chiến lược, tuyên dương các CBCNV đã tích cực tham gia thực hiện tốt chiến lược đồng thời rút kinh nghiệm để tiếp tục triển khai tốt hơn cho những năm sau.

+Phương pháp đơn giản nhất để liên kết kết quả của Thẻ điểm cân bằng với phần thưởng là sử dụng Thẻ điểm tổ chức cấp cao nhất như là phong vũ biểu của sự thành công và là trọng tài cho việc khen thưởng. Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của chương trình mà sự phân bổ các phần thưởng này có thể diễn ra hàng tháng, hàng quý, hai quý hoặc hàng năm.

79

Bảng 3.10: Bảng kế hoạch khen thưởng

Viễn cảnh Tiêu chí Thước đo Mục tiêu Thưởng

Tài chính

Tăng trưởng doanh thu Tốc độ tăng doanh thu của

công ty Tăng 20% 2%

Tăng trưởng lợi nhuận Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận Tăng 20% 2% Tối đa hóa sử dụng tài

sản hiện có Vòng quay tồn kho 3 0,2%

Khách hàng

Tăng trưởng số lượng khách hàng tổ chức và cá nhân

Số lượng khách hàng là tổ

chức mới Tăng 10% 0,2%

Tăng trường doanh thu, sản lượng của sản phẩm bán lẻ

Tăng 20% doanh thu bán lẻ và

30% sản lượng bán lẻ 1%

Khả năng phát triển sản phẩm

Số lượng sản phẩm phát triển hàng năm

Mỗi năm sản xuất 30 sản phẩm mới, trong đó 5 sản phẩm biệt dược, 20 sản phẩm đông dược, 1 sản phẩm trà thảo dược, 4 sản phẩm chức năng

0,5%

Tăng cường quan hệ khách hàng

Tăng trưởng số lượng hội viên câu lạc bộ khách hàng

Tăng 10% số lượng thành viên

80

Số lượng góp ý liên quan đến thái độ phục vụ của nhân viên chứng từ

Giảm 50% 0,5%

Nâng cao hình ảnh và danh tiếng công ty

Chi phí quảng cáo sản phẩm Tăng 10% 0,1%

Số lượng giải thưởng quốc gia Mỗi năm 1 đề tài cấp ngành về

sản phẩm dược 0,5%

Quy trình nội bộ

Khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển

Nhân sự phòng Nghiên cứu & Phát triển

Tuyển thêm 5 nhân sự phòng Nghiên cứu và phát triển để có 35 nhân sự cho việc nghiên cứu sản phẩm mới

0,1%

Khoản đầu tư thiết bị cho nghiên cứu và phát triển

Đầu tư 200 triệu để thay thế và

mua mới máy móc thiết bị 0,1%

Giao hàng kịp thời Thời gian giao hàng chậm nhất 24h 0,5%

Số lần giao hàng đúng hạn 100% 0,5%

Tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động của công ty

Tỷ lệ sản phẩm hỏng Tối đa 0,1% 1%

Tìm kiếm phát triển mối

81 cấp để giảm chi phí đầu

vào

Học hỏi & Phát triển

Thỏa mãn nhân viên Đo mức độ hài lòng của nhân viên qua phiếu khảo sát

Mức độ hài lòng từ 18 điểm trở

lên 0,5%

Giữ chân nhân viên Số vòng quay của nhân viên >=1 0,1%

Tăng năng suất, phát triển kỹ năng nhân viên

Đo lường năng suất nhân viên bằng cách lấy tổng doanh thu chi cho từng nhân viên

Tăng 15% lên mức 998,6

triệu/nhân viên/năm 0,1%

Tỷ lệ phần trăm nhân viên tham gia xây dựng công ty

50% nhân viên tham gia xây

dựng công ty. 0,1%

Chi phí đào tạo trên tổng số

nhân viên Tăng 10% 0,1%

Phát triển hệ thống thông tin

Tỷ lệ phần trăm các hoạt động

đào tạo có bài giảng trực tuyến Đạt 100% 0,1%

82 3.8. Các giải pháp cho doanh nghiệp 3.8.1.Tổ chức các chương trình đào tạo

Công ty cần tổ chức các chương trình đào tạo, hướng dẫn cho toàn thể cán bộ nhân viên Công ty cũng như các đơn vị thành viên về Thẻ điểm cân bằng để giúp họ thực sự thấu hiểu về Thẻ điểm cân bằng.

Cở sở của biện pháp.

- Thẻ điểm cân bằng (BSC) là 1 mô hình mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chính vì thế mà kiến thức về nó vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, thêm vào đó thì kiến thức về mô hình này rất rộng. Nên thực sự việc để nắm bắt và hiểu trọn vẹn về nó gặp rất nhiều khó khăn.

- Công ty CP Dược phẩm Trung Ương I có hơn 600 cán bộ, để tất cả những lãnh đạo đơn vị và nhân viên này nắm bắt và hiểu trọn vẹn kiến thức về thẻ điểm cân bằng để áp dụng là việc rất khó. Rất nhiều cán bộ nhân viên vẫn còn gặp rất nhiều lúng túng trong quá trình áp dụng thẻ điểm. Vì thế mà việc tạo thêm nhiều cơ hội để học hỏi đối với các nhân viên là việc hết sức cần thiết.

Nội dung của biện pháp.

- Mời các chuyên gia Thẻ điểm cân bằng về giảng dạy cho tất cả các nhân viên trong Công ty đặc biệt là các nhân viên chủ chốt, nhân viên liên quan đến việc thực hiện thẻ điểm.

- Tập đoàn thành lập thư viện về BSC, với mục đích cung câp những tài liệu, sách báo và những thông tin kiến thức liên quan về Thẻ điểm, đảm bảo cho các nhân viên có nguồn tài liệu đầy đủ để tham khảo khi cần.

- Khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau về các kiến thức liên quan đến Thẻ điểm trong các cán bộ nhân viên Tập đoàn.

3.8.2. Giám sát việc báo cáo các chỉ tiêu trên Thẻ Điểm theo tần suất đã quy định một cách nghiêm túc

Cở sở của biện pháp.

- Để áp dụng thành công Thẻ điểm cân bằng vào công ty thì khâu báo cáo kết quả thẻ điểm để duy trì nó là một khâu hết sức quan trọng, đây là khâu cung cấp

83

cho Ban Lãnh Đạo dữ liệu để biết được liệu những chỉ tiêu được đánh giá là quan trọng đối với sự thành công của công ty trên thẻ điểm đang được thực hiện như thế nào trên thực tế.

- Thế nhưng hiện nay thì việc báo cáo các chỉ tiêu trên thẻ điểm ở Tập đoàn đang gặp rất nhiều chậm trễ, các số liệu gửi không đúng hạn quy định, nhân viên thống kê tập đoàn không thể tổng kết dữ liệu đúng hạn trình lên lãnh đạo để tiến hành các cuộc họp hàng quý và nó cũng kéo theo việc theo dõi các kết quả thẻ điểm chưa được tốt.

Nội dung của biện pháp.

- Có cơ chế chính sách rõ ràng quy định ngay từ đầu về thời gian báo cáo kết quả của các chỉ tiêu trên thẻ điểm gửi đến các cán bộ nhân viên có liên quan kèm theo nó là các chính sách xử phạt nếu có sự chậm trễ xảy ra.

3.8.3. Đầu tư phần mềm theo dõi các chỉ tiêu KPI Cở sở của biện pháp.

- Mục tiêu xây dựng BSC là kiểm soát quá trình thực thi chiến lược từng ngày từng giờ…nhằm đưa ra các điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện. Nếu để đến ra kết quả cuối cùng thì không kiểm soát được nên có 1 công cụ để theo dõi (phần mềm) để kiểm soát và đưa ra cảnh báo trong quá trình thực hiện BSC là rất cần thiết.

- Chuẩn hóa quá trình báo cáo kết hợp với phần mềm theo dõi thực hiện BSC sẽ cho nhà lãnh đạo biết được quá trình thực hiện BSC như thế nào, cái nào đạt được cái nào chưa đạt được từ đó nhà lãnh đạo sẽ đưa ra các hành động kịp thời.

Nội dung của biện pháp.

- Ở Việt Nam sự áp dụng BSC chưa được rộng rãi, phần mềm theo dõi BSC chưa được phổ biến, các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện theo dõi qua Excel. Theo dõi theo Excel cũng cho kết quả nhưng chưa mang tính kịp thời và kết quả như mong muốn.

- Trên thế giới hiện nay có phần mềm BSC designer là phần mềm được nhiều nước áp dụng. Công ty nên tính đến biện pháp sử dụng phần mềm này.

84 3.9.Những kiến nghị đề xuất lên Nhà nước

Ngành Dược là mội ngành quan trọng hàng đầu trong chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà Nước. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua thị trường này chưa được kiểm soát chặt chẽ. Sự xâm nhập của thuốc ngoại có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp dược trong nước.

Bên cạnh đó tình trạng nhập lậu và thuốc giả, thuốc kém chất lượng và không rõ nguồn gốc hoành hành làm phức tạp thị trường thuốc trong nước.Trong khi đó Cục quản lý dược Bộ y tế và Cục quản lý thị trường chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng này.Trước thực tế trên em xin đưa ra một số kiến nghị để ổn định thị trường này, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giúp Công ty tìm ra được hướng đi cho mình.

Kiến nghị 1: Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý đối với các sản phẩm Dược

Nhà nước nên định hướng sự phát triển của kinh tế Dược thông qua chiến lược phát triển ngành của Bộ Y Tế. Định hướng kinh doanh cho các doanh nghiệp thông qua việc dùng danh sách đặt hàng cho các doanh nghiệp.

Hoàn chỉnh và thực thi quy chế pháp luật về sản xuất kinh doanh mặt hàng dược phẩm một cách nghiêm túc, tạo mặt bằng pháp lý cho các thành phần kinh tế hoạt động một cách bình đẳng với nhau.

Tổ chức lại và đầu tư cho hệ thống kiểm tra, kiểm soát về sản phẩm Dược để trên thị trường có các sản phẩm dược đảm bảo chất lượng.

Tăng cường quản lý việc nhập khẩu nguyên vật liệu và các sản phẩm thuốc theo hai hướng: ngăn chặn tình hình nhập khẩu các loại thuốc kém chát lượng hạn chế nhập khẩu các loại thuốc mà trong nước đã sản xuất được khuyến khích việc tiêu dùng các sản phẩm trong nước.Đồng thời có các chính sách hợp lý để bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng trong nước.

Kiến nghị 2: Xây dựng chính sách về giá thuốc hợp lý Hiện nay có các kiểu chính sách giá như sau:

85

Xây dựng chính sách giá theo kiểu cứng: Nhà nước can thiệp sâu vào các khâu kinh doanh, qui định giá thành, tỷ lệ lãi, giá bán buôn, bán lẻ, kiểm tra giá nhập khẩu như thời kế hoạch tập trung trước đây.

Thả nổi theo thị trường : Nhà nước chỉ để ra các chính sách vĩ mô như: cho phép đăng ký kinh doanh, đăng ký thuốc, cho nhập khẩu song song. Các doanh nghiệp điều chỉnh giá, có thể lãi nhiều, có thể lỗ lớn.

Các chính sách dung hoà: Nhà nước chỉ đạo và can thiệp có mức độ đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất-lưu thông.

Xu hướng hiện nay ở các nước đang phát triển và các nước XHCN cũ người ta chọn phương án 3. Theo hướng này, các nhà sản xuất lưu thông có quyến tự do đề ra chiến lược kinh doanh và giá cả, song nhà nước điều chỉnh bằng nhiều biện pháp.

Những chính sách cấp không hoặc trợ cước vận chuyển thuốc cho đồng bào miền núi, chính sách bảohiểm y tế,...Cũng nằm trong chính sách giá.

Kiến nghị 3: Nhà nước nên hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng dược phẩm về vốn, máy móc thiết bị, đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực.

Nhà nước nên dùng ngân sách hoặc vốn cho vay ưu đãi để hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp Dược trong nước mở rộng sản xuất trong nước nhằm khai thác tiềm năng về sức lao động và tài nguyên thiên nhiên ở nứơc ta. Bên cạnh đó hạn chế nhập khẩu các hàng hóa đã sản xuất được trong nước để khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm sản xuắt trong nước.

Nhà nước dùng ngân sách để hỗ trợ đầu tư trang thiết bị tiên tiến, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền công nghiệp Dược. Vì như tình trạng hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất thuốc trình độ công nghệ lạc hậu chiếm 81,8%, do đó Nhà nước cần phải đằu tư thêm vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đổi mới máy móc thiết bị, có đủ vốn lưu động để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước.

Nhà Nước nên đầu tư cho đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là việc làm hết sức cần thiết vì tình trạng thiếu lao động có chuyên môn về ngành Dược sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ. Do đó, Nhà

86

nước cần có chính sách đào tạo hay bổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Nhà nước nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua việc đầu tư, khuyên khích công tác nghiên cứu và chế tạo ra những sản phẩm thuốc mới đáp ứng nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân.

87 KẾT LUẬN

Bất cứ một tổ chức hay một cá nhân nào, để thành công trong công việc đều phải xây dựng cho mình một chiến lược phù hợp. Một chiến lược tốt là nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp.

Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương I với lịch sử hơn 50 năm hình thành và phát triển đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước.Trong suốt những năm qua công ty luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao, khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường hiện nay công ty cũng đã gặp không ít khó khăn trong cạnh tranh mà nguyên nhân rất lớn là do công ty chưa hoàn thiện được một chiến lược kinh doanh có chiều sâu và có tính dài hạn để quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh.

Mỗi một giai đoạn, mỗi một thời kỳ sẽtạo cho doanh nghiệp những cơ hội và thách thức khác nhau. Do vậy chiến lược của công ty là mục tiêu mà doanh nghiệp luôn theo đuổi và luôn có những sự điều chỉnh phù hợp và tối ưu nhất để đem lại lợi thế và hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược phát triển cho một doanh nghiệp là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi trí tuệ và năng lực cao của người lập chiến lược.Với kiến thức tiếp thu được từ khóa học cùng với những kinh nghiệm tích lũy được từ tực tiễn, nội dung luận văn này có thể là một gợi mở ban đầu cho việc xây dựng một chiến lược thật hoàn chỉnh cho công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương I giai đoạn 2014-2020, góp phần đem đến thành công cho doanh nghiệp.

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Michael E. Porter (2010), Chiến lược cạnh tranh, Sách dịch, Nhà xuất bản Trẻ.

2. TS. Bùi Văn Danh (2010), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Phương Đông.

3. Trần Phương, Thu Hiền (2009), Balanced Scorecard Thẻ Điểm Cân Bằng, Sách dịch, Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM.

4.Lý Nguyễn Thu Ngọc (2009), Vận Dụng Bảng Cân Bằng Điểm Trong Đánh Giá Thành Quả Hoạt Động Tại Trường Cao Đẳng Sự Phạm Trung Ương Thành Phố Hồ Chí Minh.

5.Trần Văn Tùng (2008), Vận Dụng Phương Pháp Thẻ Điểm Cân Bằng Nhằm Năng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chiến Lược TẠi Các Doanh Nghiệp Ở Việt Nam, Trường Đại Học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh.

6.Đoàn Đình Hùng Cường (2008), Xây Dựng Phương Pháp Đánh Giá Balanced Scorecard Tại Công Ty B.S Việt Nam Footwear.

7. TS. Phan Đức Dũng (2010), Phân tích tài chính doanh nghiệp. Tiếng Anh

8.RobertS.Kaplan,AnthonyA.Atkinson (2010),AdvancedManagement Accounting, Third Edition.

9. Bruce Greenwald, Judo Kann (2010), Competition Demystified. Tài liệu khác và internet

10. http://wikipedia.com 11. http://www.businesspro.vn 12. www://VietMarine.Net 13. www://tamnhin.Net

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần dược phẩm trung ương i (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)