Các chính sách quy chế của nhà nước cũng ảnh hưởng tới việc hoạch định chiến lược kinh doanh của các công ty dược. Hiện nay, trên cơ sở các quy định của pháp luật, Bộ Y Tế chưa cho phép thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối, xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh cho con người vào Việt Nam mà chỉ cho nhập thuốc, điều này tạo ra rất nhiều cơ hội cho Công ty bởi vì đối với thuốc nhập ngoại Công ty chưa có khả năng cạnh tranh thì sản phẩm thuốc được sản xuất từ các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam với chất lượng cao hơn, giá rẻ hơn do các xí nghiệp này tận dụng được ưu thế của mình như khai thác nhân công rẻ hơn là cho Công ty gặp nhiều bất lợi trong cạnh tranh.
Chính phủ cũng chủ trương gia tăng thị phần thuốc nội địa. Gía trị thuốc sản xuất trong nước hiện chỉ chiếm khoảng 50% tổng chi tiêu toàn thị trường. Có thể coi đây là cơ hội với các công ty dược trong nước khi chính phí chủ trương gia tăng thị phần thuốc nội địa lên mức 70% trong năm 2015 và 80% trong năm 2020.
Gần đây nhà nước ra quy chế nhãn thuốc buộc các doanh nghiệp sản xuất thuốc phải ghi đầy đủ nội dung theo yêu cầu lên nhãn thuốc. Quy chế này giúp cho nhà nước dễ quản lý đối với sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người đồng thời buộc các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hơn đối với sản phẩm của mình. Doanh nghiệp nào làm tốt điều này thì doanh nghiệp đó càng khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm, vị trí của mình trên thị trường.
33
Hiện nay Việt Nam là một trong những thành viên của ASEAN và APEC lại có vị trí địa lý thuận lợi đang thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế theo hai hướng thị trường và tăng cường mở rộng hội nhập quốc tế. Do đó Công ty có xu hướng xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng có những dọa xuất phát từ môi trường kinh tế quốc dân:
Khi Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế cụ thể như tham gia ASEAN, APEC, AFTA,... và sắp tới là gia nhập TPP, việc tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty ngày càng khó khăn hơn khi có sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài vốn có kinh nghiệm tiềm lực tài chính hơn hẳn. Bên cạnh đó, Công ty phải tìm cách thích hợp với các luật lệ quốc tế về thuốc cũng như các hợp đồng thương mại nếu Công ty muốn mở rộng thì trường của mình ra nước ngoài, muốn nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Nhà nước chưa có chính sách bảo hộ tích cực và triệt để đối với các sản phẩm được sản xuất trong nước.Chưa có luật chống hàng giả, chống phá giá, chống độc quyền nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.
Xu thế hội nhập của Việt Nam sẽ tạo điều kiện cơ hội xuất khẩu tốt cho các doanh nghiệp phát triển mạnh nhưng nó cũng là mối đe doạ lớn với các doanh nghiệp sản xuất mà sức cạnh tranh yếu.